Trà Cú: Kết quả 15 năm thực hiện đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
Quán triệt Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư về “đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, và Kế hoạch số 33-KH/TU, ngày 18/5/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư. Huyện ủy Trà Cú cụ thể hóa kế hoạch và triển khai, chỉ đạo các ngành, các cấp đưa ứng dụng khoa học - công nghệ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, lồng ghép nội dung ứng dụng công nghệ sinh học vào các quy hoạch, Đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011 – 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới... Qua thời gian đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học, Trà Cú đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực:
Mô hình nuôi tôm có sử dụng các chế phẩm sinh học.

Mô hình trồng rau an toàn có sử dụng hệ thống tưới bán tự động ở An Quảng Hữu.

Về lĩnh vực nông nghiệp: Huyện Trà Cú tổ chức khảo nghiệm, chọn lọc những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với từng sản xuất; đồng thời, chuyển đổi 18.062 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp giống, bưởi da xanh, thanh long, cam xoàn…; góp phần tăng hệ số sử dụng đất lên 4,9 lần và giá trị sản xuất đạt 200 triệu đồng/ha/năm (tăng 50,6 triệu đồng so năm 2005). Đưa các giống cây màu cao sản và sản xuất như: đậu phộng, bắp lai, nấm rơm, nấm bào ngư và cây công nghiệp khác.  Triển khai mô hình trồng thử nghiệm khoai lang tím Nhật, củ kiệu, củ hành tím đạt được kết quả bước đầu. Thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên diện rộng; áp dụng công nghệ sinh học cấy nấm sản xuất sạch, ômêta diệt trừ rầy nâu trên lúa, thí điểm mô hình công nghệ sinh thái trên 76 ha ruộng lúa. Ứng dụng các chế phẩm sinh học để ủ, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp như: Rơm, rạ, thân bắp… làm thức ăn cho gia súc; đồng thời, ứng dụng các chế phẩm men vi sinh trong hỗ trợ, kích thích tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thu thức ăn, giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi.

 

Phát triển hình thành các vùng chuyên canh nuôi tôm sú, cá lóc; sử dụng phân bón hữu cơ Hadavice, Biof Hudavice…và các chế phẩm sinh học EM, Libbac, BRF2… trong nuôi thủy sản; áp dụng phương pháp vi sinh sử dụng chế phẩm sinh học Premium Clean 24H, Aqua No.1, Biophor… trong xử lý nước và nền đáy ao, giúp hấp thu các chất độc, phục hồi hệ sinh vật có lợi, tăng hiệu quả sản xuất và tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.Về lĩnh vực nông nghiệp: Huyện Trà Cú tổ chức khảo nghiệm, chọn lọc những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với từng sản xuất; đồng thời, chuyển đổi 18.062 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp giống, bưởi da xanh, thanh long, cam xoàn…; góp phần tăng hệ số sử dụng đất lên 4,9 lần và giá trị sản xuất đạt 200 triệu đồng/ha/năm (tăng 50,6 triệu đồng so năm 2005). Đưa các giống cây màu cao sản và sản xuất như: đậu phộng, bắp lai, nấm rơm, nấm bào ngư và cây công nghiệp khác.  Triển khai mô hình trồng thử nghiệm khoai lang tím Nhật, củ kiệu, củ hành tím đạt được kết quả bước đầu. Thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên diện rộng; áp dụng công nghệ sinh học cấy nấm sản xuất sạch, ômêta diệt trừ rầy nâu trên lúa, thí điểm mô hình công nghệ sinh thái trên 76 ha ruộng lúa. Ứng dụng các chế phẩm sinh học để ủ, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp như: Rơm, rạ, thân bắp… làm thức ăn cho gia súc; đồng thời, ứng dụng các chế phẩm men vi sinh trong hỗ trợ, kích thích tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thu thức ăn, giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi.

 

Về Y – Dược: Đã triển khai sử dụng hiệu quả 17 loại vaccine, trong đó có 09 loại vaccine sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng phòng, chống bệnh trẻ em: bệnh bại liệt, uốn ván trẻ sơ sinh, rubella, quai bị, viêm gan siêu vi…Sử dụng các men vi khuẩn sống trong điều trị loạn khuẩn đường ruột. Ứng dụng phản ứng gắn kết men trong chẩn đoán một số bệnh vi rút: viêm gan siêu vi B, HIV. Ứng dụng các KIT chẩn đoán và thiết bị sinh hóa máu phục vụ chẩn đoán bệnh kịp thời.

 

Về Môi trường: Thực hiện triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ, các chế phẩm sinh học trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là trong xử lý ô nhiễm rác thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải chăn nuôi. Đưa vào sử dụng bãi rác tập trung của huyện và triển khai thực hiện phương án thu gom; đồng thời, nuôi cấy thành công và đẩy mạnh ứng dụng các chủng vi sinh vật có lợi nhằm ức chế các vi sinh vật gây bệnh, khử mùi hôi, côn trùng, ruồi muỗi và đẩy nhanh tốc độ phân hủy rác, chế biến rác thải thành phân bón hữu cơ, góp phần khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Vận động nhân dân sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý môi trường trong chăn nuôi; huyện  hiện có 21,5% hộ chăn nuôi và 87% hộ nuôi thủy sản ứng dụng các chế phẩm sinh học Balasa NO1, EM Tech - Green, EM Tech - BKS, Basiluc, lactopia, HT Bio, Neo - Polimic… trong xử lý môi trường nuôi. Chỉ đạo thí điểm 16 mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng đệm lót sinh học; đầu tư xây dựng mới 358 công trình khí sinh học (biogas), nâng số hộ chăn nuôi có công trình sinh học đạt 32%, góp phần tận dụng chất thải chăn nuôi làm khí đốt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học được triển khai thực hiện tốt; thời gian qua, đã phối hợp triển khai thực hiện 11 đề tài nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học như: Đề tài khảo nghiệm, chọn lọc và nhân thuần các giống lúa, màu và cây công nghiệp có năng suất, giá trị kinh tế cao; sản xuất thử nghiệm củ kiệu giống (Alliumchinense) trên đất giồng cát có sử dụng hệ thống tưới nước bán tự động; nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và sản xuất giống cá lóc; nghiên cứu sản xuất giống tôm sú chất lượng cao…

Qua 15 năm triển khai phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất đã tạo tạo bước đột phá và trở thành nhu cầu cần thiết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Mang đến nhiều cơ hội và nâng cao khả năng lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất của người nông dân, góp phần tăng năng suất, chất lượng, đa dạng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh hàng hóa trên thị trường. Việc triển khai các tài nghiên cứu khoa học đã góp phần nâng cao hiểu biết về tiềm năng của địa phương, làm cơ sở để xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp, mở ra nhiều hướng phát triển mới cho từng lĩnh vực. Công nghệ sinh học vào sản xuất ngày càng được ứng dụng rộng rãi; toàn huyện hiện có 73% diện tích lúa sử dụng giống cấp xác nhận thuộc nhóm giống chất lượng cao, 94% diện tích trồng màu sử dụng giống mới, 100% đàn heo, trên 90% đàn bò sử dụng giống lai, 25% diện tích nuôi thủy sản (12% diện tích tôm sú) áp dụng biện pháp nuôi thâm canh, bán thâm canh và trên 85% hộ nuôi thủy sản ứng dụng các chế phẩm sinh học. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ sinh học đã giúp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoàn thiện các quy trình công nghệ, cải tiến, mở rộng và đổi mới công nghệ sản xuất, góp phần giảm thiểu chi phí đầu vào tăng lợi nhuận, tính cạnh và hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Trong những năm tới, với xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay cùng với những tác động của biến đổi khí hậu, hạn, mặn, môi trường bị ô nhiễm…thì việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng nền kinh tế - xã hội huyện nhà phát triển nhanh và bền vững.

                                                                     Bài, ảnh: Lâm Tú

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 47
  • Hôm nay: 5655
  • Trong tuần: 46 202
  • Tất cả: 6278717
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TRÀ CÚ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Trà Cú, Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Điện thoại: 0294.3874070 - Fax: 0294.3874512 Email: bbtwebsite.tracu@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử huyện Trà Cú" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang