No title... No title... No title... No title... No title... No title...

1. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại

5.1

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

- Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật TNBTCNN năm 2017;

- Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

5.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

a. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm: Văn bản yêu cầu bồi thường; Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại; Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

x

 

 

b. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây: Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại; Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền; Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017 là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017 là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.

x

x

5.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

5.4

Thời gian xử lý

 

- Trong trường hợp người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ trực tiếp, cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật TNBTCNN năm 2017. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường phải bổ sung hồ sơ. Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự không tính vào thời hạn quy định tại khoản này.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 41 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (Luât TNBTCNN năm 2017), cơ quan giải quyết bồi thường phải thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường.

- Trường hợp, người yêu cầu bồi thường đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 41 của Luật TNBTCNN năm 2017, cơ quan giải quyết bồi thường tiến hành tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 44 TNBTCNN năm 2017. Cụ thể, thời hạn thực hiện tạm ứng kinh phí bồi thường được thực hiện như sau: (1) Ngay sau khi thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 44 TNBTCNN năm 2017 và đề xuất Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường việc tạm ứng kinh phí bồi thường và mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường; (2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, nếu còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc tạm ứng kinh phí và chi trả cho người yêu cầu bồi thường. Trường hợp không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền tạm ứng kinh phí để chi trả cho người yêu cầu bồi thường. Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường quyết định mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường nhưng không dưới 50% giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 44 TNBTCNN năm 2017.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 20 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ. Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 10 ngày. Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.

- Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng. Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng. Biên bản phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Luật TNBTCNN năm 2017. Cơ quan giải quyết bồi thường phải gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

5.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện

5.6

Phí/Lệ phí

Không

5.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Nộp hồ sơ: TCCN chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nọp taị bộ phận TN&TKQ của UBND huyện

TCCN

Khi có nhu cầu

Theo mục 5.2

B2

Xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ: Bộ phận TN&TKQ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác theo quy định: Hướng dẫn TCCN bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo mẫu số 02 (Nếu hồ sơ gửi qua hệ thống, trong 02 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải có thông báo bằng văn bản về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ)

- Nếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ: Có thông báo nêu rõ lý do theo mẫu số 03

- Nếu hồ sơ đầy dủ, chính xác theo quy định: Tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 01, vào sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 06, lập phiếu kiểm soát theo mẫu số 05 và luân chuyển đến công chức chuyên môn

BP

TN&TKQ

Tiếp nhận và xử lý ngay khi nhận hồ sơ. Nếu nhận qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ

Mẫu số 01, 02, 03, 05, 06 (Thông tư 01/2018/TT-VPCP)

B3

 

Thông báo thụ lý hồ sơ: Công chức chuyên môn báo cáo lãnh đạo và tiến hành thụ lý hồ sơ

 

Phân công thụ lý hồ sơ: Lãnh đạo Phòng phân công, cử cán bộ thụ lý

Công chức thụ lý hồ sơ

04 ngày

 

Hồ sơ

Thông báo thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Phòng

Hồ sơ

Văn bản liên quan

B4

Tạm ứng kinh phí:

Trường hợp người yêu cầu bồi thường yêu cầu tạm ứng kinh phí bồi thường theo quy định, cán bộ thụ lý làm đề xuất trình lãnh đạo Phòng có ý kiến đến UBND huyện ký tạm ứng bồi thường

- Nếu còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, thì cấp tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường

- Nếu không còn đủ dự toán, thì lãnh đạo UBND huyện có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền tạm ứng kinh phí chi trả cho người bồi thường. Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính có thẩm quyền phải cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường

Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng

 

 

Lãnh đạo UBND

 

 

Cơ quan tài chính có thẩm quyền

05 ngày nếu còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao hoặc 09 ngày trường hợp không đủ dự toán

Văn bản đề nghị

 

 

 

Đề xuất tạm ứng

B5

 

- Xác minh thiệt hại

- Hoàn thiện báo cáo xác minh thiệt hại

Chuyên viên thụ lý

15 ngày hoặc 30 ngày đối với trường hợp phức tạp

Biên bản xác minh

Báo cáo xác minh thiệt hại

B6

 

- Thương lượng bồi thường

- Kết thúc thời gian thương lượng.

- Tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ

Chuyên viên thụ lý

Lãnh đạo Phòng

10 ngày hoặc 15 ngày đối với trường hợp phức tạp

Biên bản làm việc

Biên bản kết quả thương lượng

B7

Tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ, dự thảo kết quả trình lãnh đạo Phòng xem xét trước khi trình Lãnh đạo UBND huyện ký duyệt

Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng

Hồ sơ trình

 

Dự thảo kết quả

B8

Xem xét hồ sơ, ký duyệt kết quả

Lãnh đạo UBND

Quyết định giải quyết bồi thường

B9

Tiếp nhận kết quả, chuyển hồ sơ cho bộ phận văn thư tiến hành đóng dấu, sao lưu hồ sơ, Chuyển kết quả về bộ phận TN&TKQ

Lưu trữ hồ sơ theo quy định

Công chức thụ lý

½ ngày

Kết quả

Mẫu số 06 (Thông tư 01/2018/TT-VPCP)

B10

Trả kết quả cho công dân theo quy định

Bộ phận TN&TKQ

Theo phiếu hẹn

5.8

Cơ sở pháp lý

 

- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 10/2017/QH14 ngày 20/6/2017 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018);

- Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017).

- Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/05/2018 của Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018).

- Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.