1.Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đúng và đủ theo quy định.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

- Bước 3: Tổ tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận hồ sơ và ra phiếu hẹn đối với trường hợp trả kết quả qua ngày hôm sau.

- Bước 4: Nhận kết quả tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

* Lưu ý:

+ Khi đến nhận kết quả thì người nhận phải mang theo và trả lại giấy hẹn trả kết quả (nếu có).

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

Cách thức thực hiện

- Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Chi nhánh thuộc Trung tâm;

- Trực tiếp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bên ngoài trụ sở);

- Qua thư tín hoặc bằng các hình thức khác.

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

- Giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có);

Trong trường hợp thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì phải cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời  hạn giải quyết

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

 

Đối tượng thực hiện TTHC

cá nhân được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

 

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi nhánh của Trung tâm.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh của Trung tâm.

 

Kết quả thực hiện TTHC

Vụ việc được thụ lý ngay.

 

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp).

 

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Phải thuộc diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

- Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;

- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008; Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008, Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010.