1. Thủ tục đề nghị công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong địa bàn cấp huyện.

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Nội vụ cấp huyện.

- Bước 3: Công chức Phòng Nội vụ cấp huyện tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân hoặc tổ chức bổ sung hồ sơ đẩy đủ theo quy định.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận hồ sơ, thẩm định và trình UBND cấp huyện quyết định.

- Bước 4: Cá nhân hoặc tổ chức nhận kết quả tại Phòng Nội vụ cấp huyện.

* Lưu ý:

+ Khi đến nhận kết quả thì người nhận phải mang theo giấy hẹn đối với trường hợp hồ sơ có giấy hẹn trả kết quả.

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ tại Phòng Nội vụ cấp huyện.

 

Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp.

- Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong Ban vận động thành lập Hội: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trú quán, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời  hạn giải quyết

30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp.

 

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân, tổ chức

 

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nội vụ cấp huyện.

 

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định hành chính

 

Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đề nghị công nhận Ban vận động thành lập hội.... (Mẫu 3- Thông tư số 03/2013/ TT-BNV, ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ).

 

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

- Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.

- Số thành viên trong Ban vận động thành lập hội có ít nhất ba thành viên

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Nghị định số 45/2010/ NĐ-CP, ngày 21/4/ 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

- Nghị  định số 33/2012/ NĐ-CP, ngày 13/4/ 2012 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CPngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy địnhvề tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

- Thông tư số 03/2013/TT-BNV, ngày 16/4/ 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/ NĐ-CP, ngày 21/4/ 2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.

- Thông tư liên tịch số 209/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước.

- Thông tư số 18/2013/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.