4. Đăng ký hoạt động Thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến dưới 1.000 bản

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Người đứng tên thành lập Thư viện, nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã, nơi thư viện đặt trụ sở.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND xã có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Thư viện. Trong trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

 

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ

(1) Đơn đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);

(2) Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);

(3) Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

(4) Nội quy thư viện.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời  hạn giải quyết

02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân, tổ chức.

 

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban Nhân dân cấp xã.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban Nhân dân cấp xã.

 

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

 

Phí, lệ phí

Theo quy định.

 

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);

- Bảng kê danh mục các tài liệu hiện có trong thư viện (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

(1) Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

(2) Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.

(3) Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.

(4) Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:

a) Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.

b) Người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư viện;

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Có hiệu lực từ ngày 01/4/2001.

- Nghị định của Chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 06/8/2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thư viện. Có hiệu lực từ ngày 21/8/2002.

- Nghị định của Chính phủ số 02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Có hiệu lực từ ngày 08/3/2009.

- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các Quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.