BÁO CÁO Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2023 của huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

 

CV%201731.pdf

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện

1.1. Về điều kiện tự nhiên:

Trà Cú là huyện có tổng diện tích tự nhiên 317,53 km2, phía Bắc giáp huyện Tiểu Cần và huyện Châu Thành, phía Đông giáp huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải, phía nam giáp huyện Duyên Hải, phía Tây giáp Sông Hậu. Huyện cách trung tâm tỉnh Trà Vinh 34km về hướng Tây Nam. Toàn huyện có 15 xã[1], 02 thị trấn[2], 124 ấp, khóm. Đất nông nghiệp 26.283,50 hécta, đất phi nông nghiệp 5.469,29 hécta.

Toàn huyện có 43.369 hộ với 147.419 nhân khẩu (trong đó có 26.857 hộ đồng bào dân tộc khmer chiếm 61,93%); hiện huyện có 398 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,92% so với tổng số hộ dân cư trên địa bàn huyện, có 924 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,13% so với tổng số hộ dân cư.

Hệ thống giao thông đã được nhựa hóa và bê tông hóa với tổng chiều dài 778,16km đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Trong đó: Quốc lộ 53 dài 24,5km đi qua các xã Đại An, Hàm Giang, Thanh Sơn, Thị trấn Trà Cú, Ngãi Xuyên và Tập Sơn; Quốc lộ 54 dài 22km chạy dài từ Phước Hưng, Tập Sơn, Tân Sơn; Đường tỉnh 911 dài 7,8km đi ngang các xã Phước Hưng, Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên; Đường tỉnh 914 dài 1,7km đi qua xã Đại An và đường tỉnh 915 dài 21km đi qua các xã Đại An, Định An, Hàm Tân, Kim Sơn, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu.

Hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất vừa đảm bảo lưu thông và giao thương hàng hóa. Trong đó có kênh trục 3/2 dài 16km đi qua các xã Phước Hưng, Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên và sông Hậu dài 20km từ Thị trấn Định An giáp huyện Duyên Hải đi qua các xã, thị trấn: Thị trấn Định An, Định An, Hàm Tân, Kim Sơn, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu.

1.2. Về Kinh tế - xã hội:

  Năm 2023, giá trị sản xuất toàn huyện được 13.953,73 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, so năm 2022 tăng 11,5%. Trong đó: Khu vực I: 5.659,69 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, khu vực II: 4.591,04 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, khu vực III: 3.703 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Khu vực I (nông nghiệp, thủy sản) chiếm 40,56%; khu vực II (công nghiệp và xây dựng) chiếm 32,9%; khu vực III (thương mại – dịch vụ) chiếm 26,54%.

* Lĩnh vực nông nghiệp:

- Trồng trọt, chăn nuôi: Chiếm thế mạnh của địa phương do đó huyện đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa, mía kém hiệu quả sang cây trồng vật nuôi phù hợp với từng tiểu vùng sản xuất. Áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cơ cấu lại mùa vụ, bố trí lại cây trồng vật nuôi phù hợp với từng mùa vụ, từng thời điểm thích hợp. Bình quân năng suất lúa đạt 5,8 tấn/ha , giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất nông nghiệp thủy sản đạt 266,46 triệu đồng/năm. Thực hiện tốt các chương trình để nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm; tăng cường phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả, tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có 1.981.126 con (trong đó gia súc 105.630 con, gia cầm 1.875.496 con).

- Thủy sản: Huyện chỉ đạo chuyển đổi đất sản xuất mía kém hiệu quả sang nuôi thủy sản đồng thời tập trung xây dựng vùng nuôi thủy sản tập trung ở các xã ven sông Hậu. Toàn huyện có diện tích 1.700 ha đất nuôi thủy sản có hơn 5.000 lượt hộ thả nuôi với sản lượng hàng năm 55.090 tấn bao gồm các đối tượng nuôi như: Tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm sú, cua biển, cá lóc, cá thác lác, ... Ngoài ra huyện còn có 188 tàu khai thác thủy hải sản biển. Trong đó có 88 tàu có công suất >90 CV, với sản lượng đánh bắt hàng năm đạt 28.450 tấn/năm. Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản hàng năm đạt 83.540 tấn/năm, từ đó góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

* Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

+ Trên địa bàn huyện hiện có 03 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang theo Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công nhận Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp Đại An, xã Đại An theo Quyết định số 2030/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công nhận Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đại An, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; Làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân theo Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công nhận Làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân có 01 nghệ nhân bà Ngô Thị Xuân (Ngô Thị Pho, Cô Hai Pho) được công nhận Nghệ nhân ưu tú theo Quyết định số 2533/QĐ-CTN ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các làng nghề trên địa bàn huyện đang được duy trì và sản xuất ổn định, tổng doanh thu đạt trên 30 tỷ đồng/năm. Hàng năm thu hút khoảng 2.956 lao động (trong đó lao động thường xuyên 2.125 lao động, lao động thời vụ 831 lao động). Thu nhập bình quân của các lao động từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề gồm các tỉnh: Bình Dương, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bến Tre, Sân bay Tân Sơn Nhất - thành phố Hồ Chí Minh (SASCO), thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; Khu du lịch Hòa Vĩnh – Bình Thuận, Phan Thiết, Khu du lịch Phước Lâm – Đồng Nai, Khu du lịch Bảy Nghiệp - Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Khu du lịch Mỹ An - tỉnh Đồng Tháp, Khu du lịch đầm Sen - thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Khu du lịch Cồn Khương – thành phố Cần Thơ, Khu du lịch Di tích quân đội – thành phố Cần Thơ, Khu du lịch Bình Hòa Phú – tỉnh Vĩnh Long và các nhà hàng, quán ăn theo nhu cầu của khách hàng. Huyện có 02 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao (bộ đồ dùng sinh hoạt nông thôn thu nhỏ và chiếu Cà Hom), 01 sản phẩm đạt OCOP 4 sao (bộ salon tre).

* Thương mại – dịch vụ

Năm 2023, tổng giá trị sản xuất được 3.703 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Trên địa bàn huyện hiện có 14 chợ đang hoạt động, đến nay đã thực hiện  việc chuyển đổi, giao cho doanh nghiệp (Hợp tác xã) quản lý 02 chợ (Đại An, thị trấn Trà Cú). Hệ thống chợ trong huyện từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn phát triển thương mại và dịch vụ, giao lưu hàng hóa với tổng kinh phí đầu tư 11,085 tỷ đồng. Đồng thời huyện đã thực hiện chỉ đạo sắp xếp, chỉnh trang chợ, cung ứng đầy đủ các loại hàng hóa, không để xảy ra tình trạng “sốt giá”, ngoài ra các siêu thị mi ni, bách hóa xanh và các cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh trên địa bàn đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân.

Hoàn thành đề án phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch sinh thái, văn hóa - lễ hội và du lịch cộng đồng để thu hút các nguồn lực đầu tư.

* Thu ngân sách

Năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 1.128.538 triệu đồng[3], trong đó: Thu theo dự toán: 60.000 triệu đồng, đạt 100 % so dự toán[4]; Các khoản thu không giao dự toán: 283.613 triệu đồng; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 784.925 triệu đồng. Hàng năm thu ngân sách nhà nước đều đạt và vượt chỉ tiêu, bình quân tăng thu hàng năm đạt 5%. Trong chi ngân sách đảm bảo tết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tăng chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp y tế và giáo dục đào tạo.

* Dân số, lao động và việc làm: Huyện có 43.369 hộ với 147.419 nhân khẩu (trong đó có 26.857 hộ đồng bào dân tộc Khmer chiếm 61,93% so tổng số hộ dân). Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 62,66 triệu đồng/người/năm (tăng 35,79 triệu đồng so năm 2016). Năm 2023 qua rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, huyện còn 1.011 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,33% (giảm 1,19 % so năm 2016) so với tổng số hộ dân cư trên địa bàn huyện (trong đó, có 613 hộ nghèo không có khả năng lao động), hộ cận nghèo còn 1.216 hộ, chiếm tỷ lệ 2,80% so với tổng số hộ dân cư trên địa bàn (trong đó, có 292 hộ cận nghèo không có khả năng lao động) và toàn huyện có 15/15 xã có tỷ lệ nghèo đa chiều dưới 4%, trong đó có 04 xã (Tập Sơn, Đại An, Ngọc Biên và Long Hiệp) có tỷ lệ nghèo đa chiều dưới 2,5%. Huyện có 109.946/118.143 người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động và có việc làm, đạt tỷ lệ 93,06%. Trong đó, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của toàn huyện đạt 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ, đạt 33,38%.

* Về Văn hóa, Giáo dục và Y tế:

- Văn hoá: Các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình, cộng đồng được bảo tồn và phát huy. Văn hóa, văn nghệ quần chúng trong đồng bào dân tộc được duy trì, phát triển góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động thể dục, thể thao có chuyển biến tích cực, tỷ lệ nhân dân tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên chiếm trên 34,7% dân số. Toàn huyện có 40.290/43.093 hộ gia đình văn hóa đạt 93,5% so với tổng số hộ đăng ký; có 120/124 ấp - khóm đạt chuẩn văn hóa đạt 96,7%; có 15/15 xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới theo Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 02 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh theo Quyết định 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

- Giáo dục: Quy mô trường, lớp được sắp xếp theo hướng tinh gọn. Huyện có 64 trường (17 trường Mẫu giáo, 27 trường Tiểu học, 14 trường Trung học cơ sở, 06 trường Trung học phổ thông (trường Dân tộc nội trú THCS,THPT, trường THPT Tập Sơn, trường THPT Trần Văn Long, trường THPT Hàm Giang, trường THPT Đại An, trường THPT Long Hiệp) và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên – Hướng nghiệp dạy nghề), có 882 phòng học (kiên cố 827, bán kiên cố 55); 151 phòng phục vụ học tập (kiên cố 146, bán kiên cố 05); 55 phòng bộ môn (kiên cố 55). Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư tốt hơn, đánh giá về cơ sở vật chất trường học theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: toàn huyện có 64/64 trường có cơ sở vật chất đạt mức tối thiểu trở lên, đạt 100% (trong đó có 5/64 trường có cơ sở vật chất đạt mức tối thiểu, chiếm tỷ lệ 7,81%; có 38/64 trường có cơ sở vật chất đạt mức độ 1, chiếm tỷ lệ 59,37%; có 21/64 trường có cơ sở vật chất đạt mức độ 2, chiếm tỷ lệ 32,82%). Các trường đều có hệ thống công nghệ thông tin, 100% các trường có kết nối Internet; 100% các trường sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, khu nhà vệ sinh riêng cho học sinh, giáo viên đảm bảo theo quy định; các trường đều có khu sân chơi, bãi tập, có cây xanh, bóng mát đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.

- Y tế: Hiện tại Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn, toàn huyện có 6,5 Bác sĩ/ vạn dân, có 17,1 giường bệnh/vạn dân, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm thường xuyên, chất lượng khám, điều trị bệnh được cải thiện, cơ sở vật chất về y tế từ cấp huyện đến tuyến không ngừng được nâng lên. Hiện nay huyện có 100% số xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. An toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trên địa bàn. Chăm sóc nâng cao thể chất trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm.

2. Thuận lợi:

  Cấp ủy, Chính quyền các cấp có sự quan tâm sâu sát, ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn sát hợp với điều kiện, nguồn lực của địa phương; nhận thức trong nội bộ và ngoài quần chúng nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia từng bước được nâng lên rõ rệt, có nhiều phong trào, mô hình, tấm gương cá nhân, tập thể gương mẫu tham gia xây dựng nông thôn mới được biểu dương, khen thưởng là động lực thúc đẩy Chương trình lan tỏa trong đời sống cư dân nông thôn; diện mạo nông thôn có sự thay đổi tích cực, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng lên đáng kể; an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định; các hạng mục công trình trọng điểm quốc gia đã và đang tiếp tục xây dựng như khu kinh tế Định An, Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu, công trình Cầu Đại Ngãi…. là điều kiện quan trọng thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian tới.

3. Khó khăn:

Huyện có xuất phát điểm kinh tế còn thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, khó lường; nguồn lực hỗ trợ, đầu tư thực hiện Chương trình còn rất hạn chế, kết cấu hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ; cơ sở vật chất y tế, văn hóa, giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong nhân dân, công tác giảm nghèo đạt, vượt chỉ tiêu kế hoạch qua từng năm, song chưa thật sự bền vững (năm 2016, huyện còn 1.999/38.908 hộ nghèo, chiếm 5,14%); nhà ở dân cư tuy được quan tâm đầu tư sửa chữa, xây dựng mới nhưng tỷ lệ nhà đạt chuẩn Bộ Xây dựng còn thấp (năm 2016, toàn huyện còn 4.377/37.506 nhà tạm, chiếm 11,67%); sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn nhỏ lẻ, tập quán sản xuất của người dân chậm thay đổi, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh về kinh tế hợp tác để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng khó khăn, năm 2016 huyện có 02 hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp- thủy sản; thu nhập người dân còn thấp, dưới 26,87 triệu đồng, ý thức về bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu của một bộ phận nhân dân còn thấp; tình hình an ninh nông thôn có lúc, có nơi diễn biến khó lường; xây dựng nông thôn mới có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới còn lại 13 xã có số tiêu chí bình quân/xã đạt thấp (năm 2016, đạt 10 -14 tiêu chí/xã).

II. CĂN CỨ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Văn bản của Trung ương (Kèm theo Phụ lục 1).

2. Văn bản của tỉnh Trà Vinh (Kèm theo Phụ lục 2).

3. Văn bản của huyện Trà Cú (Kèm theo Phụ lục 3).

III. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

1.1. Giai đoạn I (2010-2015):

Tiếp thu quan điểm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, Ban Chỉ đạo huyện xác định rõ tầm quan trọng của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Từ đó, Ban Chỉ đạo huyện đã kịp thời tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện ban hành 23 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và trên 40 văn bản khác để thực hiện Chương trình, trọng tâm là Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 28/4/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy “về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn với xây dựng nông thôn mới”; Quyết định số 197/QĐ-UBND ngày 09/02/2012 của Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Trà Cú cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND, ngày 28/02/2014 của Hội đồng nhân dân huyện về xây dựng nông thôn mới huyện Trà Cú năm 2014”; Kế hoạch số 03/KH-UBND, ngày 09/02/2012 của Ủy ban nhân dân huyện về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Trà Cú cùng cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; Kế hoạch số 130-KH/HU, ngày 13/11/2014 về “lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Trà Cú đến năm 2020”; Kế hoạch số 131-KH/HU, ngày 13/11/2014 thực hiện Kết luận số 97-KL/TW của Bộ Chính trị “về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Định kỳ đưa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành.

1.2. Giai đoạn II: Giai đoạn 2016 - 2020

Trên cơ sở triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện giai đoạn 2010 - 2015, Ban Chỉ đạo huyện kịp thời tham mưu Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục ban hành 18 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và trên 60 văn bản khác để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2 (2016 – 2020), nhằm tiếp tục phát huy ưu điểm và khắc phục những khó khăn, hạn chế trong giai đoạn trước để thực hiện hiệu quả trong giai đoạn 2, cụ thể như: Kết luận số 01-KL/HU, ngày 04/4/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 06-NQ/HU của Huyện ủy “về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn với xây dựng nông thôn mới”; Kế hoạch số 39-KH/HU, ngày 16/8/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy “về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Trà Cú giai đoạn 2016 - 2020”; Kế hoạch số 56/KH-UBND, ngày 25/9/2017 của Ủy ban nhân dân huyện “về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Trà Cú giai đoạn 2016 - 2020”; Quyết định số 94/QĐ-UBND, ngày 22/01/2018 của Ủy ban nhân dân huyện “về việc phân công các ngành phụ trách hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện” và các văn bản uốn nắn việc triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn các xã Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo huyện kịp thời ban hành 15 văn bản cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy, trọng tâm là các kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo từng giai đoạn và từng năm; các báo cáo định kỳ và đột xuất; các công văn uốn nắn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, mạnh dạn điển hình những cá nhân, tập thể thực hiện tốt Chương trình và chỉ ra những cá nhân, tập thể, địa phương, đơn vị thực hiện chưa tốt của giai đoạn 2010 – 2015, nhằm rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giai đoạn 2016 - 2020.

1.3. Xây dựng đồng bộ hệ thống bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình

Kịp thời tham mưu Huyện ủy ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện (theo Quyết định số 430-QĐ/HU ngày 07/4/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy) và quyết định thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Trà Cú giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 1440/QĐ/HU, ngày 22/02/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy) gồm 33 thành viên do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực; kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện với tổng số 13 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Chánh Văn phòng (02 cán bộ chuyên trách theo Quyết định 1996 của Thủ tướng Chính phủ), Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo gồm 13 thành viên do đồng chí Trưởng Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện làm Tổ trưởng. Đồng thời, chỉ đạo các xã thành lập Ban Chỉ đạo xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban, Ban Quản lý nông thôn mới do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban (01 đồng chí chuyên trách nông thôn mới cấp xã) và Ban Phát triển ở các ấp do đồng chí Bí thư chi bộ làm Trưởng ban. Trong quá trình hoạt động, Ban Chỉ đạo huyện kịp thời ban hành quy chế làm việc, phân công thành viên phụ trách từng địa bàn, phần việc gắn với thường xuyên tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành các quyết định củng cố, kiện toàn, thay đổi bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối và Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo, nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

1.4. Giai đoạn III: Giai đoạn 2021 – 2025

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 xác định nhiệm vụ hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm quan trọng, quyết định việc hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ các cấp. Do đó, ngày từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Huyện ủy Trà Cú đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 20/10/2021 về việc lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Để triển khai thực hiện nghị quyết của Huyện ủy đạt hiệu quả, UBND huyện đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 02/3/2023 của UBND huyện về việc xây dựng huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023, ngoài ra UBND huyện đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành như: Quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị phụ trách từng tiêu chí; Công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tập trung khẩn trương, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phần việc được giao phấn đu hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2023.

Để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Huyện ủy ban hành Quyết định 926-QĐ/HU ngày 21/2/2022 kết thúc Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện, theo đó UBND huyện ban hành Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 16/8/2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Trà Cú giai đoạn 2021-2025, gồm 28 thành viên, đồng chí Chủ tịch UBND huyện là Trưởng Ban Chỉ đạo. Đồng thời, chỉ đạo 15/15 xã tổ chức thành lập Ban quản lý cấp xã với 364 thành viên và kiện toàn Ban phát triển 115 ấp với 919 thành viên.  

Thực hiện Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp. Đến nay Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập và kịp thời cũng cố kiện toàn Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện (tại Quyết định số 4415/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND huyện và Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 31/01/2023 của UBND huyện) gồm 22 thành viên, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện là Chánh Văn phòng và đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Chánh Văn phòng, bố trí 02 cán bộ chuyên trách; ở mỗi xã có 01 cán bộ chuyên trách về nông thôn mới đúng theo quy định.

  Nhìn chung, về tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành việc thực hiện nhiệm vụ các Chương trình mục tiêu quốc gia và Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được hoàn thiện từ huyện đến xã. Ban Chỉ đạo các cấp đã kịp thời ban hành các văn bản như: Nghị quyết, chương trình, kế hoạch chuyên đề giai đoạn, hàng năm; có ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ thành viên cụ thể. Quá trình tổ chức thực hiện, cấp ủy, người đứng đầu tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện với lộ trình, giải pháp phù hợp về xây dựng nông thôn mới; phối hợp tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh; triển khai kế hoạch của UBND, Ban chỉ đạo huyện đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân trong huyện cùng chung tay tham gia thực hiện; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn rà soát, đánh giá hiện trạng theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đề ra giải pháp sát hợp từng tiêu chí, từng địa phương và định kỳ tổ chức các cuộc họp giao ban tuần, tháng, quý, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm, giai đoạn, để đánh giá rút kinh nghiệm, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình.

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

2.1. Công tác truyền thông

  Quán triệt nội dung Nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy về lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua 3 giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể huyện, xã đã tập trung đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền các chủ trương của Trung ươngđịa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến với cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân. Công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng và bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú.  Kết quả, tổ chức tuyên truyền được 49.705 cuộc, có trên 1.782.308 lượt người tham dự; cấp phát hơn 23.400 tờ bướm, 9.216 sổ tay hướng dẫn, 741 pano tuyên truyền. Ngoài ra, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện đã biên tập phát thanh trong các Chương trình thời sự hàng ngày gắn với tiết mục: Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với 4.210 tin, 1.011 bài viết, văn bản, thời lượng trung bình 08 phút/bản tin; thực hiện 411 lượt tuyên tuyền bằng xe chuyên dùng đến các xã, thị trấn, ước có khoảng trên 1.400.000 lượt người nghe. Trang Thông tin điện tử của huyện, Trang Thông tin điện tử cấp xã đăng tải hơn 900 tin, bài, văn bản với nội dung thiết thực, đa dạng để người dân nắm biết và hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới.

Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với các tổ chức thành viên phát động các tầng lớp Nhân dân ra sức thi đua thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, vận động các hộ gia đình hội viên, đoàn viên gương mẫu đi đầu trong xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, chỉnh trang cảnh quan môi trường, làm hàng rào cây xanh, đường hoa, đèn đường nông thôn, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn vì môi trường sáng – xanh – sạch đẹp; vận động đóng góp “Quỹ an sinh xã hội”, “Quỹ vì người nghèo”, cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, làm cầu, đường giao thông đặc biệt là tích cực chung tay cùng cộng đồng vượt qua đại dịch Covid-19. Kết quả đã vận động hơn 125 tỷ đồng, hiến trên 152.000 m2 đất, nhiều hoa màu, cây trái; xây dựng 212 căn nhà đại đoàn kết, xây dựng 123 tuyến đường nông thôn, với chiều dài 61km, 11 cây cầu giao thông nông thôn, trên 30 tấn gạo và nhiều nhu yếu phẩm khác.

Một số mô hình tiêu biểu của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể được ghi nhận:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức xây dựng được 24 mô hình, trong đó mô hình tiêu biểu như: Mô hình: “khám chữa bệnh cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, già neo đơn không có điều kiện khám chữa bệnh” ở chùa Phnô Om Pung (chùa Long Trường) xã Tân Hiệp, hàng tuần tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho hơn 150 người, với chi phí 4.500.000 đồng/tuần; Mô hình “Tuyến đèn đường giao thông nông thôn” ấp Chợ Dưới, xã Phước Hưng; Mô hình “vận động Nhân dân làm hàng rào cây xanh” dài 2.500m, ấp Ông Rùm, ấp Bến Thế xã Tân Sơn; Mô hình “nâng cao chất lượng xã Nông thôn mới nâng cao”, Xã Đại An; Mô hình cơ sở tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường ở xã Kim Sơn.

  - Hội Nông dân huyện vận động nông dân hiến đất, góp tiền, ngày công lao động tham gia xây dựng và duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn: Vận động cán bộ, hội viên nông dân duy trì tốt hoạt động Câu Lạc bộ “Chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với tham gia ngày Chủ nhật xanh” theo tinh thần Chỉ thị 27 của Tỉnh ủy đã tham gia dọn dẹp các tuyền đường dài 87.000 m; tham gia trồng và chăm sóc,…tuyến đường hoa do huyện Hội, cơ sở Hội đảm nhận; vệ sinh cảnh quan môi trường, phát hoang bụi rậm và trồng mới cây xanh các loại, thu gom rác thải…được 177 cuộc, có 2.581 lượt hội viên, nông dân tham gia. Đăng ký mô hình tham gia bảo vệ môi trường gồm 21 mô hình, có 68 hội viên tham gia. Hội vận động cán bộ, hội viên tích cực chủ động tham gia thực hiện tốt các tiêu chí do Hội đảm nhận (9, 13, 17, 18, 19). Nổi bật có phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi với 75.792 hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (cấp trung ương 98; cấp tỉnh 2.190, cấp huyện 9.789, cấp cơ sở 63.715) đã phát huy được vai trò chủ thể của Nông dân trong tuyên truyền chủ trương, chính sách về kinh tế tập thể, giới thiệu hợp tác xã điển hình tiên tiến, mô hình mới cho nông dân tham quan học tập và nhân rộng. Hỗ trợ cho 19.006 hội viên vay vốn trên 427 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân và vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để tổ chức sản xuất, cải thiện thu nhập góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và làm giàu chính đáng; thực hiện 17 tuyến đường hoa do Hội tự quản với 15.500 mét. Đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” hậu phương quân đội, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ là hội viên, thăm hỏi, tặng 165 phần quà trị giá 825 triệu đồng. Hoàn chỉnh hồ sơ thành lập và tổ chức ra mắt 30 câu lạc bộ “Nông dân 3 tốt” có 322 thành viên là hội viên nông dân tham gia.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với tham gia xây dựng nông thôn mới bằng các phong trào, các hoạt động thiết thực, cụ thể: có 19.993/23.550 hộ hội viên đạt 8 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 84,9%. Vận động thành lập 33 mô hình phân loại rác thải tại hộ gia đình có 560 thành viên; 12 ngôi nhà thu gom rác thải nhựa; 124 câu lạc bộ xây dựng gia đình 5 không 3 sạch 2.309 thành viên; 03 CLB “Hành động vì môi trường xanh” 96 thành viên; 39 CLB hạn chế sử dụng túi nilong và sản phẩm nhựa dùng 01 lần có 792 thành viên; 12 CLB biến rác thải thành tiền có 244 thành viên; 04 CLB phụ nữ khmer chung tay bảo vệ môi trường có 120 thành viên; 31 tổ tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện có 405 thành viên tham gia. Thực hiện tốt Chỉ thị số 27-CT/TU, ngày 19/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các cơ sở Hội phối hợp dọn dẹp, phát hoang bụi rậm, vệ sinh cảnh quan môi trường. Tổ chức phát động ươm cây, ra quân trồng cây xanh, trồng hoa, đến nay đã có 36 tuyến đường hoa, với chiều dài 42km. Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình cho hội viên; đồng thời, phối hợp xây dựng Video hướng dẫn phân loại rác tại tại hộ gia đình. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã Hội đầu tư vốn cho 9.042 hội viên phụ nữ vay vốn số tiền 300 tỷ 702 triệu đồng (trong đó vốn nước sạch vệ sinh môi trường 3.229 hộ số tiền 35 tỷ 994 triệu đồng).

- Hội Cựu chiến binh tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: Vận động 02 hội viên hiến đất được 300m để làm trụ sở ấp và thủy lợi nội đồng, phát quang và vệ sinh môi trường 18.000m lộ giới, trồng 1.500 cây bông hoàng yến dọc đường nông thôn có 1.626 lượt hội viên và 177 Cựu quân nhân và 1.673 nhân dân tham gia. Toàn huyện đã xây dựng và nâng chất lượng hoạt động của 124 Câu lạc bộ môi trường CCB, đạt 100% so với tổng số chi hội, với 2.752 thành viên (hội viên: 1.351, CQN: 136, Ban ngành đoàn thể ấp, khóm: 768, người dân: 497). Các CLB thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ môi trường và ra quân dọn dẹp cảnh quang môi trường được: 105,8km lộ giới, thu gom 900 kg rác các loại, chăm sóc cây hoàng yến, điệp, dừa cạn trên tuyến đường hoa do Hội phụ trách có 1.917 lượt hội viên, 618 lượt Cựu quân nhân và 1.809 người dân tham gia.

- Đoàn Thanh niên các cấp tích cực triển khai các hoạt động chung tay xây dựng nông thôn mới thông qua việc phát huy vai trò xung kích tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong tuyên truyền và tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh gắn với các công trình, phần việc thanh niên: Tuyên truyền về tiêu chí xây dựng Nông thôn mới được 4.918 cuộc, có 147.920 lượt ĐVTN và người dân tham dự, phát 35.720 tờ rơi; ra quân phát dọn cảnh quan hai bên đường, phát hoang bụi rậm được 3.240km, vận động giúp 3.850 hộ dân làm hàng rào với chiều dài 143 km và làm 12.296 cột cờ đúng quy cách, trị giá 1,9 tỷ đồng; gắn bóng đèn thắp sáng 75,3km đường quê trị giá 1,4 tỷ đồng; Xây mới 33 cầu bê tông giao thông nông thôn, trị giá 4,2 tỷ đồng; làm mới 6,6 km đường GTNT, sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn được 306,3 km, trị giá 3.969 triệu đồng; xây dựng mới và bàn giao 213 căn nhà nhân ái, tình bạn, khăn quàng đỏ... cho đoàn, hội viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, trị giá 10.472 triệu đồng; sửa chữa 11 căn nhà cho đoàn viên nghèo và người già neo đơn, tổng trị giá 79 triệu đồng; nạo vét kênh thủy lợi nội đồng với chiều dài 2,5 km, kinh phí 68,1 triệu đồng; thực hiện công trình nước sạch cho 13 hộ nghèo, cận nghèo, trị giá 81 triệu đồng; vận động trên 5.369 hộ dân đăng ký xây dựng hố xí hợp vệ sinh, lắp đặt mới 251 hố xí với tổng trị giá công trình 936 triệu đồng, lắp đặt 02 trạm cấp nước ngọt với số tiền trên 32 triệu đồng; bên cạnh đó các xã, thị trấn phát tờ rơi tuyên truyền về sử dụng điện và tiết kiệm điện được 15.250 tờ rơi cho 6.250 hộ dân; Các xã, thị trấn đăng ký đảm nhận 17 tuyến đường hoa thanh niên với chiều dài 34km; Tổ chức trồng và bảo dưỡng 187.575 cây xanh, vận động người dân không vứt rác bừa bãi không làm ô nhiễm môi trường, không vứt rác xuống các dòng sông tránh làm ô nhiễm dòng nước được 1.127 cuộc có 11.250 lượt ĐVTN tham gia. Vận động kinh phí mua bảo hiểm y tế cho người dân, học sinh được 41 thẻ, trị giá 11,2 triệu đồng.

- Liên đoàn Lao động huyện đã triển khai, tuyên truyền đến đoàn viên, công nhân viên chức lao động tham gia thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động do Công đoàn cấp trên chỉ đạo, như xây dựng và bàn giao 15 nhà “Mái ấm Công đoàn”, tổ chức 1.107 cuộc ra quân chăm sóc các tuyến đường hoa, vệ sinh cảnh quan môi trường nông thôn với sự tham gia của 32.735 lượt đoàn viên; vận động 70,66 triệu để trồng hoa và chăm sóc các tuyến đường hoa, tập trung vận động đoàn viên Công Đoàn gương mẫu đi đầu trong xây dựng gia đình văn hóa, nông thôn mới.

Nhìn chung, thời gian qua nhờ làm tốt công tác đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể kết hợp với tăng cường công tác truyền thông trong xây dựng nông thôn mới mà nhận thức của từng cán bộ, đảng viên, hội viên đoàn thể đã được nâng lên, tích cực tham gia làm nòng cốt trong các phong trào ở địa phương, đã làm chuyển biến mạnh mẽ diện mạo nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể so với những năm đầu xây dựng nông thôn mới.

2.2. Công tác đào tạo, tập huấn

Trên cơ sở Bộ tiêu chí quốc gia, Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ ngành Trung ương, địa phương, huyện đã chỉ đạo tổ chức được 4.112 cuộc tập huấn để phổ biến, hướng dẫn thực hiện, có 185.054  lượt người tham dự. Đối tượng là thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện, xã, Ban quản lý cấp xã và Ban phát triển ấp. Nhìn chung, qua các cuộc tập huấn, tham quan, nhận thức của cán bộ, đảng viên, hội viên và người dân về nông thôn mới đã được nâng lên, có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả được phổ biến, nhân rộng trong cộng đồng như: phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (do Hội Nông dân phát động), ngày thứ Bảy tình nguyện, phong trào Thắp sáng đường quê (do Đoàn Thanh niên phát động).

3. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng huyện nông thôn mới

Tập trung chỉ đạo huy động tốt các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới, qua đó đã huy động được 4.396,031 tỷ đồng phục vụ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cụ thể như:

* Giai đoạn 2010 - 2015: Huy động được 1.254,913 t đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương:              319,119 tỷ đồng, chiếm 25,32%

+ Ngân sách địa phương:                160,131 tỷ đồng, chiếm 12,84%

- Vốn lồng ghép:                             121,172 tỷ đồng, chiếm 9,65%

- Vốn dân đóng góp:                         92,250 tỷ đồng, chiếm 7,34%

- Vốn doanh nghiệp, tín dụng:         562,241 tỷ đồng, chiếm 44,80%

* Giai đoạn 2016 - 2019: Huy động được 1.968,303 tỷ đồng (tăng 714,1 tỷ đồng so giai đoạn 2011-2015)

Trong đó:

- Kinh phí trung ương:                711,663 tỷ đồng (tăng 392,663 tỷ đồng)

- Kinh phí địa phương:                  83,581 tỷ đồng

- Vốn lồng ghép:                         434,888 tỷ đồng (tăng 313,716 tỷ đồng

- Vốn tín dụng:                            686,026 tỷ đồng(tăng 132,785 tỷ đồng)

- Vốn dân đóng góp:                      52,145 tỷ đồng

* Giai đoạn 2020 - 2023: Huy động được 1.172.815 tỷ đồng.

Trong đó:

- Kinh phí trung ương:               115,045 tỷ đồng

- Kinh phí địa phương:                139,884 tỷ đồng

- Vốn lồng ghép:                        41,265 tỷ đồng

- Vốn tín dụng:                          844,078 tỷ đồng

- Vốn dân đóng góp:             32,543 tỷ đồng

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI

1. Số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định

1.1. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định

  - Tổng số xã trên địa bàn huyện: 15

  - Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 15

  - Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 100%

  Trong đó có 12/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận trong giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ), có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận trong giai theo giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Để đảm bảo đạt chuẩn Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã tổ chức rà soát, đánh giá và triển khai thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí. Kết quả đến nay có 15/15 xã đều đạt chuẩn các tiêu chí theo quy định của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

1.2. Số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao theo quy định

  - Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 02 xã (xã Đại An, xã Ngọc Biên). Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 13,33%.

  Trong đó có 02(Đại An và Ngọc Biên) được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2016-2020. Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân 02 xã thực hiện rà soát, đánh giá các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 quy định tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh. Kết quả đến nay 02 xã đều đã đạt chuẩn tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh.

1.3. Số thị trấn đạt chuẩn theo quy định

  - Tổng số thị trấn trên địa bàn huyện: 02 thị trấn

  - Số thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh: 02 thị trấn (thị trấn Trà Cú và thị trấn Định An).

  - Tỷ lệ số thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh: 100%

  Thị trấn Trà Cú được công nhận đạt chuẩn đô thị  văn minh (tại Quyết định số 4912/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của UBND huyện Trà Cú, theo Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thị trấn Định An đạt 9/9 tiêu chí, đã tổ chức xong việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trong việc xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, kết quả đạt 99,56% trong năm 2023.

2. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện

2.1. Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch

  Quy hoạch được xác định là nội dung cần được triển khai trước một bước để định hướng trong xây dựng nông thôn mới và đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Giai đoạn đầu triển khai chương trình chưa có xã nào thực hiện đạt tiêu chí quy hoạch trên địa bàn, xác định rõ tầm quan trọng công tác lập quy hoạch 15/15 xã tiến hành hợp đồng các đơn vị tư vấn triển khai thu thập số liệu, khảo sát đánh giá thực trạng kinh tế-xã hội của địa phương. Công tác lập quy hoạch được thực hiện bài bản đảm bảo tính xác thực, phù hợp với điều kiện và tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Đồ án quy hoạch xây dựng NTM của các xã được các phòng chuyên môn của huyện tham gia chỉnh sửa, thẩm định và trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt. Đến tháng 6/2021 đã có 15/15 xã được Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung về xây dựng nông thôn mới (03 đồ án lập mới và 12 đồ án điều chỉnh) và quy chế quản lý quy hoạch. Ủy ban nhân dân các xã có tổ chức hội nghị công khai quy hoạch rộng rãi để nhân dân biết và thực hiện theo quy định.

  *Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 1 về Quy hoạch theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

2.2.1 Về giao thông:

          Trước khi xây dựng nông thôn mới mạng lưới đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện phần lớn chưa hoàn chỉnh về tải trọng, quy mô, kết cấu, cấp hạng kỹ thuật, vẫn còn một số tuyến đường đất, lầy lội vào mùa mưa, gây khó khăn cho phương tiện và người dân lưu thông. Đặc biệt cầu và đường chưa đồng bộ về tải trọng và khổ cầu, nhiều cầu tải trọng thấp hoặc cầu gỗ, nhiều công trình cầu và đường giao thông sau nhiều năm đưa vào khai thác đã xuống cấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là một số tuyến đường xã, đường trục ấp, đường liên ấp, đường ngõ xóm chưa hoàn chỉnh, khi đó huyện có 325,54/882,07 km đường giao thông nông thôn, các tuyến đường được nhựa hóa, bê tông hóa đạt khoảng 36,9%, mặt đường một số tuyến bị hư hỏng cần phải được nâng cấp, cải tạo.

          Qua 08 năm (2015-2023) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đã phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực đầu tư bằng nhiều nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân. Đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn các xã (láng nhựa, bê tông hóa) tổng chiều dài 778,16/882,07 km, cụ thể:

          - Đường : Đã đầu tư xây dựng nhựa hóa và nâng cấp, mở rộng, tổng chiều dài 147,32km, đạt 100% quy hoạch, trong đó: Quốc lộ 53 đường tránh Quốc lộ 53 dài 24,5 km, Quốc lộ 54 tuyến dài 22 km, Đường tỉnh 911 dài 7,8km, Đường tỉnh 914 dài 1,7km, Đường tỉnh 915 dài 21km, Đường huyện 12 dài 22,71km, Đường huyện 17 dài 0,8km, Đường huyện 18 dài 2,81km, Đường huyện 27 dài 7,6km, Đường huyện 28 dài 11,1km, Đường huyện 36 dài 15,6km, Đường vào Trung tâm xã Hàm Giang dài 4,15km, Đường vào Trung tâm xã Định An dài 5,56km. Mỗi xã có tối thiểu 01 tuyến đường xã đạt quy mô nền đường rộng tối thiểu 6,5m, mặt đường rộng tối thiểu 5,5m, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm.

          - Đường ấp và đường liên ấp: Đã đầu tư xây dựng nhựa hóa, bê tông hóa được 297,51/304,95km, đạt 97,56% quy hoạch; các tuyến đường ấp và đường liên ấp trong huyện đạt quy mô nền đường rộng tối thiểu 4,5m, mặt đường rộng từ 3 – 3,5m trở lên, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm.

          - Đường ngõ, xóm: Đã đầu tư xây dựng bê tông, cấp phối đá và các vật liệu khác không lầy lội vào mùa mưa được 151,26/181,69km, đạt 83,25%, các tuyến đường ngõ xóm trong huyện đạt quy mô nền đường rộng tối thiểu 2,5-4m, mặt đường rộng tối thiểu 1,5 – 2,5m, đường sạch và không lầy lội vào mùa mưa, đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận tiện quanh năm.

          - Đường trục chính nội đồng: Đã đầu tư xây dựng nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa 192,07/248,11km đạt 77,41%, các tuyến đường trục chính nội đồng đảm bảo cho xe cơ giới vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. 

          Ngoài ra, đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và sửa chữa 115 cây cầu giao thông nông thôn bằng bê tông cốt thép, kết cấu cơ bản đồng bộ về tải trọng và khổ cầu so với các tuyến đường giao thông nông thôn, đảm bảo cho nhân dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm.

Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 1 về Giao thông theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.2.2 Về thủy lợi và phòng, chống thiên tai:

  Xác định thủy lợi là một trong những tiêu chí quan trọng để đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Ủy ban nhân dân huyện luôn quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển hệ thống kênh, mương, cống, bọng; hướng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện các nội dung của tiêu chí thủy lợi theo kế hoạch.

-Trong hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít có 6 cống đầu mối thuộc hệ thống đê Nam Mang Thít để ngăn mặn, trữ nước ngọt, phòng, chống lũ, triều cường, phục vụ sản xuất và dân sinh (khẩu độ từ 5m đến 9m cửa); có 10 cống điều tiết trên kênh cấp II cặp kênh 3/2 và 01 trạm bơm điện trên kênh 3/2 có lưu lượng 20m3/s để phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiếp nước cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải; 01 trạm bơm điện ấp Đôn Chụm A, xã Tân Sơn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 02 xã Tân Sơn và Tập Sơn diện tích khoảng 200 ha; có 10 tuyến kênh cấp I, dài 64,695 km; có 127 kênh cấp II, dài 271,773 km; có 541 kênh cấp 3, dài 432,470 km và trên 145 bọng nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

- Hệ thống thủy lợi ngoài hệ thống Nam Măng Thít được xây dựng hệ thống đê điều liên xã phù hợp với quy hoạch đê điều được phê duyệt bao gồm: có 02 tuyến đê biển  dài 18 km (đê Nguyễn Văn Pho - Tổng Long: chiều dài 8km và đê Tổng Long – Bắc Trang: chiều dài 10 km), có 13 tuyến đê sông, chiều dài 59,73 km; có 58 tuyến bờ bao cục bộ nội đồng, chiều dài 79,74 km và có 01 tuyến kè kết hợp với cảng cá Định An chiều dài 2,5 km để bảo vệ bờ sông và dân sinh của thị trấn Định An và Đại An đạt yêu cầu.

- Hệ thống thủy lợi trong huyện đã thực hiện khép kín, chủ động phục vụ tưới, tiêu cho diện tích nông nghiệp 24.906,09 ha/26.126,35 ha diện tích nông nghiệp của toàn huyện đạt 95,33%.

  Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện đều đã thành lập Ban quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi do xã quản lý. Ban quản lý có xây dựng quy chế hoạt động, phương án bảo vệ công trình thủy lợi do xã quản lý, có kế hoạch, có bản đồ hiện trạng các công trình thủy lợi do xã quản lý và báo cáo hoạt động theo kế hoạch hàng năm quy định. Ban quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi do xã quản lý đi vào hoạt động đã đảm bảo kênh, mương, cống, bờ bao... được kiểm tra thường xuyên, kịp thời phát hiện và đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm thuộc phạm vi bảo vệ công trình theo quy định, duy trì thông thoáng không gây ách tắc dòng chảy trên kênh, mương.

Chỉ đạo 15/15 xã thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định tại Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Thường xuyên kiểm tra các công trình sung yếu, đề nghị nâng cấp, sửa chữa, ứng phó với tình trạng hạn mặn, triều cường, hàng năm kết hợp với Văn phòng BCH phòng chống thiên tai cấp Tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng, chống thiên tai. Việc xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương tuân thủ theo quy hoạch quy định. Qua kiểm tra theo dõi chưa phát hiện trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai theo quy định; 15/15 xã đều được đánh giá đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 03 về Thủy lợi theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.2.3 Về điện:

  Trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2016 trên địa bàn huyện Trà Cú295,08 km đường dây trung thế; 582,27 km đường dây hạ thế, 535 trạm biến áp với dung lượng 34.589,5KVA toàn huyện có 37.887 hộ sử dụng điện, đạt 98,5% tổng số hộ toàn huyện. Lưới điện trung - hạ thế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, chủ yếu là Trạm biến áp nhỏ 01 pha. Tuyến 22KVA chủ yếu chạy dọc theo tuyến chính, đi trên trụ bê tông ly tâm tiết diện dây nhỏ nên không phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh của nhân dân trên địa bàn, từ đó huyện đã tranh thủ các nguồn lực, cùng với ngành điện triển khai các dự án. Đến nay công trình điện được đầu tư, xây dựng, nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống điện đến tất cả các xã, ấp và gắn điện kế cho các hộ dân, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của ngành điện và an toàn cho người sử dụng, nhằm phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh của nhân dân trên địa bàn. Toàn huyện có tổng số hộ sử dụng điện là 43.213/43.369 hộ đạt tỷ lệ 99,64%; số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn có 43.177/43.213 đạt 99,92%;

Hệ thống điện phân phối 15/15 xã đáp ứng cơ bản về yêu cầu kỹ thuật và được kết nối truyền dẫn liên xã, ấp với tổng số có 339,679 km đường dây trung thế và 849,72 km đường dây hạ thế và 1.074 trạm biến áp với 84.706,5 KVA. Cụ thể như sau:

- Địa bàn xã Phước Hưng: 28,25 km đường dây trung áp; 60,98 km đường dây hạ áp; 78 trạm biến áp phân phối với dung lượng 4.932,5 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 4.233/4.245, đạt 99,72%.

- Địa bàn xã Tập Sơn: 19,22 km đường dây trung áp; 68,53 km đường dây hạ áp; 53 trạm biến áp phân phối với dung lượng 3.370 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 2.642/2.644, đạt 99,88%.

- Địa bàn xã Tân Sơn: 16,20 km đường dây trung áp; 46,44 km đường dây hạ áp; 41 trạm biến áp phân phối với dung lượng 1.940 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 2.210/2.214, đạt 99,82%.

- Địa bàn xã An Quảng Hữu: 28,54 km đường dây trung áp; 93,13 km đường dây hạ áp; 72 trạm biến áp phân phối với dung lượng 3.322,5 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 3.101/3.101, đạt 100%.

- Địa bàn xã Lưu Nghiệp Anh: 39,28 km đường dây trung áp; 116,63 km đường dây hạ áp; 158 trạm biến áp phân phối với dung lượng 11.915 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 3.853/3.859, đạt 99,84%.

- Địa bàn xã Ngãi Xuyên: 25,66 km đường dây trung áp; 75,26 km đường dây hạ áp; 54 trạm biến áp phân phối với dung lượng 3.257,5 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 3.135/3.137, đạt 99,94%.

- Địa bàn xã Kim Sơn: 11,47 km đường dây trung áp; 39,67 km đường dây hạ áp; 49 trạm biến áp phân phối với dung lượng 3.062,5 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 2.692/2.696, đạt 99,85%.

- Địa bàn xã Thanh Sơn: 26,86 km đường dây trung áp; 50,68 km đường dây hạ áp; 65 trạm biến áp phân phối với dung lượng 6.704 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 2.326/2.327, đạt 99,962%.

- Địa bàn xã Hàm Tân: 23,75 km đường dây trung áp; 28,61 km đường dây hạ áp; 91 trạm biến áp phân phối với dung lượng 12,552,5 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 2.371/2.371, đạt 100%.

- Đại bàn xã Hàm Giang: 15,97 km đường dây trung áp; 45,50 km đường dây hạ áp; 60 trạm biến áp phân phối với dung lượng 6.342,5 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 2.278/2.278, đạt 100%.

- Địa bàn xã Đại An: 21,14 km đường dây trung áp; 46,36 km đường dây hạ áp; 69 trạm biến áp phân phối với dung lượng 5.002,5 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 2.944/2.944, đạt 100%.

- Địa bàn xã Định An: 11,08 km đường dây trung áp; 17,19 km đường dây hạ áp; 73 trạm biến áp phân phối với dung lượng 4,477,5 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 1.120/1.221, đạt 99,92%.

- Địa bàn xã Ngọc Biên: 18,61 km đường dây trung áp; 35,30 km đường dây hạ áp; 48 trạm biến áp phân phối với dung lượng 2.697,5 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 2.367/2.367, đạt 100%.

- Địa bàn xã Long Hiệp: 17,29 km đường dây trung áp; 39,16 km đường dây hạ áp; 41 trạm biến áp phân phối với dung lượng 1,975 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 2.013/2.016, đạt 99,85%.

- Địa bàn xã Tân Hiệp: 27,16 km đường dây trung áp; 70,20 km đường dây hạ áp; 61 trạm biến áp phân phối với dung lượng 2,880 KVA; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn 2.858/2.859, đạt 99,97%.

*          Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 4 về Điện theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.2.4 Về trường học:

Năm 2015 sau khi chia tách toàn huyện có 64 trường học (gồm: 17 trường Mẫu giáo, 27 trường Tiểu học, 14 trường Trung học cơ sở, 06 trường THPT (trong đó có 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú) và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp dạy nghề), có 882 phòng học (kiên cố 827, bán kiên cố 55); 151 phòng phục vụ học tập (kiên cố 146, bán kiên cố 05); 55 phòng bộ môn (kiên cố 55). Tiếp tục rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các trường có nhiều điểm lẻ để sáp nhập gắn với việc triển khai thực hiện Đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Trà Vinh  đến  năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Bảo đảm nguyên tắc tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; khắc phục tình trạng nhiều điểm trường lẻ, trường học có quy mô nhỏ. Từ tháng 06/2022 đến nay  đã xóa 02 điểm lẻ (02 điểm tiểu học) còn lại 72 điểm phụ([5]).

Trong thời gian qua ngành giáo dục đào tạo huyện nhà đã có nhiều đổi thay, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường học để đạt chuẩn theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực hiện theo Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 17/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng các công trình xây dựng các phòng học thuộc đề án mầm non 05 tuổi trên địa bàn huyện Trà Cú và Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày 07/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng các trường mầm non trên địa bàn huyện Trà Cú (Giai đoạn 2021-2025). Tổng kinh phí đầu tư: 119.245.000.000 đồng (mở rộng diện tích đất: 58.900.000.000 đồng; đầu tư xây dựng và cải tạo phòng học, phòng phục vụ học tập 28.761.000.000 đồng, nhà, khu vệ sinh: 20.636.000.000 đồng; phòng làm việc, phòng chức năng: 10.023.000.000 đồng; đầu tư mua sắm, bổ sung ĐDĐC, thiết bị dạy học tối thiểu: 925.000.000 đồng.

Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học: từ tháng 6/2022 đến tháng 05/2023 sữa chữa 47 phòng học và 14 phòng học tập với số tiền 347.370.000 đồng. Với quy mô cơ sở vật chất trường, lớp ngày một khang trang đã tạo điều kiện cho các em học sinh có cơ hội học tập tốt hơn, nhất là những em học sinh ở vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khmer, chất lượng giáo dục ở 15 xã có nhiều khởi sắc.

Tính đến năm học 2022-2023, đánh giá về cơ sở vật chất trường học theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: toàn huyện có 64/64 trường có cơ sở vật chất đạt mức tối thiểu trở lên, đạt 100% (trong đó có 5/64 trường có cơ sở vật chất đạt mức tối thiểu, chiếm tỷ lệ 7,81%; có 38/64 trường có cơ sở vật chất đạt mức độ 1, chiếm tỷ lệ 59,37%; có 21/64 trường có cơ sở vật chất đạt mức độ 2, chiếm tỷ lệ 32,82%). Các trường đều có hệ thống công nghệ thông tin, 100% các trường có kết nối Internet; 100% các trường sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, khu nhà vệ sinh riêng cho học sinh, giáo viên (có tách riêng từng khu cho nam, nữ) đảm bảo theo quy định; các trường đều có khu sân chơi, bãi tập, có cây xanh, bóng mát đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.

*Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 5 về Trường học theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1036/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.2.5 Về cơ sở vật chất văn hóa:

Trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất văn hóa, khu vui chơi, giải trí ở cấp huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân địa phương, các xã chưa có sân bóng đá đạt chuẩn, chưa có khu vui chơi, giải trí dành cho người cao tuổi và trẻ em, không có các phòng chức năng, nhà văn hóa ấp đa số diện tích nhỏ, cơ sở vật chất rất hạn chế, chưa có nhà văn hóa xã, ấp đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện xác định cơ sở vật chất văn hóa không thể thiếu cho sự phát triển đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Từ đó, tập trung đầu tư xây dựng mới 15/15 nhà văn hóa cấp xã, đạt 100% (tăng 66,67% so với năm 2015), có đầy đủ 03 phòng chức năng; quy mô từ 300 chỗ ngồi trở lên, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tổ chức các buổi hội nghị và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng ở địa phương. Nâng cấp và xây dựng mới 124/124 nhà văn hóa ấp, khóm, đạt 100% (tăng 67,75% so với năm 2015), với quy mô từ 100 chỗ ngồi trở lên, phục vụ cho nhu cầu vui chơi và sinh hoạt cộng đồng, có bố trí đầy đủ cơ sở vật chất cho nhà văn hóa. Tại các nhà văn hóa, và khu vui chơi hàng ngày người dân, thanh thiếu niên đến vui chơi tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe với các hoạt động như, bóng chuyền, cầu lông, cờ vua, cờ tướng, đi bộ, tập Karate, Aerobie, Yoga... Đặc biệt vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tại một số nhà văn hóa ấp, khóm tổ chức giao lưu đờn ca tài tử; nhân dịp lễ - tết có tổ chức giao lưu thể thao và các trò chơi dân gian. Các thiết chế văn hóa được đầu tư đảm bảo theo quy định.

Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn và hoạt động hiệu quả. Thông qua sinh hoạt cộng đồng, giúp người dân thêm gắn kết tình làng nghĩa xóm, kịp thời nắm bắt các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng được thắt chặt hơn.

Toàn huyện có 08 sân bóng đá hiện hữu tại các xã gồm Phước Hưng (diện tích 10.506 m2); Tập Sơn (diện tích 9.951 m2); Tân Sơn (diện tích 11.767 m2); Ngọc Biên (diện tích 10.000 m2); Long Hiệp (diện tích 6.145 m2; Đại An (diện tích 10.800 m2); Lưu Nghiệp Anh (diện tích 11.698 m2); Sân vận động huyện tại thị trấn Trà Cú có diện tích trên 14.000 m2, được đầu tư, nâng cấp với kinh phí 8 tỷ đồng và 09 sân bóng đá được quy hoạch gồm: An Quảng Hữu (tại ấp Sóc Tro Giữa, với diện tích 12.000 m2); Ngãi Xuyên (tại ấp Xoài Thum, với diện tích 7.060 m2); Thanh Sơn (tại ấp Sóc Chà B, với diện tích 10.250 m2); Kim Sơn (tại ấp Bảy Xào Giữa, với diện tích 9.493 m2); Hàm Tân (tại ấp Vàm Ray A, với diện tích 13.470 m2); Hàm Giang (tại ấp Nhuệ Tứ A, với diện tích 6.000 m2); Định An (tại ấp Giồng Giữa với diện tích 20.000 m2); Tân Hiệp (tại ấp Chông Bát, với diện tích 6.302 m2). Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 134 sân bóng chuyền, 08 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, có 06 phòng tập thể dục thể hình (Gym), 71 câu lạc bộ bóng đá và 111 câu lạc bộ bóng chuyền, 01 câu lạc bộ dưỡng sinh, 01 câu lạc bộ Aerobie, yoga, karate phục vụ nhu cầu sinh hoạt thể dục - thể thao cho người dân. Nhìn chung, phong trào thể dục, thể thao trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, tạo được sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên, góp phần phát triển thể lực, tăng cường sức khỏe, tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật giảm đáng kể.

* Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1036/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.2.6 Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:

Huyện Trà Cú có 14 chợ, có 2 chợ hạng 2 và 12 chợ hạng 3. Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh thương mại, trao đổi hàng hóa của nhân dân, huyện đã tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, mở rộng, cải tạo các chợ thị trấn Trà Cú, Long Hiệp, chợ Đại An, Chợ Làng Cá (thị trấn Định An), chợ Phước Hưng, chợ An Quảng Hữu, chợ Hàm Giang, chợ Tha La (Ngọc Biên). Tổng diện tích chợ đã được nâng cấp, cải tạo khoảng 30.789 m2, tổng kinh phí đầu tư 11.085,375 triệu đồng (Nhà nước đầu tư 7.630 triệu đồng; doanh nghiệp đầu tư 1.686,375 triệu đồng, vận động xã hội hóa 1.769 triệu đồng) với 1.447 hộ kinh doanh, thực hiện mô hình chuyển đổi kinh doanh, khai thác và quản lý chợ, đến nay huyện Trà Cú đã thực hiện chuyển đổi giao cho doanh nghiệp/Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý là 01 chợ (chợ thị trấn Trà Cú).

Đối với các chợ xã đều có thành lập Ban quản lý, có ban hành nội quy quản lý chợ, có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; các điểm kinh doanh được bố trí, sắp xếp riêng theo từng khu vực, theo từng mặt hàng thuận lợi cho người bán và người mua; chợ có đầy đủ hệ thống điện, cấp thoát nước, nhà vệ sinh, bố trí thùng rác và rác thải được thu gom hàng ngày đảm bảo vệ sinh,...Có 100% xã nông thôn mới của huyện có hệ thống chợ được đầu tư khang trang, đáp ứng nhu cầu thương mại cho nhân dân.

* Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.2.7 Về thông tin và truyền thông:

Toàn huyện có 15/15 xã có điểm phục vụ bưu chính (điểm bưu cục, Bưu điện-văn hóa xã) đảm bảo việc tiếp nhận, phát bưu gửi kịp thời, đúng chỉ tiêu toàn trình; đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính cho các tổ chức, người dân trên địa bàn xã; 15/15 xã có phủ sóng thông tin di động, với 124 trạm thu phát sóng thông tin di động của các doanh nghiệp Viettel, VNPT, MobiFone; mạng cáp quang, mạng truy cập Internet được phát triển đến 100% ấp trong xã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ, điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất; dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất, di động mặt đất và đảm bảo chất lượng dịch vụ theo quy định.

Huyện có 01 Trung tâm Văn hóa -Thông tin và Thể thao; Trang tin điện tử huyện và trang tin điện tử xã, thị trấn, 15/15 xã có đài Truyền thanh; có tổng số 206 cụm loa được lắp đặt đến 115/115 ấp và được duy trì hoạt động thường xuyên, truyền tải những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân trên địa bàn huyện.

Về cơ sở vật chất: 311 cán bộ, công chức của 15/15 xã được trang bị 311 máy tính để sử dụng, đạt 100% trong quản lý điều hành. Ngoài ra, đầu tư kinh phí trên 02 tỷ đồng để xây dựng 02 phòng họp trực tuyến của huyện, 15 phòng họp trực tuyến cho 15 xã đảm bảo liên thông từ trung ương đến địa phương.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành: Khu hành chính làm việc của các xã có trang bị máy tính kết nối mạng LAN, mạng Internet; cán bộ, công chức, viên chức và bộ phận chuyên môn ở các xã điều sử dụng hệ thống quản lý văn bản đều hành (I-Office), phần mềm một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến (iGate), hộp thư điện tử công vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công việc và đẩy mạnh cải cách hành chính. Hệ thống hạ tầng thông tin và truyền thông hiện nay đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của tổ chức và Nhân dân trên địa bàn huyện.

* Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 8 về Thông tin và truyền thông theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.2.8 Về nhà ở dân cư:

  Với sự quyết liệt tập trung chỉ đạo của cả hệ thống chính trị chung sức xây dựng nông thôn mới, huyện tập trung triển khai thực hiện tốt nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả, trong đó có chính sách hỗ trợ nhà ở và đất sản xuất cho hộ nghèo. Từ đó, đời sống người dân được nâng lên, điều kiện sống tốt hơn, hạ tầng nhà ở dân cư ngày càng được người dân đầu tư, xây mới khang trang, cụ thể các Chương trình, chính sách: Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015 và Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 17/3/2014 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc quy định hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo (ngoài đối tượng theo Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ), Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 04/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của HĐND tỉnh Trà Vinh; sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 2100/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, huyện vận động các mạnh thường quân, nhà hảo tâm xây dựng nhà đồng đội, nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, nhà mái ấm công đoàn...; đồng thời vận động Nhân dân tập trung nguồn lực chỉnh trang nhà ở, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa nhà ở xuống cấp đảm bảo nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng.

  Kết quả từ các chương trình hỗ trợ trên và tự xây cất mới nhà ở dân cư khang trang của người dân giai đoạn 2015-2022 huyện đã hỗ trợ 3.522 căn nhà từ các nguồn (trong đó: 1.208 căn nhà cho gia đình có công cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủQuyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; hỗ trợ vốn và vận động xây dựng mới, sửa chữa 2.157 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 04/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội vận động các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân trong và ngoài huyện thực hiện chương trình an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đã vận động hỗ trợ xây dựng 157 căn nhà đại đoàn kết). Đến nay, 15 xã trên địa bàn huyện có 40.431 căn nhà, trong đó nhà đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng là 38.437/40.431 căn, chiếm tỷ lệ 95,07%; số còn lại nhà chưa đạt chuẩn nhưng vẫn đảm bảo cho việc ở và sinh hoạt của gia đình, huyện không còn nhà tạm, dột nát.

  * Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo

2.3.1 Về nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản:

Lĩnh vực nông nghiệp thủy sản giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện, vì vậy phát triển nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư, bố trí nguồn lực để cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững. Quan tâm đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, sản xuất theo hướng an toàn sinh học.

  Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và đặt thù của huyện, để đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện chia thành 04 tiểu vùng sản xuất cụ thể như sau:

  + Tiểu vùng 1: Phía đông quốc lộ 53 và phía bắc quốc lộ 54 được bố trí vùng sản xuất lúa tập trung, lúa chất lượng cao với quy mô hiện tính khoảng 11.500 hécta với sản lượng 150.000 tấn/năm có gắn kết sản xuất theo chuổi giá trị và có doanh nghiệp thu mua ổn định, tập trung ở các xã Phước Hưng, Tân Sơn, Tập Sơn, Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên, Thanh Sơn, Ngãi Xuyên. Đặc biệt là mô hình sản xuất lúa chất lượng cao (ST25) với diện tích 1.200 hécta/năm.

  +Tiểu vùng 2: Vùng sản xuất 2 màu, 1 lúa với diện tích 4.830 hécta/năm, sản lượng 422.000 tấn. Tập trung ở các xã Ngọc Biên – Long Hiệp – Hàm Giang – Đại An bao gồm: bắp giống, bắp nếp, ớt chỉ thiên, bí đỏ, dưa hấu, dưa leo, khoai môn, ... Đây là loại hình sản xuất mang tính ổn định, bền vững góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động thường xuyên ở vùng  nông thôn.

  + Tiểu vùng 3: Vùng nuôi thủy sản. Huyện có quy hoạch vùng nuôi thủy sản tập trung bao gồm các xã vùng ven sông Hậu gồm Kim Sơn, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu, Ngãi Xuyên, Hàm Tân, Định An, thị trấn Định An và Đại An với quy mô diện tích 1.610 hécta, sản lượng 48.713 tấn/năm. Hiện nay đang tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi, điện, giao thông tại xã Kim Sơn với số tiền trên 20 tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân nuôi thủy sản từng bước mở rộng quy mô, diện tích và đa dạng về con nuôi.

  + Tiểu vùng 4: Vùng sản xuất mía. Sản xuất mía nguyên liệu được nông dân ở một số xã sản xuất qua nhiều năm. Hiện nay toàn huyện có 1.200 hécta, sản lượng 120.000 tấn/năm. Đất sản xuất mía nguyên liệu tập trung ở các xã Lưu Nghiệp Anh, Kim Sơn, An Quảng Hữu, Hàm Tân. Loại hình sản xuất này được công ty cổ phần mía đường Trà Vinh đầu tư và bao tiêu sản phẩm, đã tạo được sự an tâm ổn định trong quá trình sản xuất. Tương ứng với mỗi tiểu vùng sản xuất, huyện xác định cây trồng, vật nuôi và thủy sản chủ lực để tập trung các giải pháp chỉ đạo phát triển phù hợp, nhờ vậy đến nay sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp của huyện phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Về tổng thể, kinh tế nông - ngư - lâm nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất, đồng thời giảm tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất chung của huyện; cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi, cây ăn quả, rau màu và thủy sản tiếp tục tăng.

  Tương ứng với mỗi tiểu vùng sản xuất, huyện xác định cây trồng, vật nuôi và thủy sản chủ lực để tập trung các giải pháp chỉ đạo phát triển phù hợp, nhờ vậy đến nay sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp của huyện phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Về tổng thể, kinh tế nông - ngư - lâm nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất, đồng thời giảm tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất chung của huyện; cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi, cây ăn quả, rau màu và thủy sản tiếp tục tăng.

  Trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, huyện xác định là cây lúa, cây ăn trái, rau, màu thực phẩm và nuôi bò, heo, gà vịt.

  Cây lúa với tổng diện tích sản xuất trên 14.500 hécta. Huyện đang hướng tới mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực là lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ. Phát triển chuỗi giá trị lúa chất lượng cao theo hướng nông nghiệp sạch quy mô liên xã. Mô hình sản xuất lúa sạch, an toàn thân thiện với môi trường thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.

  Các địa phương mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu. Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn qua các năm (từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2023) là 8.681,16 hécta, chuyển đất lúa kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng màu 5.208,60 héc ta. Bình quân năng suất lúa đạt 6,1 tấn/héc ta.

Giá trị sản xuất bình quân trên hécta đất nông nghiệp đạt 266,46 triệu đồng/hécta/năm, tăng 166,46 triệu đồng so năm 2016.

  Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng đóng góp quan trọng trong nền nông nghiệp của huyện, trong đó chăn nuôi bò, heo, gà, vịt đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giúp rất nhiều hộ nông dân thoát nghèo. Tổng đàn gia súc hiện có 105.630 con, trong đó đàn bò 46.536 con, đàn heo 59.094 con; Tổng đàn gia cầm 1.875.496 con, (tăng 55,1% so với năm 2016). Cơ cấu lại ngành chăn nuôi đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi, giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước hình thành các hộ chăn nuôi với quy mô trang trại, gia trại (hiện nay có mô hình trang trại gia công chăn nuôi heo sinh học khép kín, với số lượng 5.000 con/năm, sản lượng khoảng 475 tấn/năm được Công ty cổ phần chăn nuôi CP đầu tư và tiêu thụ sản phẩm). Mặt khác, việc đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm đã từng bước làm thay đổi tập quán trong sản xuất và kinh doanh, giúp người chăn nuôi chủ động trong công tác chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng, chống dịch bệnh và ổn định đầu ra.

  Thủy sản: Xác định nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ là thế mạnh của huyện, nhất là các xã vùng ven sông Hậu, trong những năm qua, huyện tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển ngành nuôi thủy sản. Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thủy sản 781,3 hécta; chuyển hình thức sản xuất mía và cây trồng khác kém hiệu quả sang nuôi cá lóc, cá thác lác, tôm thẻ chân trắng thâm canh. Bình quân hàng năm có 1.250 lượt hộ nuôi các loài thủy sản trên 1.700 héc ta mặt nước, tăng 651,2 hécta so năm 2016. Khai thác, đánh bắt thủy sản ở các xã ven biển góp phần tăng tổng sản lượng thủy sản. Giá trị sản phẩm bình quân trên 01 hécta đối với đất mặt nước nuôi thủy sản 2 tỷ 165 triệu đồng/năm, tăng 93,25 triệu đồng/hécta so với năm 2016.                                                                                                                                                 

Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, nhiều chính sách đã có tác động thúc đẩy phát triển sản xuất mang lại hiệu quả cao, như: chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa... Các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện đảm bảo phục vụ đa mục tiêu, được duy tu, nạo vét, chống xuống cấp, khơi thông dòng chảy đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu thông, sinh hoạt. Công tác tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất và xây dựng các mô hình trình diễn góp phần định hướng, hỗ trợ nông dân chuyển đổi, nâng cao chất lượng, năng suất hàng hóa nông sản đáp ứng yêu cầu sản xuất đa dạng, sát yêu cầu; tay nghề của người dân liên tục được nâng lên. Hỗ trợ giống lúa mới theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP của Chính phủ với số giống  199.170 kg, diện tích 19.917 héc ta, tổng số tiền hỗ trợ 14,2 tỷ đồng; Hỗ trợ sản xuất rau an toàn trong nhà lưới theo Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh cho 03 mô hình, số tiền 300 triệu đồng; Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho 01 HTX nông nghiệp số tiền 330 triệu đồng; Hỗ trợ nông dân thực hiện hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu và các loại cây trồng khác theo Nghị quyết 03/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, đã hỗ trợ 13 hộ xây dựng mô hình trồng ớt và rau màu trong nhà lưới, kinh phí hỗ trợ 1.150 triệu đồng.

2.3.2 Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ:

  Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển, giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm 2023 (theo giá 2010) được 8.903 tỷ đồng, đạt 63,8% kế hoạch năm,  trong đó: Khu vực I: 3.721 tỷ đồng, đạt 65,7% kế hoạch; khu vực II: 2.702 tỷ đồng, đạt 58,85% kế hoạch; khu vực III: 2.479 tỷ đồng, đạt 66,95% kế hoạch. Hệ thống chợ thương mại nông thôn ở các xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hóa của người dân. Mặt khác, huyện đã phối hợp với Sở Công thương tổ chức nhiều phiên chợ hàng Việt về nông thôn để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với hàng Việt Nam chất lượng cao, giá cả hợp lý. Đồng thời, thực hiện tốt quản lý thị trường, tăng cường chức năng quản lý nhà nước về chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

2.3.3 Một số kết quả chính: Thu nhập bình quân đầu người/năm và tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của huyện.

  - Thu nhập: Trước đây đời sống người dân còn nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất không cao, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế không đảm bảo, tiêu chí thu nhập không đạt. Cuối năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của huyện chỉ đạt 28 triệu đồng/người/năm.

  Khi triển khai xây dựng nông thôn mới nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện. Kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thông, thủy lợi, điện, chợ nông thôn… được đầu tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Trong lĩnh vực nông nghiệp, người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và phát triển bền vững, mở rộng liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, sản xuất lúa chất lượng cao, cải tạo vườn tạp, chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng màu có giá trị kinh tế cao như: Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao, nuôi cá lóc, cá thác lác, trồng lúa chất lượng cao, trồng bắp giống, bắp lai, nuôi heo sinh học, gà đệm lót sinh học... Phát triển mạnh vùng nuôi thủy sản với nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá lóc và cá thác lác cho lợi nhuận trung bình từ 300 triệu đồng/hécta (cao gấp 10 lần so với trồng lúa và trồng cây trồng khác).

  Trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại, xây dựng, nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh cá thể thành lập mới, hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; lao động làm công ăn lương thuộc khu vực Nhà nước, tại doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh cá thể mang lại thu nhập cao cho người dân trên địa bàn huyện... góp phần tăng thu nhập cho người dân.

- Thu nhập bình quân đầu người: Năm 2023 đạt 62,66 triệu đồng/người/năm (tăng 35,79 triệu đồng/người/năm so với năm 2016). Thực hiện quy trình thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, theo Quyết định số 1245/QĐ-BKHĐT ngày 30/6/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 62,66 triệu đồng/người/năm, trong đó mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 60,62 triệu đồng/người/năm, cụ thể: xã Phước Hưng đạt 56,1 triệu đồng/người/năm; xã Tập Sơn đạt 68,23 triệu đồng/người/năm; xã Tân Sơn đạt 57,82 triệu đồng/người/năm; xã An Quảng Hữu đạt 56,75 triệu đồng/người/năm; xã Lưu Nghiệp Anh đạt 65,95 triệu đồng/người/năm; xã Ngãi Xuyên đạt 56 triệu đồng/người/năm; xã Thanh Sơn đạt 56 triệu đồng/người/năm, xã Kim Sơn đạt 56 triệu đồng/người/năm, xã Hàm Giang đạt 56 triệu đồng/người/năm, xã Hàm Tân đạt 62,89 triệu đồng/người/năm, xã Đại An đạt 68,23 triệu đồng/người/năm, xã Định An đạt 65 triệu đồng/người/năm, xã Ngọc Biên đạt 68,15 triệu đồng/người/năm, xã Long Hiệp đạt 60 triệu đồng/người/năm, xã Tân Hiệp đạt 56,23 triệu đồng/người/năm.

* Đánh giá: Có 15/15 xã đạt tiêu chí 10 về thu nhập theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

- Nghèo đa chiều: Đầu năm 2020, huyện Trà Cú1.870 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,60% so với số hộ dân cư trên địa bàn huyện; hộ nghèo dân tộc Khmer 1.327 hộ, chiếm 5,06% so với tổng số hộ dân cư dân tộc Khmer (chiếm tỷ lệ 70,96% so với tổng số hộ nghèo toàn huyện)4.328 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 10,65% so với số hộ dân cư trên địa bàn huyện; hộ cận nghèo dân tộc Khmer 3.035 hộ, chiếm 11,58% so với tổng số hộ dân cư dân tộc Khmer (chiếm tỷ lệ 70,12% so với tổng số hộ cận nghèo toàn huyện). Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo 36 tháng; đồng thời triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn huyện, nhất là hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, đất ở, chính sách chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh, thông tin,…) để giúp hộ thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện chú trọng hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất đa dạng từ nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay, các chương trình, dự án để phát triển sản xuất; hướng dẫn hộ nghèo có kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả.

  Việc triển khai đồng bộ, kịp thời các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã tác động tích cực đến công tác giảm nghèo của địa phương, đến cuối năm 2021 huyện Trà Cú còn 251 hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, chiếm tỷ lệ 0,58% (giảm 4,02% so với năm 2021); hộ nghèo dân tộc Khmer 169 hộ, chiếm 0,73% so với tổng số hộ dân cư dân tộc Khmer (chiếm tỷ lệ 78,09% so với tổng số hộ nghèo toàn huyện) và hộ cận nghèo còn 2.276 hộ, chiếm tỷ lệ 5,25% so với số hộ dân cư trên địa bàn huyện (giảm 5,40% so với năm 2021); hộ cận nghèo dân tộc Khmer 1.958 hộ, chiếm 7,26% so với tổng số hộ dân cư dân tộc Khmer (chiếm tỷ lệ 86,03% so với tổng số hộ cận nghèo toàn huyện).

Triển khai thực hiện công tác tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, đầu năm 2022 huyện Trà Cú4.176 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,64% và 3.993 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 9,22% so với số hộ dân cư trên địa bàn huyện. Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2023 theo Công văn số: 1297/SLĐTBXH-VPBCĐGN của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh, ngày 12 tháng 6 năm 2023 về việc hỗ trợ, hướng dẫn rà soát, đánh giá Tiêu chí số 11 "Nghèo đa chiều", hoàn thành hồ sơ xây dựng huyện nông thôn mới trong năm 2023; kết quả rà soát đến tháng 8 năm 2023, huyện Trà Cú còn 1.011 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,33% so với tổng số hộ dân cư trên địa bàn huyện; hộ nghèo dân tộc Khmer 702 hộ, chiếm 2,63% so với tổng số hộ dân cư dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 69,44% so với tổng số hộ nghèo toàn huyện (có 613 hộ nghèo không có khả năng lao động, chiếm 60,63% so với tổng số hộ nghèo); hộ cận nghèo còn 1.216 hộ, chiếm tỷ lệ 2,80% so với tổng số hộ dân cư trên địa bàn huyện hộ cận nghèo dân tộc Khmer 788 hộ, chiếm 2,95% so với tổng số hộ dân cư dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 64,80% so với tổng số hộ cận nghèo toàn huyện (292 hộ cận nghèo không có khả năng lao động, chiếm 24,01% so với tổng số hộ cận nghèo) và toàn huyện có 15/15 xã có tỷ lệ nghèo đa chiều dưới 4%, trong đó có 04 xã (Tập Sơn, Đại An, Ngọc Biên và Long Hiệp) tỷ lệ nghèo đa chiều dưới 2,5%. (đính kèm phụ lục)

* Đánh giá: Có 15/15 xã đạt tiêu chí 11 nghèo đa chiều theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.3.4 Về Lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ:

Khi chưa thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo rất thấp, cụ thể năm 2015 sau khi tách xã Đôn Châu và xã Đôn Xuân  cho huyện Duyên Hải thì huyện còn 90.020/97.039 lao động trong độ tuổi có việc làm, chiếm tỷ lệ 92,77%, do phần lớn lực lượng lao động làm nông nghiệp nên năng suất lao động thấp.

Khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, việc rà soát lao động trong độ tuổi được thực hiện chặt chẽ hơn, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với giới thiệu việc làm, thực hiện tốt công tác liên kết, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động ở địa phương đến làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và lao động có thời hạn ở nước ngoài. Trong những năm qua, huyện đã liên kết đào tạo được trên 72 lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, có 1.579 học viên tham gia học tập. Đến nay, trên địa bàn huyện có 109.946/118.143 người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động và có việc làm, đạt tỷ lệ 93,06%. Trong đó, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của toàn huyện đạt trên 70%; có 08 xã gồm: Tập Sơn, Tân Sơn, An Quảng Hữu, Hàm Tân, Đại An, Ngọc Biên, Long Hiệp và Tân Hiệp đều đạt trên 75%); tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng, chỉ trên địa bàn huyện đạt 33,38% (Trong đó, có 10 xã gồm: Phước Hưng, Tập Sơn, Tân Sơn, An Quảng Hữu, Thanh Sơn, Hàm Tân, Đại An, Ngọc Biên, Long Hiệp và Tân Hiệp đều đạt trên 30%). (Đính kèm Phụ lục).

* Đánh giá: có 15/15 xã đạt tiêu chí về lao động theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.3.5 Về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn:

Trà Cú xác định nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế quan trọng của huyện giai đoạn 2020 - 2025. Vì vậy trong những năm qua Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 31/5/2021 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 18/3/2022 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 18/5/2022 về việc phát triển xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện. Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó đề ra giải pháp trọng tâm là phải tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, tăng giá trị, hiệu quả - xem đây là giải pháp then chốt, có tính đột phá trong kế hoạch phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện ổn định trên 21.000 hécta, với nhiều loại giống cây trồng chủ lực như lúa, mía, bắp, ớt chỉ thiên; đàn vật nuôi chủ lực của huyện là nuôi bò sinh sản, nuôi bò vỗ béo, về thủy sản có tôm thẻ chân trắng, cá lóc, cá thác lác, tôm càng xanh... (về qui mô, sản lượng và chất lượng hàng hóa tăng 10 mô hình so năm 2010). Ngành nông nghiệp huyện tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng liên kết chuỗi, kinh tế hợp tác và nhân rộng các mô hình sản xuất đang thực hiện hiệu quả. Hiện nay trên địa bàn huyện có 22 HTX Nông nghiệp, hoạt động gắn với thương mại, dịch vụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm, với tổng số 958 thành viên, vốn điều lệ thực góp 19.969 triệu đồng (tăng 13 HTX so với cuối năm 2010); trong đó: (xã Phước Hưng: HTX nông nghiệp Phước Hưng; xã Tập Sơn: HTX nông nghiệp Thiện Phước; xã Tân Sơn: HTX nông nghiệp thương mại và sản xuất dịch vụ Tân Thịnh; xã An Quảng Hữu: HTX nông nghiệp An Quảng Hữu; xã Lưu Nghiệp Anh: HTX nông nghiệp Lưu Nghiệp Anh; xã Ngãi Xuyên: HTX nông nghiệp Tân Tiến Hưng, xã Thanh Sơn: HTX nông nghiệp - thủy sản Duy Linh, xã Hàm Giang: HTX nông nghiệp Phát Đạt; xã Hàm Tân: HTX nông nghiệp Phú Nông Hàm Tân; xã Đại An: HTX nông nghiệp Thương mại dịch vụ Đại An; xã Định An: HTX nông nghiệp An Thới; xã Kim Sơn: HTX nông nghiệp thủy sản Kim Sơn; xã Ngọc Biên: HTX nông nghiệp Ngọc Biên và HTX nông nghiệp Thành Công; xã Long Hiệp: HTX nông nghiệp Long Hiệp và HTX nông nghiệp hữu cơ Long Hiệp; xã Tân Hiệp: HTX nông nghiệp Tân Hiệp). Lao động thường xuyên trong HTX là 291 người, số lao động này đồng thời cũng là thành viên của HTX và có thu nhập bình quân đạt 5 triệu/tháng. Hiện nay 100% HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện đã chuyển đổi và hoạt động theo đúng Luật HTX năm 2012. Các Hợp tác xã xây dựng và thực hiện theo phương án sản xuất kinh doanh hàng năm, có trích lập quỹ đầu tư phát triển và thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định. Doanh thu bình quân của các hợp tác xã khoảng 24.037 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân khoảng 83,5 triệu đồng/năm; đã tạo việc làm cho 220 lượt lao động công nhật địa phương với thu nhập từ 60 triệu đồng/người/năm. Lợi nhuận bình quân hợp tác xã mang lại cho thành viên thấp, khoảng 0,38 triệu đồng/năm, từ hoạt động cung ứng vật tư nông nghiệp, thuỷ sản (phân, giống, thuốc thuỷ sản,...) cho thành viên thấp hơn giá thị trường, chênh lệch trong việc thu mua giá cao hơn thị trường.

  Toàn huyện có 13 hợp tác xã có hợp đồng liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp, thương lái (HTX nông nghiệp Thành Công, xã Ngọc Biên; HTX nông nghiệp Long Hiệp, xã Long Hiệp; HTX nông nghiệp hữu cơ Long Hiệp, xã Long Hiệp; HTX nông nghiệp Ngọc Biên, xã Ngọc Biên; HTX nông nghiệp Tân Hiệp, xã Tân Hiệp; HTX nông nghiệp thương mại và sản xuất dịch vụ Tân Thịnh, xã Tân Sơn; HTX nông nghiệp An Thới, xã Định An; HTX nông  nghiệp Tân Tiến Hưng, xã Ngãi Xuyên; HTX dịch vụ nông nghiệp Phát Đạt, xã Hàm Giang; HTX nông nghiệp thương mại dịch vụ Đại An, xã Đại An; HTX nông nghiệp Phú Nông Hàm Tân, xã Hàm Tân; HTX nông nghiệp Thiện Phước, xã Tập Sơn; HTX nông nghiệp - thủy sản Kim Sơn, xã Kim Sơn). Mỗi hợp tác xã cung cấp ít nhất một dịch vụ cơ bản, thiết yếu phục vụ thành viên HTX; các HTX nông nghiệp hỗ trợ phát triển kinh tế cho thành viên, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ với chất lượng ngày càng tăng, giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và quy mô hoạt động của kinh tế thành viên. Đồng thời, còn đem lại hiệu quả về mặt xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội địa phương; góp phần tích cực cùng chính quyền địa phương xây dựng Nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Bên cạnh đó, ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nhiều HTX hoạt động có lãi, hàng năm đã tham gia đóng góp kinh phí cùng địa phương xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

  Năm 2023, đánh giá chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 06 HTX đạt loại khá, có số điểm đánh giá trung bình từ 65 điểm trở lên, riêng HTX nông nghiệp Long Hiệp, HTX nông nghiệp Tân Hiệp đánh giá đạt loại tốt, có số điểm trung bình đạt 88,5 điểm.

  Kết quả thực hiện mô hình liên kết tiêu thụ đảm bảo bền vững và hiệu quả trên địa bàn các xã của huyện:

  Thực hiện chủ trương liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, huyện đã xây dựng và phát triển được một số chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, điển hình như:

- Trên lĩnh vực thủy sản (nuôi tôm thẻ chân trắng, cá lóc, thác lác), có mô hình nuôi cá lóc với diện tích 150 ha, sản lượng 22.500 tấn, có 215 hộ tham gia liên kết với đại lý phân phối thức ăn Minh Đức đầu tư và thu mua sản phẩm giá bán cao hơn thị trường từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, tổng lợi nhuận của người dân tham gia mô hình cao hơn bên ngoài từ 30-50 triệu đồng/héc ta.

  - Trên lĩnh vực nông nghiệp điển hình có mô hình xã Ngọc Biên về tổ hợp tác có 24 tổ hợp tác với 658 thành viên tham gia, trong đó 15 tổ sản xuất lúa chất lượng cao với qui mô diện tích 300 hécta /vụ, có 440 thành viên tham gia, năng suất bình quân 5,5 tấn/ hécta, lợi nhuận bình quân: 28 triệu đồng/hécta, mô hình trồng màu có 09 tổ, với diện tích sản xuất 246 ha/2 vụ, có 218 thành viên, năng suất bình quân 10 tấn/ hécta, lợi nhuận bình quân: 80 triệu đồng/ hécta; Mô hình sản xuất bắp giống của xã Long Hiệp có 168 hộ đăng ký tham gia trong tổ sản xuất với diện tích 128 hécta, được Công ty giống cây trồng miền Nam đầu tư giống và phân bón, hỗ trợ về kỹ thuật, giá bao tiêu 8.300đ/kg. Mô hình trồng mía đường có 1.018 hộ trồng (trên địa bàn các xã Kim Sơn, Lưu nghiệp Anh, An Quảng Hữu), diện tích 912 hécta, sản lượng 75.000 tấn, liên kết với Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh hợp đồng đầu tư và thu mua mía nguyên liệu; Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao xã An Quảng Hữu có 02 tổ hợp tác với 40 thành viên, liên kết với Hợp tác xã đầu tư và thu mua sản phẩm

  Trên lĩnh vực chăn nuôi có mô hình nuôi heo sinh học khép kín trên địa bàn xã Ngọc Biên, liên kết gia công với công ty cổ phần thức ăn CP, với số lượng 5.000 con/năm, sản lượng khoảng 475 tấn/năm được Công ty cổ phần chăn nuôi CP đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

 Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP: Các xã đều có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực được thực hiện truy xuất nguồn gốc và được cấp giấy chứng nhận VietGAP hoặc tương đương gắn với xây dựng vùng nguyên liệu tập trung thực hiện, một số hộ thực hiện mô hình VietGAP như: Có 15/15 xã đã được cấp mã vùng trồng: Phước Hưng (VN-84-849-29464-8-23), Tập Sơn (VN-84-849-29467-2-23), Tân Sơn (VN-84-849-29470-1-23), An Quảng Hữu (VN-TVOR.0077.L.U.A.CHINA), Lưu Nghiệp Anh (VN-84-849-29476-4-23), Ngãi Xuyên (VN-84-849-29479-3-23), Kim Sơn (VN-84-849-29482-ll-23), Thanh Sơn (VN-84-849-29485-10-23), Hàm Giang (VN-84-849-29488-12-23), Hàm Tân (VN-84-849-29489-5-23), Đại An (VN-84-849-29491-7-23), Định An (VN-84-849-29494-9-23), Ngọc Biên (TV-TC-NB-GC-HTXNNTC-OT), Long Hiệp (VN-84-849-29506-6-23), Tân Hiệp (VN-84-849-29507-11-23). Trong đó có 02 xã gồm Ngọc Biên và An Quảng Hữu được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU và Thụy Sỹ, còn lại 13 xã có mã vùng trồng trong nước, các xã đang triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương. Hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa – màu tập trung tại ấp Trà Tro A, B, C và ấp Nhuệ Tứ A – B, xã Hàm Giang, ấp Sà Vần, Tha La, Tắc Hố, xã Ngọc Biên, ấp Giồng Chanh A - B, xã Long Hiệp, quy mô trên 450 héc ta. Huyện có ba làng nghề được công nhận gồm: Làng nghề sản xuất các sản phẩm từ tre, trúc, tầm vong xã Hàm Giang theo Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Làng nghề đan đát xã Đại An theo Quyết định số 2030/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân theo Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Các Làng nghề Công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề được thực hiện với hình thức tự quản. Làng nghề có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề; hiện tại nước thải sản xuất của các cơ sở, hộ gia đình tại làng nghề được các cơ sở, hộ gia đình tự xây dựng công trình xử lý nước thải tại chỗ không gây ô nhiễm môi trường.

Các xã trên địa bàn huyện đều có ban hành quyết định thành lập tổ Khuyến nông cộng đồng (15 tổ /15 xã với 105 thành viên), thành phần nòng cốt của tổ Khuyến nông là công chức nông nghiệp xã, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi của xã đảm bảo hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định.

(Đính kèm Phụ lục Biểu tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Cú).

 * Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí về Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường

Các nội dung về văn hóa, giáo dục, y tế và công tác bảo vệ môi trường được Ủy ban nhân dân huyện xác định thuộc các tiêu chí mềm, phải có sự chung sức, đồng thuận tham gia của tất cả người dân trên địa bàn, được xác định là nhiệm vụ quan trọng trước mắt trong xây dựng nông thôn mới, nhất là tiêu chí về môi trường.

2.4.1 Về Giáo dục và Đào tạo:

Từ khi triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chất lượng giáo dục trên địa bàn các xã, thị trấn từng bước được củng cố và nâng lên. Việc chăm sóc giáo dục trẻ em luôn được quan tâm đúng mức, đội ngũ nhà giáo ngày càng được cng cố cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ đổi mới giáo dục, hiện tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tính đến ngày 24/8/2023 là 1.665 người (tăng 267 người so với năm 2015). Trong đó: số giáo viên, cán bộ quản lý trình độ thạc sĩ 06/1.665 người (chiếm 0,36%), trình độ đại học 1.639/1.665 người (chiếm 98,43%), trình độ cao đẳng, trung cấp 20/1.665 người (chiếm 1,21%).

Có 27/64 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 42,18% (Mẫu giáo: 03 trường, Tiểu học: 15 trường,  THCS: 05 trường, THPT: 05 trường).

Huy động trẻ nhà trẻ đến trường: Trẻ 3-5 tuổi đến trường tỉ lệ: 87,81%. Riêng trẻ 5 tuổi đến trường tỉ lệ: 103,8%.

Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi: Tiểu học tỷ lệ 100%. Trung học cơ sở tỷ lệ  99%.

Công tác Phổ cập giáo dục: có 15/15 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi;  15/15 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 15/15 xã, đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3 (tăng 10 xã); 17/17 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học ; 17/17 xã đạt chuẩn xoá mũ chữ mức độ 2. Huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Năm học 2022-2023, có 1.811 học sinh thuộc 15/15 xã và hai thị trấn tốt nghiệp Trung học cơ sở, trong đó có 1.597 học sinh được tiếp tục học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông, học nghề) năm học 2023-2024, tỷ lệ 88,2% so quy định.

Năm 2023 Trung tâm học tập cộng đồng của 15/15 xã và hai thị trấn được đánh giá xếp loại Tốt; Cộng đồng học tập cấp xã năm 2023 có 15/15 xã và 02 thị trấn được đánh giá xếp loại Tốt

* Đánh giá: 15/15 xã và hai thị trấn đạt tiêu chí 14 về Giáo dục và đào tạo theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.4.2 Về Y tế:

Công tác chăm sóc y tế, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được huyện chú trọng quan tâm. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Huyện ủy đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời cho nhóm đối tượng tham gia. Trong giai đoạn 2015-2020 các xã thuộc chương trình 135 và xã bãi ngang ven biển được Nhà nước hỗ trợ 100% về thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên trong giai đoạn 2021-2025 các xã đã thoát ra khỏi xã thuộc chương trình hỗ trợ thì người dân phải tự nguyện mua bảo hiểm y tế theo quy định, hiện còn chủ yếu các nhóm đối tượng được cấp thẻ là hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội. Còn lại nhóm đối tượng tự tham gia bảo hiểm y tế là rất cao.

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên gắn với nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện từng tiêu chí. Việc thành lập Ban chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương bảo hiểm y tế toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đã góp phần nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng lên đáng kể. Đến nay, tổng số người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90%.

Giai đoạn 2015-2022, Trung tâm Y tế huyện đã triển khai thực hiện tiêu chí quốc gia về y tế xã, kết quả đến nay có 15/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT của Bộ Y tế; quản lý 10.167 trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có 431 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, chiếm tỷ lệ 4,33%; tỷ lệ người dân trên địa bàn các xã có sổ khám bệnh điện tử đạt trên 63,18%. Chất lượng khám, chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư mua sắm mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trong cộng đồng. (Đính kèm Phụ lục 7 Biểu tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu về y tế trên địa bàn huyện Trà Cú).

* Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 15 về Y tế theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.4.3 Về Văn hóa:

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được phát huy hiệu quả, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được chăm lo. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội gắn với Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện có chuyển biến tích cực, các hủ tục lạc hậu được loại bỏ; nét đẹp văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động lễ hội được giữ gìn và phát huy. Công tác bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình được quan tâm, nhiều câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình phát huy hiệu quả hoạt động. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên, đặc biệt là trong các dịp lễ, hội, tết trong vùng đồng bào dân tộc Khmer thu hút nhiều người tham gia, phát huy được các thiết chế đã đầu tư, góp phần đáng kể trong luyện tập, nâng cao thể lực, sức khỏe, hạnh phúc gia đình.

Trong phát triển xây dựng nếp sống văn hóa - nông thôn mới: 15 xã trong huyện có 40.290/40.431 hộ([6]) đăng ký gia đình văn hóa, đạt 99,6%. Năm 2022 Ban Chỉ đạo huyện xét có 111/115 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa, đạt 96,52%, có 15/15 xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới, đạt 100%; 15/15 xã được UBND huyện phê duyệt công nhận quy ước của 115/115 ấp đảm bảo theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, đạt 100% và được nêm yết công khai tại Nhà văn hóa ấp, khóm đúng theo quy định.

Trên địa bàn huyện có 37 chùa Khmer phật giáo Nam tông là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào Khmer; là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, chùa còn là thư viện lưu trữ các thư tịch cổ, nơi bảo tồn, lưu giữ di sản văn hóa của đồng bào Khmer qua các thời kỳ lịch sử; là nơi truyền đạo lý Phật giáo và dạy học ngữ văn Khmer, Pali Khmer cho con em đồng bào Khmer. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào Khmer trên địa bàn huyện, hình thành nên các sản phẩm du lịch để thu hút và giới thiệu tới du khách gần xa.

* Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 16 về Văn hóa theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1036/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.4.4 Về môi trường và an toàn thực phẩm:

          Khi chưa thực hiện xây dựng nông thôn mới, tình hình môi trường nông thôn còn nhiều hạn chế, rác thải sinh hoạt được thu gom nhưng chưa đảm bảo xử lý tập trung, chất thải chăn nuôi còn nhiều trường hợp thải trực tiếp ra môi trường, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ, cảnh quang môi trường chưa được quan tâm cải tạo, an toàn thực phẩm chưa được chú trọng, mỗi nơi làm một kiểu, chưa có sự thống nhất, do đó năm 2015 chưa có xã đạt tiêu chí môi trường.

          Sau khi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai, công tác bảo vệ môi trường đã được các cấp chính quyền triển khai thực hiện sâu rộng và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.

          Các xã trên địa bàn huyện đều đánh giá đạt các chỉ tiêu về môi trường và an toàn thực phẩm, cụ thể:

Khu vực nông thôn 15/15 xã của huyện có 19 Trạm cấp nước/Nhà máy nước tập trung và 1 nhà máy cấp nước của công ty cổ phần cấp thoát nước Trà Vinh quản lý, công suất các trạm cấp nước đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân; có 29.788 hộ/40.431 hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung, đạt tỷ lệ 73,68% số hộ sinh sống ở khu vực nông thôn. Xã có tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch cao nhất là xã Ngọc Biên (2.368/ 2368 hộ đạt 100%); xã có tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch thấp nhất là xã Thanh Sơn 1.197/2.338 hộ, đạt 51,2%). Lượng nước tiêu thụ bình quân đầu người/ngày đêm là 81 lít. Bên cạnh đó, các hộ dân hiện nay đa số sử dụng nước uống đóng chai đạt quy chuẩn được sản xuất trong và ngoài địa phương.

          - Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường:

          Thời gian qua chính quyền địa phương luôn tập trung làm tốt công tác tuyên tuyền vận động đến tất cả các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Qua kiểm tra, các cơ sở đều đảm bảo vệ sinh, đảm bảo quy định về môi trường, không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đến nay, trên địa bàn 15 xã có 247/ 247 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng có đăng ký thủ tục môi trường, thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung về bảo vệ môi trường đã cam kết, đạt tỷ lệ 100%.

Trên địa bàn huyện các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, các hộ nuôi đều tuân thủ theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản của huyện, nước thải nuôi trồng thủy sản được xử lý qua ao lắng và có áp dụng biện pháp xử lý môi trường như phương pháp hóa học, sinh học trước khi thải ra môi trường.

          Huyện có ba (03) làng nghề được công nhận là Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp (tre, trúc, tầm vong) tại xã Hàm Giang. Theo Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 06/01/2021 của UBND huyện về phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường Làng nghề tiểu thủ công nghiệp (tre, trúc, tầm vong) xã Hàm Giang; Làng nghề dệt chiếu tại xã Hàm Tân theo Quyết định số 2315/QĐ–UBND ngày 31/3/2014 của UBND tỉnh; Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 của UBND huyện về phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân; Làng nghề xã Đại An theo Quyết định số 2030/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh; Quyết định số 4263/QĐ-UBND huyện ngày 11/12/2018 về phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường làng nghề  đan lát xã Đại An. Các Làng nghề Công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề được thực hiện với hình thức tự quản. Làng nghề có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề; hiện tại nước thải sản xuất của các cơ sở, hộ gia đình tại làng nghề được các cơ sở, hộ gia đình tự xây dựng công trình xử lý nước thải tại chỗ không gây ô nhiễm môi trường.

          - Về xây dựng cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn:

          Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 04/ KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đó, việc xây dựng cảnh quan môi trường, hệ thống cây xanh trên địa bàn được tăng cường trồng mới phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo cảnh quan cũng như cải thiện môi trường không khí, đặc biệt tại trụ sở cơ quan, trường học, các tuyến đường giao thông... Các tuyến đường làng, ngõ xóm, kênh mương, ao hồ và các khu vực công cộng được vệ sinh môi trường thường xuyên sạch sẽ, thông qua các phong trào "Thứ bảy tình nguyện", “Chủ Nhật xanh” của các xã, thị trấn; phong trào “5 không 3 sạch”, “Tuyến đường hoa” của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, “Câu lạc bộ bảo vệ môi trường” của Hội Cựu Chiến binh, Cơ sở tôn giáo; 100% số xã đạt chỉ tiêu cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Trong năm 2022, tổ chức các hoạt động hưởng ứng chỉ thị 15 (nay là chỉ thị 27) được 1.643 cuộc; lực lượng tham gia 49.433 người ( trong đó 15.512 người dân), chiều dài thực hiện 1.320 km, lượng rác thu gom 34,629 m3, cây xanh dọc các tuyến đường 484.590 cây (hoa giấy, bông trang, cây điệp lùn….); Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổ chức các hoạt động hưởng ứng chỉ thị 27 được 671 cuộc, lực lượng tham gia 14.826 người (trong đó 5.712 người dân), chiều dài thực hiện 272,449 km, lượng rác thu gom 272,44 m3,  cây xanh dọc các tuyến đường  484.809 cây (hoa giấy, bông trang, cây điệp lùn ….). Cơ quan, trường học trên địa bàn các xã nông thôn mới đều đảm bảo xanh - sạch - đẹp và được công nhận cơ quan văn hoá, đạt 100%.

          - Về đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: Các xã trên địa bàn huyện có bố trí quỹ đất, xây dựng khu vui chơi công cộng được trồng cây xanh (gồm: bằng lăng, sao, dầu, sưa đỏ và một số loài hoa thân thảo) với tổng diện tích hơn 568.726m2; có 37 điểm chùa với tổng diện tích 555.000m2 là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc Khmer, được trồng cây xanh thân gỗ lớn như dầu, sao, bằng lăng tím; có quảng trường văn hóa được bố trí 8.900m2 để trồng cây xanh trong khuôn viên. Tổng diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư toàn huyện đạt trên  568.725,8 m2/ 135.801 người, đạt 4,19 m2/ người

- Về mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch: Về mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch: Trên địa bàn 15 xã có 37 nhà hỏa táng tại các chùa Khmer, 01 nghĩa trang liệt sĩ cấp huyện, 11 nghĩa trang nhân dân. Các nhà hoả táng đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý khí thải, sau khi hỏa táng xong nước xử lý khói được tháo xuống 2 hầm chứa có xử lý sát trùng, lắng, lọc bằng than và vôi.

Theo Đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện đã quy hoạch 11 nghĩa trang nhân dân tại các xã Phước Hưng, Ngọc Biên, Đại An, Lưu Nghiệp Anh, Long Hiệp, Hàm Tân, Thanh Sơn, An Quảng Hữu, Tân Sơn, Tập Sơn và Ngãi Xuyên. Các nhà hỏa táng nghĩa và nghĩa trang nhân dân trên địa bàn huyện được xây dựng đảm bảo đúng quy định và theo quy hoạch.

Ngoài ra, người dân thực hiện việc mai táng theo tập tục địa phương, hình thức địa táng tại đất nhà hoặc tại các nghĩa địa nhân dân và nghĩa địa gia đình, dòng tộc. Diện tích nghĩa địa nhân dân trên địa bàn huyện nằm rải rác tại các xã, việc chôn cất tại các nghĩa địa xa khu dân cư, không gây tác động xấu đến môi trường đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt và sản xuất đối với các hộ dân xung quanh. Việc tang được tổ chức theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang theo quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (Hướng dẫn số 734/HD-SVHTTDL ngày 11/7/2017 của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch): tất cả các xã trên địa bàn huyện đã tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; từ đó, nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, tổ chức việc cưới, việc tang trên địa bàn được thực hiện theo đúng quy định.

Trạm Y tế các xã đều có hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo vệ sinh trong hoạt động mai táng trên địa bàn. Đến nay, tất cả các xã không vi phạm quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm hoặc không do dịch bệnh gây ra; thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng hỏa táng.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định:

* Tình hình ban hành và thực hiện đề án thu gom, quản lý chất thải rắn:

Huyện Trà Cú thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng theo Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 của Ủy ban nhân dân huyện về phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Trà Cú giai đoạn 2021-2023.

Với quy mô dân số 147.419 nhân khẩu, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 70,61tấn/ngày[7]. Huyện Trà Cú hợp đồng với HTX xây dựng – Môi trường Trà Vinh theo hợp đồng số 16/HĐ-PTNMT về việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Trà Cú giai đoạn 2021- 2023. Huyện bố trí 878 thùng rác tại các điểm chợ, trường học, khu dân cư, trạm y tế và trên các đường xe thu gom. Đơn vị thu gom bố trí 05 xe chuyên dụng ( 2 xe chính, 3 xe tăng cường) đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về BVMT để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày của huyện với khối lượng 26,2 tấn/ngày về xử lý tại Bải rác Long Hiệp, Bải rác Tiểu Cần, Bải rác Cầu Ngang.

Các xã triển khai, hướng dẫn cho các hộ gia đình tham gia các mô hình phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, đến nay có 110 mô hình với 14.709  hộ tham gia (tương đương khoảng 34.137 người), ước tính khối lượng xử lý khoảng 16,61 tấn/ngày.

Đối với các hộ gia đình tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có xe thu gom rác đến được thì thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng dẫn của chính quyền địa phương bằng cách ủ phân hữu cơ, tham gia các mô hình với khoảng 14.709 hộ (tương đương khoảng 34.137 người) ước tính khối lượng xử lý khoảng 16,61 tấn/ngày, phân loại và đào hố chôn lấp hợp vệ sinh trong khuôn viên đất tại hộ gia đình 21,5 tấn/ ngày.

  Lượng rác thải sinh hoạt của các xã được thu gom, xử lý từ 85,15% đến 98,65%.

- Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn huyện: Chất thải rắn nông nghiệp chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp có tính tái sử dụng cao thường được Nhân dân tận dụng cho mục đích chăn nuôi và trồng trọt. Các hộ dân, chủ cơ sở tự thu gom, xử lý chất thải rắn nông nghiệp như: rơm dùng máy cuộn thành cục làm thức ăn cho gia súc, trồng hoa màu các loại, thân cây Đậu phộng và một số loại cây hoa màu khác được tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc dùng máy cày, xới pha trộn vào đất tạo thành phân hữu cơ tạo độ phì nhiêu cho đất. Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 mô hình thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải hữu cơ từ nguồn nguyên liệu chính là Bã bùn mía, tro lò và than bùn từ Công ty Cổ phần mía đường Trà Vinh tại xã Lưu Nghiệp Anh để tái chế thành phân bón Hữu cơ vi sinh Hudavil. Riêng về chất thải rắn từ vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thủy sản thì được thu gom vào các bể chứa ở các khu vực sản xuất tập trung và thu gom xử lý theo quy định tầng suất năm/01 lần. Năm 2023 Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành ký hợp đồng với công ty TNHHMTV Môi Trường Đô Thị Thành phố Hồ Chí Minh và thu gom và xử lý.

- Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT

Tình hình thu gom, xử lý chất thải nguy hại (bao bì thuốc bảo vệ thực vật) trên địa bàn:

Bao gói thuốc bảo vệ thực vật do có chứa thành phần nguy hại và tồn lưu lâu ngoài môi trường nên có tuyên truyền đến nông dân và tổ chức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Toàn huyện đã bố trí 441 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật đúng theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT. Năm 2022, Phòng Tài nguyên – Môi trường ký hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị TPHCM, Hợp đồng Kinh tế  số 3500/HĐ-MTĐT-NH/22.4.VX về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại ở các xã Đại An, Hàm Tân, Tập Sơn, Tân Sơn, Thanh Sơn, Long Hiệp. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền và nhân rộng mô hình bể thu gom để hạn chế tình trạng nông dân thải bỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trực tiếp ngoài đồng. Năm 2023 Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành ký hợp đồng với công ty TNHHMTV Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thu gom, xử lý 3,9 tấn. Về tình hình thu gom, xử lý chất thải y tế trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý rác y tế theo cụm là Bệnh viện đa khoa khu vực Tiểu Cần.

- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch: Thực hiện nề nếp sinh hoạt theo chuẩn văn hóa nông thôn mới đến nay, tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch trên địa bàn 15 xã là 33.968/40.431 hộ, đạt 84,01%.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường (đạt >=70%): Trong chăn nuôi thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi có ý thức bảo vệ môi trường, phát các tờ rơi hướng dẫn xử lý rác thải trong chăn nuôi cũng như tập huấn phương pháp xây dựng hầm biogas đảm bảo vệ sinh môi trường. Cơ sở chăn nuôi đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định của Luật Thú y. Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, chất thải chăn nuôi cơ bản được thu gom xử lý theo Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đến nay, 15 xã có 10.886/12.467 hộ, đạt 87,3% so tổng số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường.

- Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm: Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm kịp thời quán triệt và xây dựng các Kế hoạch để thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh về an toàn thực phẩm như công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm được duy trì thường xuyên và được tổ chức thành các đợt cao điểm hàng năm trong các ngày lễ, ngày tết, tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn (15 xã) 10.830 hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, các hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó có 1.251 hộ, cơ sở được cấp chứng nhận ATTP và được kiểm tra giám sát, (lĩnh vực Y tế 1.219 hộ, cơ sở, lĩnh vực nông nghiệp có 32 hộ, cơ sở), có 9.579 hộ, cơ sở thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh an toàn theo quy định.

  - Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn: Các hộ gia đình trên địa bàn các xã của huyện, chủ yếu sống trong khu vực nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản. Các xã trên địa bàn huyện có những cách làm và giải pháp triển khai khác nhau về công tác tuyên truyền, vận động và xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn, tuy nhiên, trong cách làm của các xã đều có điểm chung là triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và xây dựng mô hình phân loại rác tại hộ gia đình, nhằm nâng cao ý thức người dân về phân loại rác, góp phần giảm thiểu lượng rác đưa đi xử lý và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong đời sống người dân. Đặc biệt phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nâng cao nhận thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Đến nay, trên địa bàn 15 xã có 19.259/40.431 hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, chiếm tỷ lệ 47,63%.

- Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định:

Thực hiện Công văn số 766-CV/TV ngày 03/10/2019 của Tỉnh ủy Trà Vinh về tăng cường các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 22/10/2019 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc triển khai thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Công văn số 2141/STNMT-QLMT ngày 05/8/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện chống rác thải nhựa đến cán bộ, đảng viên tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Đến nay, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện tốt theo chỉ đạo. UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các ngành và địa phương tuyên truyền phổ biến, quán triệt đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện không thải bỏ rác thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao hồ, kênh, rạch, sông.

- Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hỗ trợ huyện triển khai xây dựng mô hình thu gom, xử lý chất thải nhựa tại 10 xã và 10 cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện.

- Chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động du lịch: các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện điều có các thùng để thu gom chất thải nhựa sau đó được bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Đối với nuôi trồng và khai thác thủy sản: Tuyên truyền vận động các hộ dân thực hiện thu gom bán phế liệu.

- Trên địa bàn huyện hiện nay có 147.419 nhân khẩu, Tiểu thương của các chợ (1.748), Trường Trung học phổ thông (2.958 học sinh), Trường Trung học cơ sở (9.123 học sinh), Trường Tiểu học (13.416 học sinh), Trường Mẫu giáo (5.507 trẻ) theo đó lượng rác thải nhựa phát sinh trung bình ước tính khoảng 5.077,03 kg/ngày. Trên cơ sở đó huyện triển khai lồng ghép mô hình của Hội đoàn thể tuyên truyền vận động người dân tham gia thu gom, tái sử dụng, tái chế, chất thải nhựa, không bỏ trực tiếp ra môi trường, sông rạch, chất thải nhựa được thu gom, xử lý theo quy định, cụ thể như sau: Mô hình thu gom, tái chế  chất thải nhựa  có 100.378 nhân khẩu tham gia tương ứng 3.412,85 kg/ngày, xây dựng mô hình thu gom tại các trường: Trường Trung học phổ thông 2.958 học sinh tham gia (5,92 kg/ngày), Trường Trung học cơ sở 9.123 học sinh tham gia (18,25kg/ngày), Trường Tiểu học 13.416 học sinh tham gia (17,44 kg/ngày). Trường Mẫu giáo 5.507 trẻ tham gia (2,20 kg/ngày) và chợ có 1.437 tiểu thương tham gia (17,24 kg/ngày). Tổng lượng chất thải nhựa được thu gom đem tái sử dụng, tái chế ước tính khoảng 3.477,63 kg/ngày. Tỷ lệ chất thải nhựa tại các xã từ 50,18 % đến 88,7 %.

* Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội

2.5.1 Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

Trước năm 2015 số lượng cán bộ, công chức cấp xã đủ theo quy định, nhưng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đạt theo tiêu chuẩn theo quy định. Thực hiện Nghị quyết số 934/NQ-UBTVQH13 ngày 15/05/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến nay tổng số cán bộ, công chức của 15/15 xã đều đáp ứng tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của Trung ương, của tỉnh. Do vậy, từ năm 2022 đến nay số lượng cán bộ, công chức cấp xã đã bố trí theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã được quy định cụ thể, huyện Trà Cú17 đơn vị hành chính cấp xã (09 xã loại I, 06 xã và 01 thị trấn loại II và 01 thị trấn loại III); hiện cán bộ, công chức có mặt 350/356 số lượng cán bộ, công chức (không tính Trưởng Công an chính quy); Còn 06 chỉ tiêu chưa thực hiện do sắp xếp công tác cán bộ (Tập Sơn, Tân Sơn, Ngãi Xuyên, Kim Sơn, An Quảng Hữu, Tân Hiệp), Ủy ban nhân dân huyện đang thực hiện quy trình, thủ tục tuyển dụng công chức cấp xã trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

15/15đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định gồm: Đảng bộ, chính quyền; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Công đoàn. Cuối năm 2022 qua đánh giá có 15/15 xã, các tổ chức chính trị xã hội đều được cơ quan cấp trên công nhận đạt loại tốt trở lên, hàng năm Đảng bộ chính quyền các xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Qua kiểm tra đánh giá thực hiện chuẩn TCPL năm 2022 có 16/17 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (01 xã không đạt do có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã bị xử lý kỷ luật do vi phạm pháp luật), được Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định công nhận theo quy định và từ đầu năm 2023 đến nay 17/17 xã, thị trấn tiếp tục xây dựng, giữ vững đạt chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn TCPL trong xây dựng nông thôn mới.

Công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm nhất là trong công tác đào tạo, quy hoạch và bố trí cán bộ ở cơ sở. Hiện nay các xã, thị trấn đều có nữ là cán bộ chủ chốt, trong đó có 03 nữ là Bí thư Đảng ủy xã.

Nhờ những tiến bộ vượt bậc về bình đẳng giới, những năm gần đây trên địa bàn huyện có rất nhiều gương điển hình phụ nữ tham gia khởi nghiệp, phụ nữ tham gia hợp tác xã, dự án giảm nghèo, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực hoặc mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, môi trường), đạt trên 30%.

Không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn. Tỷ số giới tính khi sinh đảm bảo đạt chỉ tiêu theo Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh. Mỗi xã có 01 địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng đạt chuẩn hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình (có quyết định thành lập, quy chế hoạt động).

Có quyết định phân công nhiệm vụ người làm công tác bảo vệ trẻ em trong số các công chức cấp xã. Có quyết định thành lập, quy chế hoạt động Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn được trợ giúp đạt 100% (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hưởng chính sách bảo trợ xã hội). Việc xác định “trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp” thực hiện theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Từ các nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn lồng ghép khác từ ngân sách, tỉnh, huyện UBND các xã đều có xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho người dân, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả Ban phát triển các ấp. Kết quả đến nay triển khai được 87 cuộc tập huấn để phổ biến, hướng dẫn thực hiện, có 2.160 người tham dự và 486 thành viên thuộc Ban phát triển các ấp trên địa bàn xã.

* Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 18 về Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

2.5.2 Xây dựng nền quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội vững mạnh

Hng năm Đảng ủy, Ủy ban nhân dân 15 xã xây dựng Nghị quyết, Kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh sát với tình hình điều kiện thực tế địa phương.

15/15 xã có đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã được tổ chức biên chế theo quy định. Chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng được đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp quân sự trở lên; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đúng Luật, quản lý lực lượng dự bị động viên đảm bảo đúng biên chế, thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Các xã đều bố trí phòng làm việc cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã, phòng nghỉ cho dân quân trực thường xuyên cũng như khi tập trung trực sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm trang thiết bị cho dân quân trực đúng theo quy định. Hàng năm, tổ chức đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi dân quân, phát triển mới và xây dựng lực lượng dân quân bảo đảm chất lượng, biên chế đúng theo đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh và Luật Dân quân tự vệ. Tính đến nay lực lượng dân quân tự vệ toàn huyện đạt 1,25% so với dân số, đảng viên chiếm 23,7% so với quân số; 100% Chi bộ Quân sự có chi ủy; 100% Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng và ấp đội trưởng là đảng viên. Hàng năm, huyện đều hoàn thành chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ, 100% quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương được đăng ký quân dự bị và được quản lý chặt chẽ; huy động và triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; chủ trì phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên.

Ủy ban nhân huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, giải quyết dứt điểm các đơn thư, khiếu nại tố cáo; trong đó giao nhiệm vụ cụ thể trong việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo cho các cơ quan đơn vị, UBND các xã, thị trấn theo thẩm quyền chức năng nhiệm vụ được giao. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp cận, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị phản ánh của người dân. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện được ổn định, không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.

Trên địa bàn huyện, tình hình an ninh trật tự cơ bản được ổn định, không phát sinh vụ việc phức tạp, “điểm nóng” liên quan an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tình hình tội phạm về trật tự xã hội, tình hình tai nạn giao thông hằng năm đều được kiềm chế, kéo giảm, cụ thể: Tội phạm về trật tự xã hội năm 2019 xảy ra 27 vụ, năm 2020 xảy ra 24 vụ, năm 2021 xảy ra 18 vụ, năm 2022 xảy ra 14 vụ, từ đầu năm 2023 đến nay xảy ra 13 vụ, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 01 vụ, (giảm 7,14%); tai nạn giao thông từ đầu năm 2023 đến nay xảy ra 02 vụ, so cùng kỳ giảm 01 vụ (giảm 33,33%).

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng được cng cố và phát triển tốt; phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị và Nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; các loại mô hình tự quản về ANTT hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Hiện trên địa bàn huyện có 15 loại mô hình với 295 Câu lạc bộ bảo đảm về an ninh, trật tự xã hội ở cơ sở và 1.567 Tổ tự quản, qua đánh giá đều hoạt động tốt phát huy được hiệu quả góp phần kéo giảm tình hình an ninh trật tự ở địa phương.

Huyện Trà Cú có 15/15 xã được Bộ Công an công nhận Công an xã chính quy; có 15/15 xã được bố trí lực lượng Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã, có 92 đồng chí, trong đó Trưởng Công an xã 15 đồng chí, Phó trưởng Công an xã 23 đồng chí và Công an viên 54 đồng chí.

Cuối năm 2022 kiểm tra đánh giá có 115/115 ấp được công nhận an toàn về an ninh, trật tự và 15/15 xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội.

* Đánh giá: 15/15 xã đạt tiêu chí số 19 về Giữ vững an ninh, trật tự xã hội theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

3. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao ở các xã (theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh).

Trong 15 xã của huyện Trà Cú đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới có 02/15 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2018 – 2020, xã Ngọc Biên (được công nhận năm 2020), xã Đại An (được công nhận năm 2021), đạt tỷ lệ 13,33%, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức rà soát, đánh giá 02 xã trên theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 quy định tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh. Kết quả thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí đến nay của 02 xã đều đạt chuẩn 19/19 tiêu chí theo quy định, cụ thể như sau:

3.1. Về Quy hoạch:

Tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có quy hoạch chung và còn thời hạn, có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Riêng đối với 02 xã nông thôn mới nâng cao (Ngọc Biên, Đại An), Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp Ủy ban nhân dân các xã trên thực hiện rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Đến nay, các xã trên đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

* Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Đại An, Ngọc Biên) đạt tiêu chí quy hoạch theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.2. Về Giao thông

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao ở 02 xã Đại An và Ngọc Biên về tiêu chí giao thông; đến nay, 02 xã trên đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã như sau:

- Đường : Đã đầu tư xây dựng nhựa hóa và nâng cấp, mở rộng, tổng chiều dài 20,59km, đạt 100% quy hoạch, gồm có các tuyến đường như sau: Quốc lộ 53, Đường tỉnh 911, Đường tỉnh 914, Đường tỉnh 915, Đường huyện 12, đường vào Trung tâm xã Định An, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Các công trình  được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và được bố trí các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh...), đạt 100%.

- Đường ấp và đường liên ấp: Đã đầu tư xây dựng cứng hóa và bảo trì hàng năm, tổng chiều dài 44,68 km, đạt 100%. Các tuyến đường có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh,...) và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, đạt 80%.

- Đường ngõ, xóm: Đã đầu tư xây dựng bê tông, cấp phối đá và các vật liệu khác không lầy lội vào mùa mưa được 27,15/29,66km, đạt 91,54% quy hoạch, các tuyến đường ngõ xóm đạt quy mô nền đường rộng tối thiểu 2,5-4m, mặt đường rộng tối thiểu 1,5 – 2,5m, đường đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, đạt 91,54%.

- Đường trục chính nội đồng: Đã đầu tư xây dựng nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa, 02 xã các tuyến đường dân sinh không còn đường lầy lội vào mùa mưa, đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa của Nhân dân.

*Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên, Đại An) đạt tiêu chí về giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.3. Về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

Xã Ngọc Biên và Đại An đều có hệ thống thủy lợi tiếp giáp hệ thống thủy lợi của huyện đảm bảo 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản được cung cấp nước chủ động (3.357,83 ha/3.357,83ha); 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động (381,08 ha/381,08ha). Các xã đều có Ban quản lý và khai thác công trình thủy lợi và được kiện toàn hàng năm, có Tổ quản lý khai thác công trình thủy lợi trên tại các ấp nhằm quản lý, khai thác các công trình thủy lợi do xã quản lý.

Trên địa bàn xã Ngọc Biên và Đại An đều có 100 % diện tích cây trồng chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước bao gồm: lúa chất lượng cao, bắp, đậu phng, ớt chỉ thiên, khoai môn, bí đỏ. Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm: 02 xã đều có kế hoạch và báo cáo công tác thực hiện nạo vét kênh và duy tu, bảo dưỡng công trình; có báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra thường xuyên, trước và sau mùa mưa; có hồ sơ thể hiện việc sử dụng lao động, vật liệu thực hiện bảo dưỡng các hạng mục theo kế hoạch; các hạng mục công trình được nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ đạt 100% so với kế hoạch.

Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi: xã Ngọc Biên và Đại An có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác kiểm tra xử lý các trường hợp xả thải nguồn gây ô nhiễm vào công trình thủy lợi; có biên bản làm việc và cam kết đối với các hộ xả thải vào công trình thủy lợi; có bảng thống kê, cập nhật đầy đủ nguồn nước thải xả vào từng công trình thủy lợi do xã quản lý.

Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ: Ngọc Biên và Đại An đều có tổ chức bộ máy thực hiện công tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương; hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh; có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai; tổ chức đánh giá công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương theo Hướng dẫn tại Quyết định số 1680/QĐ-BNN-VPĐP ngày 11/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có kết quả: Ngọc Biên đạt 90 điểm, đạt loại khá; Đại An đạt 92 điểm đạt loại tốt.

*Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên và Đại An) đạt tiêu chí về thủy lợi và phòng chống thiên tai theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.4. Về Điện

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, điện sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định đạt từ 99,62% (xã Đại An2.944/2.951 hộ sử dụng điện, đạt 99,76%, trong đó có 2.944/2.944 hộ sử dụng điện an toàn, đạt 100%; xã Ngọc Biên có 2.367/2.368 hộ sử dụng điện, đạt 99,96%, trong đó 2.367/2.367 hộ đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định đảm bảo an toàn về kỹ thuật điện các nguồn, đạt 100%).

Hệ thống lưới điện hạ áp từ sau công tơ đến hộ sử dụng điện trên địa bàn 02 nông thôn mới nâng cao của huyện đều đảm bảo an toàn điện. Tất cả các hộ trên địa bàn 02 xã đều có điện sử dụng hàng ngày, được cung cấp điện tin cậy, ổn định từ nguồn và lưới điện đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất cho các hộ trên địa bàn xã.

*Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Đại An, Ngọc Biên) đạt tiêu chí 4 về điện theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.5. Về Giáo dục

Trên địa bàn 02 xã (Ngọc Biên và Đại An) có 08 trường học công lập từ cấp mẫu giáo đến trung học cơ sở, gồm: 02 trường mẫu giáo, 04 trường tiểu học và 02 trường trung học cơ sở. Trong đó, có 06/08 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1, chiếm 75 %; 02/08 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2, chiếm tỷ lệ 25 %. Xã Ngọc Biên có 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (Trường tiểu học Ngọc Biên A); Đại An có 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (Trường THCS Đại An);

02 xã đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo Quyết định số 4684/QĐ-UBND ngày 27/10/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú.

02 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 theo Quyết định số 4686/QĐ-UBND ngày 27/10/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú và đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở mức độ 3 theo Quyết định số 4687/QĐ-UBND ngày 27/10/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú.

Xã Ngọc Biên và Đại An đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 theo Quyết định số 4685/QĐ-UBND ngày 27/10/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú;

Trong nhà trường đều có mô hình câu lạc bộ bóng rổ, bóng chuyền hơi và thể dục giữa giờ nhằm rèn luyện thân thể, tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe, tạo không khí vui tươi, hứng thú cho các em học sinh.

* Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên và Đại An) đạt tiêu chí về giáo dục theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.6. Về Văn hóa

Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, nông thôn mới của 02 xã đạt từ 95% trở lên; 15/15 ấp ở 02 xã đạt tiêu chuẩn văn hóa, ấp nông thôn mới theo quy định, đạt 100%; các xã đều có nhà văn hoá xã, có hội trường trên 300 chỗ ngồi, diện tích xây dựng trên 500 m2 được trang trí thiết bị đảm bảo đúng quy định, có bảng tên nhà văn hóa, có 06 phòng chức năng, diện tích bình quân 30m2/phòng; các phòng chức năng được bố trí đúng theo quy định như: Phòng đọc, thư viện có trên 300 đầu sách, báo, có đủ bàn ghế chỗ ngồi cho người đọc sách; Phòng sinh hoạt, giải trí được bố trí các dụng cụ giải trí như: Cờ vua, Cờ tướng, bóng bàn,...; Phòng thông tin được bố trí các thiết bị truyền thanh, 02 máy tính có kết nối internet; phòng làm việc của Công chức Văn hoá xã hội có bố trí các thiết bị theo quy định, có bản tên các phòng chức năng; nội quy; lịch làm việc,...

Sân bóng đá các xã đã được bố trí đúng quy hoạch có diện tích chung mỗi sân (Đại An 10.800 m2, Ngọc Biên 10.000 m2) là nơi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao; Công viên mỗi xã diện tích 2.000 m2 có bố trí lắp đặt các dụng cụ vui chơi, giải trí, thể dục thể thao ngoài trời.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh đã mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa cộng đồng được chú trọng, chất lượng gia đình văn hóa, ấp, xã văn hóa nông thôn mới từng bước được nâng lên, đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện thu hút nhiều người dân tham gia; thường xuyên bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống địa phương xây dựng cộng đồng dân cư văn minh, dân chủ, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện và an sinh.

* Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên và Đại An) đạt tiêu chí về văn hóa theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.7. Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Hiện các chợ trên địa bàn xã Ngọc Biên (chợ Tha La), xã Đại An (chợ Đại An), đều đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm: vị trí, địa điểm, bố trí, thiết kế, hệ thống chiếu sáng, nước sử dụng trong chợ và hệ thống thoát nước, khu bán gia cầm sống và khu giết mổ gia cầm, an toàn phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm. Thường xuyên thực hiện việc chỉnh trang khu vực chợ, sắp xếp ổn định các hộ tiểu thương, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý lấn chiếm lồng lề đường khu vực chợ tạo vẽ mỹ quan khu vực chợ, và chấp hành đúng Nội quy chợ đã được phê duyệt.

*Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên và Đại An) đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.8. Về Thông tin và truyền thông

- Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân: Hiện tại các xã Ngọc Biên và Đại An đều có điểm bưu điện văn hóa xã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức cung ứng và phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ công trực tuyến cho người dân, đảm bảo trang bị về máy vi tính, máy in, cân điện tử,...

- Về thuê bao sử dụng điện thoại thông minh: Hiện 02 xã nông thôn mới nâng cao đều có tỷ lệ dân số theo độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt trên 50%. Trong đó, xã Ngọc Biên có 8.035/10.043 độ tuổi sử dụng thuê bao điện thoại thông minh, đạt 80%; xã Đại An có 6.797/7.258 độ tuổi sử dụng thuê bao điện thoại thông minh, đạt 93,64%.

- Dịch vụ báo chí, truyền thông: 02 xã Ngọc Biên và Đại An có hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông đạt các điều kiện theo quy định: Đầu tư hệ thống Đài truyền thanh không dây sử dụng tần số FM (được đầu tư năm 2019, xã Ngọc Biên có 16 cụm với 34 loa phát thanh không dây gắn các địa điểm khu dân cư 07 ấp; xã Đại An có 16 cụm với 32 loa phát thanh không dây gắn các địa điểm khu dân cư 08 ấp), hiện Đài truyền thanh của 02 xã đang hoạt động tốt. Hiện tại 100% hộ gia đình ở các ấp (15/15 ấp của 02 xã) đều thu xem được 01 trong số các phương thức truyền hình vệ tinh, cáp, số mặt đất, truyền hình qua mạng Internet. Tại các xã đều có thư viện hoặc phòng đọc sách, riêng tại các nhà văn hóa ở các ấp đều có tủ sách cung cấp các loại tạp chí, các loại sách về quy định của pháp luật, về xây dựng nông thôn mới, có 07 đầu báo chí phục vụ cho người dân.

- Xã Ngọc Biên và Đại An đều có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của 02 xã đạt trên 70%. Có 100% cán bộ, công chức các xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin. Người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản gồm Ngọc Biên có 7.130/10.043 người trong độ tuổi được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỷ năng số cơ bản chiếm tỷ lệ 70,9% và Đại An có 5.722/7.258 người trong độ tuổi được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỷ năng số cơ bản chiếm tỷ lệ 78,83%. Các sản phẩm OCOP của đã được công nhận 03 sao: xã Ngọc Biên 03 sản phẩm gồm “Gạo quê tôi” và sản phẩm “Cốm dẹp Hùng Tuyền”, xã Đại An 02 sản phẩm gồm tranh gạo “Tượng đài đoàn kết” và “Bộ đồ dùng sinh hoạt nông thôn thu nhỏ” được giới thiệu, quảng bá trên nền tảng sàn thương mại điện tử do Sở Công Thương và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện.

- Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,…): Hiện tại xã Ngọc Biên và Đại An đã lắp đặt wifi miễn phí tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã, hội trường UBND xã, nhà văn hóa xã, Công an xã, Trạm y tế, các điểm trường học trên địa bàn,... nhằm phục vụ người dân có thể sử dụng internet để nộp hồ sơ trực tuyến, miễn phí xem báo điện tử, truy cập thông tin, giải trí.

*Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên và Đại An) đạt tiêu chí về thông tin và truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.9. Về Nhà ở dân cư

Từ các nguồn vốn hỗ trợ trong giai đoạn (2018-2023) trên địa bàn xã Đại An và xã Ngọc Biên đã triển khai đầu tư xây dựng mới và sửa chữa được 348 căn nhà (50 căn tình nghĩa, 48 căn nhà đại đoàn kết, 02 căn nhà tình bạn, 248  căn cho hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở). Đến nay xã Đại An có 2.673/2.951 hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng, chiếm tỷ lệ 90,58%; xã Ngọc Biên có 2.162/2.368 hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng, chiếm tỷ lệ 91,3%. Số hộ còn lại đảm bảo ít nhất 2 cứng, thời hạn sử dụng trên 05 năm.

* Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên và Đại An) đạt tiêu chí về nhà ở dân cư theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.10. Về Thu nhập cho người dân

Xã Ngọc Biên và xã Đại An  là 02 xã điểm xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện nên có những cơ hội, tiềm năng lớn phát triển kinh tế. Đối với xã Ngọc Biên là về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu sản xuất cây hàng năm. Sản lượng trong năm 2022 đạt 48.047 tấn, chiếm 28% tổng sản lượng cây hàng năm toàn huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao chủ yếu là cây lúa ST 25, cây ớt, cây bắp và cây đậu phộng, bên cạnh còn có tiềm năng phát triển nghề truyền thống như sản xuất cốm dẹp vừa mang lại giá trị kinh tế vừa tạo điều kiện người dân có việc làm tăng thu nhập; Đối với xã Đại An, tiềm năng lớn phát triển kinh tế hộ nuôi thủy sản, tổng sản lượng trong năm 2022 đạt khoảng 4.000 tấn, tuy nhiên xã có tiềm năng phát triển vùng nuôi thủy sản trong những năm tiếp theo. Bên cạnh phát triển vùng trồng màu, nhất là cây môn và nghề truyền thống như đan đát cần phát triển, nhân rộng. Huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Thực hiện quy trình thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 1245/QĐ-BKHĐT ngày 30/6/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả, thu nhập bình quân đầu người của xã Ngọc Biên năm 2023 đạt 68,15 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân đầu người của xã  Đại An năm 2023 đạt 68,23 triệu đồng/người/năm.

*Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên và Đại An) đạt tiêu chí về thu nhập theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.11. Về Lao động và Nghèo đa chiều

- Về lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng cho cả nam và nữ) của 02 xã đạt trên 75%, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định, cụ thể: xã Đại An đạt 78,11%, xã Ngọc Biên đạt 75,42%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng cho cả nam và nữ) của 02 xã đều đạt trên 30%, cụ thể: Đại An 31,69%, Ngọc Biên 30,27%.

Đối với 02 xã nông thôn mới nâng cao đều có tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực đạt trên 35%, cụ thể: Đại An 37,28%, Ngọc Biên 37,31%.

- Về Nghèo đa chiều: Thực hiện tốt các chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội, các chính sách về dân tộc, vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,... nhờ đó sinh kế của cư dân nông thôn được đảm bảo ổn định, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình góp phần vươn lên thoát nghèo. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của 02 xã đều dưới 2,5%, cụ thể Đại An (hộ nghèo còn 14 hộ, hộ cận nghèo còn 54 hộ, chiếm tỷ lệ 2,31%), Ngọc Biên (hộ nghèo còn 19 hộ, hộ cận nghèo còn 32 hộ, chiếm tỷ lệ 2,18%).

*Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên, Đại An) đạt tiêu chí về Lao động và Nghèo đa chiều theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.12. Về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

- Xã Ngọc Biên và xã Đại An mỗi xã đều có Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả (xã Đại An có HTX Nông nghiệp Đại An; xã Ngọc Biên có HTX nông nghiệp Thành Công và HTX nông nghiệp Ngọc Biên). Các Hợp tác xã thực hiện liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm, có hợp đồng cung cấp giống, phân bón, với các cơ sở như: Công ty giống cây trồng Miền Nam, Danh nghiệp tư nhân Thuận thiên Trà Vinh,… có ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm của thành viên như: cơ sở thu mua Hải Nhí, cơ sở thu mua thủy sản Năm Chỉ, cơ sở thu mua Minh Đức.

- Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn: Trên địa bàn xã Đại An có 03 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao (Tranh gạo Tượng đài đoàn kết, Bộ đồ dùng sinh hoạt nông thôn thu nhỏ và Nước uống đóng chai thủy tinh); xã Ngọc Biên có 02 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 03 sao (cốm dẹp Hùng Tuyền của cơ sở Thạch Hùng và Gạo Quê tôi của HTX nông nghiệp Ngọc Biên).

- Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm: xã Ngọc Biên và xã Đại An đều có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó: Ngọc Biên đã và đang xây dựng mô hình nuôi heo an toàn sinh học, mô hình lúa chất lượng cao ST25, mô hình trồng ớt chỉ thiên trong nhà lưới kín… theo tiêu chuẩn VietGAP, có liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã: 02 xã Ngọc Biên và Đại An đều có các sản phẩm chủ lực như: sản phẩm đan đát từ tre, trúc, lúa ST25, bắp, đậu phông, bí đỏ, tôm thẻ, cá lóc, ớt chỉ thiên… các sản chủ lực của xã được các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết lập hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu trữ, chế biến và thương mại sản phẩm. Có 100% sản phẩm chủ lực của 02 xã được bán qua kênh thương mại điện tử như facebook, zalo,...

- Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực được cấp mã vùng:

Đối với xã Ngọc Biên và xã Đại An việc xác định mã số vùng trồng, vùng nuôi luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành, hiện nay các xã đã và đang thực hiện đăng ký cấp mã số vùng trồng cho các hộ thực hiện mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đã cấp cho 42 hộ với quy mô diện tích 100 héc ta và tiếp tục vận động nhân dân đăng ký cấp mã số vùng trồng đối với những hộ tham gia tổ hợp tác trồng lúa chất lượng cao ST25, mô hình trồng bí đỏ để tham gia đánh giá đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Đối với xã Ngọc Biên và xã Đại An đều có mã vùng trồng đối với từng sản phẩm, cụ thể như sản phẩm Bí đỏ, Vùng nguyên liệu tập trung 17,5 ha, được cấp mã vùng trồng số: VN-84-849-29491-7-23. Mã vùng trồng đối với sản phẩm Ớt (Capsicum annuum) TV-TC-NB-GC-HTXNNTC-OT, diện tích 13.000m2.

- Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội: Là xã thuần nông, có nhiều ngôi chùa phật giáo Nam tông Khmer đan xen, nên Ngọc Biên và Đại An rất thuận lợi và có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch (du lịch tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái trãi nghiệm không gian văn hóa của đồng bào Khmer). Hiện nay trên địa bàn huyện có 06 điểm kinh doanh dịch vụ du lịch. Đối với xã Đại An có Nhà Cổ, chùa Giồng Lớn (chùa Cò) điểm tham quan nổi tiếng được nhiều du khách ghé thăm. Bên cạnh đó, Lễ hội Tết nguyên tiêu được tổ chức hàng năm tại Phước Thắng Cung của xã Đại An vào tháng giêng âm lịch thu hút rất đông đảo du khách trong và ngoài huyện. Đây là những điều kiện giúp xã khai thác tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân các xã thường xuyên cập nhật giới thiệu về vị trí địa lý, lịch sử hình thành của các di tích trên Trang thông tin điện tử của huyện, xã, nhằm quảng bá hình ảnh của di tích và địa phương trên trang mạng xã hội Facebook, Zalo giới thiệu rộng rãi đến mọi người quan tâm khám phá du lịch.

- Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, môi trường): 02 xã có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm của mô hình, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, không gây ô nhiễm môi trường như: Mô hình trồng ớt trong nhà lưới kín theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã Ngọc Biên với diện tích 1,3 hécta trong đó được nhà nước chính sách nhà nước hỗ trợ theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh diện tích 0,45 ha, kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng. Năng suất 39 tấn ớt tươi, giá bán 45.000 đồng/ký, doanh thu 1,755 triệu đồng, lợi nhuận 1,170 triệu đồng; Mô hình trồng lúa chất lượng cao ST25 gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, liên kết với trên 250 hộ dân trồng lúa tại địa phương, thu mua và cung ứng lúa ST25, với qui mô diện tích sản xuất từ ổn định từ 500 – 900 hécta/vụ, giá hợp đồng thu mua lúa thấp nhất 8.000 đồng/1kg, hiệu quả mô hình thu lợi nhuận cao hơn so với sản xuất lúa thường 18 - 20 triệu đồng/hécta/vụ.

*Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên, Đại An) đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.13. Về Y tế

Người dân trên địa bàn 02 xã gồm: Ngọc BiênĐại An có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, đạt trên 95%.

Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng cho cả nam và nữ) trên địa bàn 02 xã đạt trên 90%; trong đó, xã Ngọc Biên 93,82% (số lượng thực hiện 7.854/8.371 người); xã Đại An đạt 92,93% (số lượng thực hiện 9.347/10.058 người).

Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa (áp dụng cho cả nam và nữ) đạt trên 40%; trong đó, xã Ngọc Biên  đạt 65,2%, xã Đại An đạt 43%.

Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử của 02 xã đều đạt trên 70%; trong đó, xã Ngọc Biên  đạt 84,66%, xã Đại An đạt 77,59%.

* Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên, Đại An) đạt tiêu chí về y tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.14 Về Hành chính công

Huyện Trà Cú, tất cả các xã đều thực hiện ng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, hiện 02 xã (Ngọc Biên và Đại An) có dịch vụ công trực tuyến một phần và trực tuyến toàn trình. Tất cả các hồ sơ đều được cập nhật và xử lý trên phần mềm một cửa điện tử; trong đó, 100% hồ sơ được giải quyết và trả kết quả đúng hẹn và trước hẹn; trên 50% hồ sơ được giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ được tiếp nhận. Thủ tục hành chính trên địa bàn huyện được giải quyết đảm bảo đúng quy định, không có trường hợp khiếu nại vượt cấp đảm bảo mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết các thủ tục hành chính.

* Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên, Đại An) đạt tiêu chí về hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.15. Về Tiếp cận pháp luật

Mỗi xã đều có 01 mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và 01 mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận như: xã Đại An có mô hình (Câu lạc bộ hòa giải ở cơ sở) và mô hình (tuyên truyền giáo dục cảm hóa đối tượng) xã có 08 tổ hòa giải ở cơ sở với 40 hòa giải viên hoạt động có hiệu quả; xã Ngọc Biên có 07 tổ hòa giải với 52 hòa giải viên ở cơ sở; xã có nhiều mô hình hay như: mô hình (Câu lạc bộ hòa giải ở cơ sở), mô hình (Tuyên truyền, giáo dục, cảm hóa đối tượng tại gia đình và công đồng dân cư) cùng Nhân dân tìm hiểu pháp luật tại ấp Giồng Cao được công nhận hoạt động có hiệu quả.

Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành, đạt tỷ lệ trên 90%, trong đó, xã Đại An tỷ lệ hòa giải thành (04/04 vụ, việc), đạt 100%; xã Ngọc Biên tiếp nhận 24 vụ, việc, hoà giải thành 22/24 vụ, việc đạt 91,67%. Trong năm trên địa bàn 02 xã không có người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.

* Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên, Đại An) đạt tiêu chí về tiếp cận pháp luật theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.16. Về Môi trường

- Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường: Trên địa bàn 02 xã nông thôn mới nâng cao (xã Đại An và Ngọc Biên) có 02 chợ xã truyền thống, 02 trạm y tế và 02 cơ sở chăn nuôi đềuHồ sơ công trình BVMT được cấp có thẩm quyền phê duyệt (công trình xử lý chất thải, hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải, thiết bị xử lý nước thải, khí thải, chất thải theo quy định, có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung). Thực hiện quan trắc môi trường theo quy định, có phân loại lưu giữ và hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý chất thải thông thường, chất thải rắn nguy hại theo quy định.

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường: Hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường, tổ chức tuyên truyền và thông báo cơ sở lập hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường theo đúng quy định. Đến nay trên địa bàn 02 xã nông thôn mới nâng cao có 42/42 cơ sở lập hồ sơ môi trường theo quy định, đạt tỷ lệ 100%.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định:

*Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn 02 xã nông thôn mới nâng cao được thực hiện bởi HTX Xây dựng – Môi trường Trà Vinh. Tính đến nay, trên địa bàn 02 xã có 1.275 hộ tham gia thu gom chất thải rắn sinh hoạt; đối với các hộ gia đình tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có xe thu gom rác đến để thu gom thì thực hiện xử lý chất thải sinh hoạt theo hướng dẫn của chính quyền địa phương bằng cách ủ phân hữu cơ, đào hố chôn lấp hợp vệ sinh trong khuôn viên đất tại hộ gia đình với khoảng 3.795 hộ. Tổng số hộ thu gom chất thải rắn sinh hoạt là 5.070/5.319 đạt 95,32%. Ủy ban nhân dân hai xã đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự phân loại và xử lý rác thải tại nhà đảm bảo  hợp vệ sinh đối với các hộ còn lại.

*Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn không nguy hại: Đối với chất thải rắn không nguy hại  phát sinh được hộ gia đình và các cơ sở sản xuất sử dụng lại để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng, chất đốt, thức ăn gia súc,… ước tính khối lượng khoảng 17.080,42/ 19.813,7 tấn đạt 86,21%.

- Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả: Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, UBND các xã đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động hộ dân tham gia thu gom xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp (bể tự hoại, ao sinh học). Đến nay trên địa bàn 02 xã nông thôn mới nâng cao có khoảng 2.426/5.319 hộ, chiếm 45,61%hộ thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt.

- Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn: các xã đều triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và xây dựng mô hình phân loại rác tại hộ gia đình, nhằm nâng cao ý thức người dân về phân loại rác, góp phần giảm thiểu lượng rác đưa đi xử lý. Đặc biệt phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nâng cao nhận thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn 02 xã nông thôn mới nâng cao là 3.075/5.319 hộ, đạt tỷ lệ 58,81%.

- Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

*Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn bao gói thuốc bảo vệ thực vật: Bao gói thuốc thú y, thủy sản bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện được tổ chức thực hiện tốt theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến nay, trên địa bàn 02 xã nông thôn mới nâng cao đã bố trí 66 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thủy sản sau sử dụng bằng bê tông ở các khu vực sản xuất tập trung để thu gom sau khi sử dụng, tránh tình trạng người dân vứt bỏ ngoài đồng sau khi sử dụng. Năm 2023, huyện giao Công ty TNHHMTV Môi trường – Đô thị TPHCM thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong canh tác nông nghiệp trên địa bàn huyện với khối lượng thu gom là 0,5 tấn/năm đạt 100% theo quy định.

*Tình hình chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý: Trên địa bàn 02 xã nông thôn mới nâng cao có 02 Trạm Y tế, lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh tại các Trạm Y tế khoảng 40 kg/ngày. Chất thải rắn y tế được phân loại và quản lý theo mô hình cụm xử lý tại Quyết định số 2263/QĐ-UBND ngày 01/12/2017 và Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Tất cả các Trạm y tế, Trung tâm Y tế, ký hợp đồng với Bệnh viện đa khoa khu vực Tiểu Cần để thu gom, xử lý định kỳ 2 ngày/lần. Tỷ lệ thu gom, xử lý hàng năm đạt 100%.

- Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường: 17.080,42 kg/19.813,7 kg đạt 86,21%.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường: 1.237/1.308 hộ đạt 94,57%.

- Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch: Đại An sử dụng nghĩa trang nhân dân huyện tại ấp Cây Da, xã Đại An; cơ sở hỏa táng sử dụng nhà hỏa táng chùa Phnô Đung ( chùa Giồng Lớn), ấp cây Da và chùa Phnô Sang Ke Chas (chùa Trà Kha), ấp Trà Kha; đáp ứng các quy định của phát luật và theo quy hoạch). Ngọc Biên sử dụng nghĩa trang nhân dân huyện tại ấp Tha La; cơ sở hỏa táng sử dụng nhà hỏa táng chùa Machaiem Masane ( chùa Ba Cụm), ấp Ba Cụm và chùa La ta Vone Braay ( chùa Sà Vần A), ấp Sà Vần A, Chùa Soovoan Namialy Bras Prang (chùa Kim Tháp), ấp Giồng Cao, chùa Satharam Cmpong Sala (chùa Tha La), ấp Tha La, đáp ứng các quy định của phát luật và theo quy hoạch.

- Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng: Việc mai táng tại huyện Trà Cú hiện nay chủ yếu có hai hình thức là chôn cất (địa táng) và hỏa táng. Trong đó hình thức chôn cất là tập quán từ xa xưa của cha ông để lại và đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ của mọi người dân Việt Nam cho đến ngày nay. Hình thức hỏa táng là một hình thức văn minh, hiện đại và đảm bảo được các yếu tố về môi trường đã được các nước trên thế giới áp dụng từ khá lâu, đặc biệt là đồng bào Khmer trên địa bàn huyện (chiếm 62% so tổng dân số của huyện) đều áp dụng hình thức này. Hỏa táng đã góp phần tiết kiệm đất đai chôn cất, tiết kiệm chi phí cho người dân, tiết kiệm quỹ đất và thời gian thăm viếng hàng năm. UBND huyện đã triển khai thực hiện các kế hoạch phù hợp, có hiệu quả trong việc từng bước đưa việc sử dụng hình thức hỏa táng trở thành hình thức mai táng phổ biến tại địa phương theo hướng văn minh, hiện đại, tiết kiệm đất đai và bảo vệ môi trường, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của huyện. Tổng số người tử vong trong từ đầu năm 2022 đến 30/4/2023 của xã Đại An và Ngọc Biên là 254 người, trong đó 185 người sử dụng hình thức hỏa táng, đạt 72,83%.

- Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: 145,433 m2/18.429 người đạt 7,89 m2/ người.

- Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: Để tăng cường quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa, qua từng năm huyện Trà Cú đã và đang triển khai nhiều kế hoạch nhằm kiểm soát ô nhiễm do chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy. Năm 2023, huyện tiếp tục thực hiện các kế hoạch nhằm duy trì và nhân rộng các mô hình thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải nhựa theo quy định. Trên địa bàn  2  xã hiện có 18.429 nhân khẩu, 392 tiểu thương, Trường Trung học phổ thông (797 học sinh), Trường Trung học cơ sở (1.120 học sinh), Trường Tiểu học (1.988 học sinh), Trường Mẫu giáo (743 trẻ) theo đó lượng rác thải nhựa phát sinh trung bình ước tính khoảng  638,01 kg/ngày. Trên cơ sở đó xã xây dựng kế hoạch triển khai lồng ghép mô hình của Hội đoàn thể tuyên truyền vận động người dân tham gia thu gom, tái sử dụng, tái chế, chất thải nhựa, không bỏ trực tiếp ra môi trường, sông rạch, chất thải nhựa được thu gom, xử lý theo quy định, cụ thể như sau: Mô hình phân loại rác tại nguồn có 14.567 nhân khẩu tham gia tương ứng 495,28 kg/ngày, xây dựng 9 mô hình thu gom tại các trường:  tại chợ Ngọc Biên với 71 tiểu thương (0,85kg/ngày), Trường Trung học phổ thông 797 học sinh tham gia (1,59 kg/ngày), Trường Trung học cơ sở 1120  học sinh tham gia (2,24 kg/ngày), Trường Tiểu học 1988 học sinh tham gia (2,58 kg/ngày), Trường Mẫu giáo 743 trẻ tham gia (0,29 kg/ngày). Tổng lượng chất thải nhựa được thu gom đem tái sử dụng, tái chế hoặc ước tính khoảng 502,85 kg/ngày. Do đó chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý toàn xã 502,84/638,01 kg/ngày đạt 78,82% trên tổng lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn.

*Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên, Đại An) đạt tiêu chí về môi trường theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.17.Về Chất lượng môi trường sống

- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch: xã Đại An đạt 82,34% (2.430/2.951 hộ) và xã Ngọc Biên đạt 100% (2.368/2.368 hộ).

- Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người: Xã Đại An đạt 83 lít/người/ngày đêm, xã Ngọc Biên đạt 82 lít/người/ngày đêm.

- Các xã đều có công trình trạm cấp nước tập trung (nhà máy nước sạch xã Ngọc Biên, xã Đại An có 2 trạm cấp nước) có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững đạt 100%.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên  địa bàn xã Ngọc Biên có 1.025/1.025 hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, bao gồm  915 cơ sở trên lĩnh vực nông nghiệp, 66 cơ sở  trên lĩnh vực công thương và 44 cơ sở trên lĩnh vực y tế, (trong đó có 5 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và 1.020 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, giám sát và thực hiện ký bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn), xã Đại An có 715/715 hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, bao gồm 550 cơ sở trên lĩnh vực nông nghiệp, 62 cơ sở trên lĩnh vực công thương và 103 cơ sở trên lĩnh vực y tế, (trong đó có 10 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và 550 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, giám sát và thực hiện ký bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn). Các cơ sở sản xuất, hộ gia đình kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đạt 100%, trên địa bàn huyện đến nay chưa để xảy ra sự cố về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Hộ gia đình có công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn đảm bảo 3 sạch: xã Đại An 2.667/2.951 hộ, chiếm 90,38%; xã Ngọc Biên 2.264/2.368 hộ, chiếm 95,6%.

- Trên địa bàn xã Ngọc Biên và Xã Đại An không có bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

* Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên, Đại An) đạt tiêu chí về môi trường theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

3.18. Về Quốc phòng và An ninh

- Về Quốc phòng: Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” đúng theo Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, đến nay xây dựng dân quân đạt tỷ lệ 100% so với số dân toàn xã. Hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết và nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương. Hàng năm công tác tuyển chọn và gọi công nhân nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu trên giao, đưa lực lượng dân quân đi tập huấn, huấn luyện đạt 100% chỉ tiêu trên giao. Đăng ký quản lý lực lượng dự bị động viên đúng biên chế, đăng ký quản lý công dân trong độ tuổi 17 đạt 100%; các xã đều được công nhận đạt tiêu chuẩn vững mạnh về quốc phòng năm 2023.

- Về An ninh trật tự: Hàng năm, Đảng ủy hai xã (Ngọc Biên, Đại An) đều có Nghị quyết, Ủy ban nhân dân các xã có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Công an các xã đã chủ động xây dựng chương trình công tác nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng ủy và kế hoạch của Ủy ban nhân dân các xã, đồng thời triển khai thực hiện đầy đủ các chương trình, kế hoạch của Công an tỉnh, Công an huyện về việc đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Đến nay trên địa bàn huyện không còn xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự; 15/15 xã đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự (tại Quyết định số 2977/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 của UBND huyện Trà Cú).

* Đánh giá: 02/15 xã trên địa bàn huyện Trà Cú (Ngọc Biên, Đại An) đạt tiêu chí về quốc phòng và an ninh theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

4. Kết quả thực hiện xây dựng đô thị văn minh ở thị trấn Trà Cú và thị trấn Định An

Trên địa bàn huyện Trà Cú có 02 thị trấn (thị trấn Trà Cú và thị trấn Định An), Kết quả đến nay, 02 thị trấn đều được đánh giá đạt 09/09 tiêu chí thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.

Một số kết quả thực hiện tiêu biểu cụ thể như sau:

- Thị trấn Trà Cú và thị trấn Định An có quy hoạch chung đô thị được phê duyệt tại Quyết định số 1168; 185/QĐ-UBND ngày 17/7/2014 và 25/01/2008 của UBND tỉnh được tổ chức thông tin rộng rãi và niêm yết công khai trên địa bàn 02 thị trấn để người dân biết; số hộ có nhà xây kiên cố phù hợp với kiến trúc chung của đô thị đạt 88% (1.640 hộ) đối với thị trấn Trà Cú, riêng đối với thị trấn Định An đạt 78,57% (858 hộ), số nhà còn lại đảm bảo sử dụng trên 5 năm, trên địa bàn 02 thị trấn không có nhà tạm, nhà dột nát.

- Các tuyến đường trên địa bàn 02 thị trấn được trải nhựa hoặc bê tông hóa theo quy hoạch; các tuyến phố chính đều có vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh, cây bóng mát, biển chỉ dẫn được lắp đặt đầy đủ theo quy định; hành lang an toàn giao thông đảm bảo mỹ quan đô thị; không có hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè kinh doanh, buôn bán, vi phạm trật tự an toàn giao thông; tỷ lệ các tuyến đường phố chính được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ phố được chiếu sáng đạt trên 90%.

- Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hộ dân trên địa bàn 02 thị trấn đạt các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định; chất thải, nước thải, rác thải được thu gom, xử lý đúng quy định; 100% số hộ gia đình sử dụng nước sạch theo quy định; 100% số hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; 100% hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Trên địa bàn 02 thị trấn thực hiện tốt công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tỷ lệ tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông không tăng so với năm trước; không có vụ việc về cháy, nổ, tai nạn giao thông từ nghiêm trọng trở lên, không có đối tượng tham gia đua xe và không để xảy ra tình trạng đua xe trái phép trên địa bàn; thị trấn được công nhận đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.

- 100% hộ gia đình trên địa bàn 02 thị trấn có thiết bị nghe nhìn thông minh, có thuê bao Internet băng rộng và người dân sử dụng điện thoại di động thông minh; có kênh giao tiếp chính thức trên mạng xã hội của Việt Nam.

- Trong năm 2023, 02 thị trấn đã hướng dẫn hỗ trợ cho 15 lao động tham gia hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài; Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động thị trấn Trà Cú đạt 85,3%, thị trấn Định An đạt 96,25% (theo kết quả điều tra cung cầu lao động năm 2022, thị trấn Trà Cú có 68,99% lao động trong độ tuổi có khả năng lao động có việc làm; thị trấn Định An có 79,82% lao động trong độ tuổi có khả năng lao động có việc làm); thu nhập bình quân đầu người trung bình ở thị trấn Trà Cú đạt 72,01 triệu đồng/người/năm, ở thị trấn Định An đạt 77,87 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ nghèo đa chiều ở thị trấn Trà Cú là 1,25%, thị trấn Định An là 0,92% (tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn Trà Cú còn 07 hộ, chiếm  0,37%, thị trấn Định An không còn hộ nghèo, chiếm 0 %; tỷ lệ hộ cận nghèo thị trấn Trà Cú là 188 hộ, chiếm 10,18%, thị trấn Định An là 75 hộ, chiếm 6,87%).

- Cả 02 thị trấn đều có Nhà văn hóa, có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm, được quản lý sử dụng đúng mục đích; số hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị theo các quy định của trung ương, địa phương và quy ước của tổ dân phố đạt trên 90%; các đội văn nghệ, thể thao, các câu lạc bộ ở thị trấn và các tổ dân phố hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

- Ở 02 thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%; tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng dưới 5%, thị trấn Trà Cú còn 3,86% (18/440 trẻ), thị trấn Định An còn 0,73% (06/817 trẻ); 07/07 trường học các cấp (mầm non (2), tiểu học (3), trung học cơ sở (2) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó thị trấn Trà Cú đạt 4/4 trường và thị trấn Định An đạt 2/3 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, 01 trường đạt chuẩn kiểm định giáo dục mức độ 1 (Mẫu giáo thị trấn Định An); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông hàng năm đều đạt 100%; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đều đạt trên 85%, thị trấn Trà Cú đạt 85,13 %, thị trấn Định An đạt 96,23%.

- Cán bộ, công chức làm việc tại 02 thị trấn đạt chuẩn theo quy định. Năm 2023 tổ chức Đảng đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tại 02 thị trấn đều đạt loại tốt trở lên. Triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng quy định. Cả 02 thị trấn được đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

5. Kế quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trên địa bàn huyện về kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện

Đối lượng, tỷ lệ lấy ý kiến

Việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện Trà Cú được thực hiện trên 70% tổng số hộ gia đình của 115 ấp, thuộc 15 trên địa bàn huyện.

- Tổng số hộ gia đình trên địa bàn huyện: 43.369 hộ.

6. Kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới

6.1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch

6.1.1. Yêu cầu của tiêu chí: Có quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt còn thời hạn hoặc được rà soát, điều chỉnh theo quy định, trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn:

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện: Huyện có quy hoạch cụm công nghiệp nhưng chưa hình thành các khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp, hoặc cụm ngành nghề nông thôn.

+  Kết quả thực hiện tiêu chí: Căn cứ nội dung yêu cầu tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025; Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức xây dựng đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Cú đến năm 2040 và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh phê duyệt tại Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 30/9/2022.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Cú đến năm 2040 đảm bảo các yêu cầu về tính chất pháp lý, kỹ thuật chuyên ngành (như: Luật Xây dựng 2014; Luật Quy hoạch năm 2017; Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015; Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 05/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1443/QĐ-TTg ngày 31/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ…); đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương; làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các khu chức năng, các quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chung các đô thị thuộc huyện Trà Cú theo quy định. Đồ án quy hoạch xậy dựng vùng huyện còn đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Nội dung đồ án gồm các thông tin cơ bản sau:

* Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và nông thôn:

+ Đến năm 2030, huyện Trà Cú gồm: Củng cố hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị thị trấn Trà Cú và thị trấn Định An (đô thị loại V), tạo thành trung tâm động lực cho toàn huyện. Các xã trong toàn huyện đều đạt xã nông thôn mới; phát triển 07 xã nông thôn mới nâng cao là Tân Sơn, Tập Sơn, Định An, Lưu Nghiệp Anh, Phước Hưng, Long Hiệp, Hàm Tân và 03 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu là Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Long Hiệp.

+ Đến năm 2040, huyện Trà Cú gồm: Xây dựng đô thị Trà Cú, thị trấn Định An theo các tiêu chí của đô thị loại IV. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn huyện. Củng cố phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của các xã theo tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Xây dựng 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu là xã Tập Sơn, Ngọc Biên, từng bước hoàn thiện tiêu chí các xã còn lại đạt các tiêu chí của xã nông thôn mới kiểu mẫu.

* Phân bố không gian phát triển công nghiệp:

+ Đến năm 2030: Xây dựng cụm công nghiệp Lưu Nghiệp Anh quy mô 31,52 hécta. Bổ sung và mở rộng diện tích khu đất dịch vụ, sản xuất công nghiệp từ 20 hécta lên 150 hécta tại khu vực cảng Trà Cú.

+ Đến năm 2040: Xây dựng 02 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện gồm: Cụm công nghiệp Xoài Lơ, xã Lưu Nghiệp Anh quy mô 40 hécta; Cụm công nghiệp An Quảng Hữu, quy mô 40 hécta.

+ Xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến nông sản khai thác các vùng nguyên liệu tại chỗ. Tăng cường hợp tác liên kết giữa các ngành, các doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp.

* Phân bố không gian phát triển nông nghiệp:

+ Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp: Đến năm 2030: Tập trung trồng mới, tăng diện tích trồng các loại cây chủ lực trên địa bàn huyện (lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao, rau màu, dừa). Tăng quy mô chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khu vực trong đê bao Nam Măng Thít: Địa bàn các xã Phước Hưng, Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên, Hàm Giang và một phần các xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên, thị trấn Trà Cú, Thanh Sơn, Đại An được bố trí sản xuất lúa, màu,… Khu vực ngoài đê bao Nam Măng Thít: Địa bàn thuộc các xã An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh và một phần xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên, thị Trấn Trà Cú, Thanh Sơn và Hàm Tân được bố trí sản xuất, chuyên nuôi tôm sú, chuyên nuôi tôm thẻ chân trắng, trồng mía, cây ăn trái, trồng cỏ, cây công nghiệp lâu năm. Khu vực trùng với khu kinh tế Định An: Địa bàn thuộc một phần xã Đại An, Hàm Giang (nay là Hàm Tân) và toàn bộ xã Định An có diện tích đất nông nghiệp đưa vào quy hoạch là 2.766,73 hécta. Là vùng ngập mặn thường xuyên, được bố trí sản xuất chủ yếu: lúa - tôm sú, chuyên nuôi tôm sú, chuyên nuôi tôm thẻ chân trắng, cua biển và trồng cỏ… Đến năm 2040: Tập trung phát triển các ngành chế biến sâu sau thu hoạch các sản phẩm về nông nghiệp – thủy sản, tiếp tục phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiến tới nền nông nghiệp hiện đại. Tiếp tục phát triển các vùng trồng lúa chất lượng cao tại tiểu vùng phía Đông và tiểu vùng trung tâm. Phát triển các vùng sinh thái nông nghiệp phục vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp.

+ Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn: Hình thành 03 trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông thôn tại trung tâm xã Lưu Nghiệp Anh, xã Long Hiệp và xã Đại An, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phục vụ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn huyện.

* Phân bố không gian phát triển du lịch:

+ Đến năm 2030: Xây dựng hạ tầng du lịch gắn kết du lịch huyện Trà Cú với du lịch toàn tỉnh và miền Tây Nam Bộ. Xây dựng hệ thống công trình thương mại dịch vụ tại các tiểu vùng, trên địa bàn toàn huyện, phục vụ nhu cầu giao thương hàng hóa và du lịch. Tuyến du lịch nội tỉnh Thành phố Trà Vinh - Trà Cú - Duyên Hải: Được hình thành dọc theo tuyến đường Quốc lộ 53 và Quốc lộ 54 kết nối Trung tâm thành phố Trà Vinh với các điểm du lịch của huyện Châu Thành (chùa Hang, Ao Bà Om,…) và huyện Trà Cú (di tích khảo cổ học Lưu Cừ II, chùa Vàm Rây, chùa Giồng Lớn, chùa Long Trường, các làng nghề tại xã Đại An, Hàm Tân, Hàm Giang…). Tuyến du lịch Trà Cú - Sóc Trăng: Dự kiến tuyến Quốc lộ 60 xây mới và Cầu Đại Ngãi sẽ hình thành tuyến du lịch mới kết nối các điểm du lịch của huyện Trà Cú nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung với tỉnh Sóc Trăng, tạo nên tuyến du lịch liên tỉnh độc đáo và đặc sắc. Tuyến du lịch dọc sông Hậu: Kết nối các địa phương Cầu Kè - Tiểu Cần - Trà Cú - Duyên Hải dọc theo bờ sông Hậu, với các điểm dừng chân khu vực Trà Cú như: khu miệt vườn tại các xã Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu, du lịch sinh thái Cù Lao Sông Khoen, cảng cá Định An…

+ Đến năm 2040: Tiếp tục tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch, hoàn thiện các kết nối các điểm du lịch trên địa bàn. Mở rộng và phát triển các loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch thu hút du khách.

* Định hướng phát triển kinh tế biển:

+ Đến năm 2030: Khu bến cảng Trà Cú - Kim Sơn với chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, có bến tổng hợp, hàng lỏng/khí, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn; Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển Trà Vinh tại khu vực Duyên Hải - Định An và các khu vực khác đủ điều kiện. Về đánh bắt thủy, hải sản, xây dựng các chính sách khuyến khích ngư dân tiếp tục đầu tư nâng cấp tàu có công suất lớn để khai thác đánh bắt xa bờ, củng cố và phát triển các tổ, đội khai thác hải sản, bám biển dài ngày, thực hiện nghiêm các quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy, hải sản...

+ Đến năm 2040: Tập trung huy động các nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, tận dụng lợi thế để xây dựng huyện Trà Cú trở thành một trong những huyện trọng điểm phát triển kinh tế biển của tỉnh Trà Vinh nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

* Định hướng về hạ tầng kỹ thuật:

+ Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông

Quốc lộ 53: Đoạn tuyến đi qua huyện có chiều dài 13,1km; nâng cấp quy mô đạt cấp III đồng bằng, 2 - 4 làn xe, lộ giới 42,0m. Quốc lộ 54: Đoạn tuyến đi qua huyện có chiều dài 16,6km; nâng cấp quy mô đạt cấp III đồng bằng, 2-4 làn xe, lộ giới 42,0m. Quốc lộ 60 mới: Đoạn đi qua huyện dài 6,5km. Là đoạn tuyến xây dựng mới để kết nối cầu Đại Ngãi, xây mới quy mô đạt cấp II (2-6 làn xe), lộ giới 60m.

Đường tỉnh 911: Đoạn 1 chiều dài 10,3km, kéo dài kết nối với Quốc lộ 53 đoạn qua huyện Duyên Hải; đoạn 2 chiều dài 3,1km, xây dựng mới tuyến đường, điểm đầu giao với Quốc lộ 54 tại xã Phước Hưng, đi song song kênh 3-2 và điểm cuối kết nối với Đường tỉnh 912 huyện Tiểu Cần; nâng cấp mở rộng quy mô đạt cấp III đồng bằng , 2-4 làn xe. Đường tỉnh 914: Đoạn qua huyện có chiều dài 1,6km; nâng cấp mở rộng quy mô đạt cấp IV-ĐB, mặt nhựa rộng 7,0m, nền 9,0m; Đoạn tuyến thuộc quy hoạch Khu kinh tế Định An, đề xuất lộ giới 40m. Đường tỉnh 915: Đoạn qua huyện có chiều dài 22,4 km; nâng cấp quy mô đạt cấp III đồng bằng, 2-4 làn xe.

Giao thông đối nội: Đường huyện 12, Đường huyện 17, Đường huyện 18, Đường huyện 27, Đường huyện 28, Đường huyện 36.

Các tuyến đường huyện được xây dựng mới. Tổng chiều dài 50,2km. Tuyến đường Đ.1 đến Đ.6.

Hệ thống đường xã và trục chính nội đồng: Các tuyến đường trục xã đến năm 2030: Nâng cấp cải tạo 100% đường xã đạt tối thiểu loại A - GTNT, các tuyến đường trục xã đạt tiêu chuẩn cấp V, lộ giới 27,5m. Đến năm 2040: Cải tạo, giữ 100% đường xã đạt tối thiểu loại A - GTNT, các tuyến đường trục xã đạt tiêu chuẩn cấp V, lộ giới 27,5m.

Trục chính nội đồng: Đến năm 2030, đạt từ 50-70%, đến năm 2040, đạt từ 70% - 100% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện phục vụ các hoạt động sản xuất và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

Bến xe: Đến năm 2030 bến xe khách huyện tại vị trí bến xe khách Trà Cú hiện hữu: nâng cấp cải tạo bến xe hiện hữu. Đến năm 2040, xây dựng bến xe khách huyện mới ra tuyến tránh thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, quy hoạch đạt tiêu chuẩn loại 3 và xây dựng 01 bến xe hàng hóa tại khu vực cảng cá Định An.

Quy hoạch phát triển giao thông đường thủy: Sông Hậu: Đoạn qua huyện có chiều dài 18km, cấp đặc biệt, chiều rộng trung bình 1,5 km; Kênh Quan Chánh Bố: Đoạn qua huyện có chiều dài 20km, quy mô đạt chuẩn cấp đường thủy đặc biệt, là dự án trọng điểm quốc gia với mục tiêu xây dựng luồng cho tàu có trọng tải 10.000 tấn đầy tải và tàu 20.000 tấn giảm tải ra, vào các cảng trên sông Hậu. Sông, kênh do tỉnh quản lý: Kênh 3/2: Dài 20,3km, Sông Trà Cú: Dài 12,8km. Sông, kênh huyện quản lý: Tổng chiều dài sông kênh rạch do huyện quản lý là 92,5km, gồm 10 tuyến, cấp VI.

Cảng biển: Bến cảng và dịch vụ cảng Trà Cú: đang được đầu tư xây dựng, vị trí nằm bên bờ sông Hậu thuộc địa phận ấp Bến Bạ, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú. Là cảng tổng hợp cho tàu tải trọng từ 10.000 tấn đến 20.000 tấn giảm tải, 1 bến cập tàu với tổng chiều dài 180m. Diện tích 30 hécta.

Cảng chuyên dùng: Cảng cá Định An: tại thị trấn Định An, huyện Trà Cú, có thể tiếp nhận các tàu < 800CV, lượng thủy sản thông qua đạt 25.000 tấn/năm, kết hợp làm nơi tránh, trú bão. Quy mô khoảng 5hécta (theo quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Định An).

+ Định hướng thoát nước mưa: Toàn bộ các đô thị và điểm dân cư  tập trung đều xây dựng hệ thống thoát nước mưa. Khu vực phát triển theo tiêu chí đô thị loại IV (Đô thị Trà Cú, Đô thị Định An): Tổ chức hệ thống thoát nước riêng. Các điểm dân cư nông thôn có thể sử dụng hệ thống thoát nước chung để phù hợp với điều kiện kinh tế.

+ Định hướng phát triển hệ thống cấp điện: Nguồn điện: Tiếp tục sử dụng từ nguồn trạm biến áp 110/35/22 kV Trà Cú. Nâng công suất máy lên 2x63 MVA. Bổ sung nguồn cấp điện cho huyện Trà Cú từ trạm 110 kV Định An công suất 2x63 MVA. Xây dựng mới nhà máy điện sinh khối tại xã Lưu Nghiệp Anh công suất 25 MW.

Lưới điện cao thế: Cải tạo an toàn lưới điện tuyến đường dây cao thế 110 kV Cầu Kè - Trà Cú - Duyên Hải , tuyến qua ranh giới huyện Trà Cú dài 27km.

Lưới điện trung thế: Cải tạo nâng cấp các xuất tuyến 22 kV hiện tại từ trạm 110/22 kV Trà Cú bao gồm:

Xây dựng thêm lộ tuyến 22 kV 479TR cấp điện cho xã Ngãi Xuyên, Tân Hiệp và các phụ tải đường tránh Quốc lộ 53. Kết nối mạch vòng tuyến 475TR và tuyến 475DT. Nâng cấp tiết diện các tuyến trục chính đường dây 22 kV các phát tuyến 473TR, 475TR, 477TR, 479TR cho đồng bộ lưới điện và phụ tải.

Xây dựng thêm lộ ra mới cho trạm 110/22kV Trà Cú: Các phát tuyến 472TR, 474TR, 476TR, … để cung cấp điện cho phụ tải mới phát triển và phụ tải hiện hữu.

Lưới điện hạ áp và chiếu sáng: Lưới điện hạ áp được thiết kế hình tia trừ các phụ tải khu vực thị trấn có yêu cầu đặc biệt thì phải thiết kế mạch vòng có liên kết dự phòng.

+ Định hướng phát triển hệ thống cấp nước

Cấp nước đô thị: Đảm bảo 100% đô thị được cấp nước tập trung. Nâng cấp, cải tạo và đầu tư xây mới các nhà máy cấp nước.

Cấp nước công nghiệp: Các điểm, cụm công nghiệp tập trung nằm trong đô thị được cấp nước chung với mạng lưới cấp nước đô thị. Những điểm, cụm công nghiệp tập trung nằm ngoài đô thị tùy thuộc vào tiềm năng nguồn nước của từng khu vực để có lựa chọn nguồn cấp nước riêng biệt.

Cấp nước nông thôn: Tại những điểm dân cư nông thôn, xây dựng những trạm bơm nước ngầm tập trung, công suất nhỏ khoảng 1.000-2.000 m³/ngày đêm và có qua xử lý sơ bộ.

+ Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

Thoát nước thải: Khu vực đô thị: Sử dụng thoát nước hỗn hợp, nửa riêng; nước mưa và nước thải sinh hoạt sau xử lý chảy chung trong cùng một hệ thống, sử dụng mạng cống bao và giếng tách nước bẩn; định hướng xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho thị trấn Trà Cú và thị trấn Định An theo quy mô phù hợp quy hoạch. Khu vực nông thôn: Trung tâm các xã, cụm dân cư tập trung xây dựng hệ thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước thải. Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại khu dân cư không tập trung phải được thu gom, xử lý tại chổ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Nước thải công nghiệp: Các nhà máy sản xuất công nghiệp và cụm công nghiệp phải xây dựng công trình xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.

Quản lý chất thải rắn: Thu gom, vận chuyển tập trung tại điểm tập kết. Chất thải rắn được phân loại sơ bộ và được chuyên chở bằng xe chuyên dụng đến khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch.

Chất thải rắn công nghiệp: Đối với các cụm công nghiệp việc thu gom vận chuyển tuân theo quy chế quản lý chất thải rắn của cụm công nghiệp. Đối với các cơ sơ sản xuất ngoài cụm công nghiệp, tự tổ chức thu gom, vận chuyển hoặc hợp đồng với đơn vị được cấp phép thu gom, vận chuyển. Chất thải rắn công nghiệp được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn công nghiệp theo quy hoạch.

Chất thải rắn y tế: Chất thải rắn y tế tại các Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế, phòng khám… sẽ được đưa xe thu gom tại điểm tập kết Trung tâm Y tế huyện  Trà Cú, sau đó được xe chuyên dụng vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn y tế theo quy hoạch.

Nghĩa trang, nghĩa địa tập trung: Từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa tập trung theo định hướng quy hoạch đảm bảo văn hóa, môi trường.

6.1.2. Yêu cầu của tiêu chí: Có công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoặc hạ tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt: ≥01 công trình.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Huyện có quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt, trong đó có quy hoạch định hướng xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu nhưng chưa có kinh phí đầu tư xây dựng các công trình theo quy định.

+  Kết quả thực hiện tiêu chí:

Huyện có 05 công trình đang được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện gồm: Nâng cấp các tuyến đường nội ô thị trấn Trà Cú (Quyết định đầu tư số 2670/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh), Nâng cấp vỉa hè các tuyến đường và các cổng đèn hoa nội ô thị trấn Trà Cú (Quyết định đầu tư số 2615/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND huyện Trà Cú), Xây dựng Quảng trường (Quyết định đầu tư số 2632/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND huyện Trà Cú), Nâng cấp Sân vận động huyện (Quyết định đầu tư số 2633/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND huyện Trà Cú) và Nhà thi đấu đa năng huyện Trà Cú (2634/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND huyện Trà Cú).

Nâng cấp vỉa hè các tuyến đường và các cổng đèn hoa nội ô thị trấn Trà Cú, xây dựng Quảng trường, nâng cấp Sân vận động huyện dự kiến hoàn thành cuối 2023 và nâng cấp các tuyến đường nội ô thị trấn Trà Cú, Nhà thi đấu đa năng huyện Trà Cú hoàn thành trong năm 2024.

* Tự đánh giá: Đạt tiêu chí số 1 về Quy hoạch theo quy định tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh.

6.2. Tiêu chí số 2 về Giao thông

6.2.1. Yêu cầu của tiêu chí: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã và được bảo trì hàng năm.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Toàn huyện có Quốc lộ 53 đường tránh Quốc lộ 53 dài 24,5 km, Quốc lộ 54 tuyến dài 22 km, Đường tỉnh 911 dài 7,8km, Đường tỉnh 914 dài 1,7km, Đường tỉnh 915 dài 21km, Đường huyện 12 dài 22,71km, Đường huyện 17 dài 0,8km, Đường huyện 18 dài 2,81km, Đường huyện 27 dài 7,6km, Đường huyện 28 dài 11,1km, Đường huyện 36 dài 15,6km và 256 tuyến đường ấp và liên ấp kết nối liên huyện, từ huyện đến trung tâm các xã, thị trấn, đường ngõ xóm, nội đồng với chiều dài 325,54km; có 85 cầu giao thông được đầu tư kiên cố, tải trọng phù hợp cấp đường theo quy hoạch. Tuy nhiên, tuyến Quốc lộ 53 (đoạn Tập Sơn về Đại An), Quốc lộ 54 (Đoạn Tập Sơn về Châu Thành), Đường tỉnh 915 đang xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà; Đường tỉnh 911 mặt đường nhỏ so với quy hoạch do được nâng cấp từ Đường huyện 25 (04 cây cầu sắt).

-  Kết quả thực hiện tiêu chí:

Giai đoạn từ 2015 – 2023, Bộ Giao thông vận tải đã đầu tư mở rộng Quốc lộ 54 (nâng cấp mở rộng và hệ thống thoát trước Công ty Giầy Da Phước Hưng, bó vỉa và hệ thống thoát nước từ cầu Phước Hưng về Châu Thành); Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp, mở rộng và hệ thống thoát nước Quốc lộ 53 cũ (đường nội ô thị trấn Trà Cú, đường nội ô thị trấn Định An, đoạn Hàm Giang về Đại An). Sở Giao thông vận tải đã đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới 04 cây cầu bê tông cốt thép (cầu Thủy Lợi, Sóc Ruộng, Long Hiệp, Thầy Nại) trên Đường tỉnh 911; Lập dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 915 thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2025 đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

Huyện có 100% số xã, thị trấn có đường ô tô kết nối với Trung tâm hành chính xã; Đường ấp và đường liên ấp được nhựa hóa, bê tông hóa đảm bảo cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ GTVT với tổng chiều dài 297,51/304,95km, đạt 97,56%; Có 151,26/181,69km đường ngõ xóm được cứng hóa đảm bảo đạt cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ GTVT, đạt 83,25%. Không còn tình trạng đường lầy lội vào mùa mưa; Có 192,07/248,11km đường trục chính nội đồng được cứng hóa đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm và đảm bảo cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ GTVT, đạt trên 77,41%.

Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải đã thực hiện công tác bảo trì hàng năm trên các tuyến Đường tỉnh, Đường huyện trên địa bàn huyện từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn Bổ sung có mục tiêu vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương được phân bổ hàng năm được 46 công trình (nâng cấp, mở rộng, xây dựng hệ thống thoát nước, chống thấm mặt đường) với tổng mức đầu tư trên 85,52 tỷ đồng để đảm bảo an toàn giao thông. Đến nay, các tuyến Đường huyện đảm bảo 100% đạt chuẩn theo quy hoạch. Riêng 02 cầu Thanh Sơn và Sóc Chà trên Đường huyện 36 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 1328/QĐ-UBND ngày 06/9/2023, thời gian thực hiện năm 2023 – 2025, khi dự án hoàn thành cải thiện được điều kiện giao thông của Đường huyện 36, đảm bảo an toàn giao thông khi đi qua cầu, tăng tính kết nối giữa các khu vực và khả năng khai thác tuyến đường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đáp ứng tiêu chí huyện nông thôn mới.

Kinh phí đầu tư: gần 500.000 triệu đồng.

3.2.2. Yêu cầu của tiêu chí: Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch: 100%.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Trên địa bàn huyện có 02 tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 53 đường tránh Quốc lộ 53 dài 24,5 km, Quốc lộ 54 tuyến dài 22 km), 03 tuyến Đường tỉnh (Đường tỉnh 911 dài 7,8km, Đường tỉnh 914 dài 1,7km, Đường tỉnh 915 dài 21km) và 06 tuyến Đường huyện (Đường huyện 12 dài 22,71km, Đường huyện 17 dài 0,8km, Đường huyện 18 dài 2,81km, Đường huyện 27 dài 7,6km, Đường huyện 28 dài 11,1km, Đường huyện 36 dài 15,6km), tổng chiều dài 137,62km, một số tuyến đường mặt đường 3,5m, Đường huyện 27 có 01 cây cầu sắt và Đường huyện 36 có 02 cây cầu sắt đang xuống cấp. Trên tuyến có nhiều điểm xuống cấp, ổ gà, ngập cục bộ do thiều hệ thống thoát nước mưa.

-  Kết quả thực hiện tiêu chí:

Giai đoạn từ 2015 – 2023, Sở Giao thông vận tải tỉnh đã đầu tư nâng cấp, mở rộng nền đường, xây dựng vĩa hè và hệ thống cống thoát nước một số tuyến Đường tỉnh và Đường huyện. Đến nay, các tuyến đường đảm bảo 100% đạt chuẩn theo quy hoạch; riêng 02 cây cầu sắt Đường huyện 36 đã lập dự án và đưa vào đầu tư giai đoạn 2023 - 2025.

Kinh phí đầu tư trên 155.000 triệu đồng.

3.2.3. Yêu cầu của tiêu chí: Tỷ lệ km đường huyện được trồng cây xanh dọc tuyến đường: ≥ 50%.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Do nguồn kinh phí trồng cây xanh còn hạn chế, nên huyện chưa được trồng cây xanh tuyến đường huyện.

-  Kết quả thực hiện tiêu chí:

Huyện có 02 tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 53 đường tránh Quốc lộ 53 dài 24,5 km, Quốc lộ 54 tuyến dài 22 km), 03 tuyến Đường tỉnh (Đường tỉnh 911 dài 7,8km, Đường tỉnh 914 dài 1,7km, Đường tỉnh 915 dài 21km) và 06 tuyến Đường huyện (Đường huyện 12 dài 22,71km, Đường huyện 17 dài 0,8km, Đường huyện 18 dài 2,81km, Đường huyện 27 dài 7,6km, Đường huyện 28 dài 11,1km, Đường huyện 36 dài 15,6km), tổng chiều dài 137,62km. Hiện nay, các tuyến đường đã được trồng hơn 100.000 cây xanh với các chủng loại như hoa hoàng yến, cây điệp và nhiều loại cây xanh khác, đảm bảo sáng – xanh – sạch đẹp, với tổng chiều dài 48,5/60,62 km, đạt tỷ lệ 80%. Kinh phí đầu tư trên 30.000 triệu đồng.

2.4. Yêu cầu của tiêu chí: Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên: Đạt.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Huyện có 01 bến xe khách tại trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn loại IV, cụ thể như sau:

+ Diện tích mặt bằng là 3.200 m2.

+ Diện tích bãi đỗ xe ôtô chờ vào vị trí đón khách500 m2.+ Diện tích bãi đỗ xe danh cho phương tiện khác là 400 m2.

+ Diện tích tối thiểu phòng chờ cho hành khách 100 m2.

+ Số vị trí đón, trả khách là: 20 vị trí.

+ Số chỗ ngồi tối thiểu khu vực phòng chờ cho hành khách là: 20 chỗ.

+ Diện tích khu vực làm việc50 m2.

+ Diện tích khu vệ sinh35 m2; có bố trí lối đi cho người khuyết tật.

+ Diện tích dành cho cây xanh, thảm cỏ80 m2.

+ Kết cấu mặt đường ra, vào bến xe và sân bến bằng đường nhựa.

+ Bố trí hệ thống điện sinh hoạt, chiếu sang, bảng chỉ dẫn và thông tin liên lạc đầy đủ theo quy định.

-  Kết quả thực hiện tiêu chí:

+ Năm 2021, Ủy ban nhân huyện bố trí nguồn vốn tiêu chí đô thị loại V thảm nhựa mặt đường ra, vào bến xe và sân bến xe. Quyết định số 79/QĐ-SGTVT ngày 05/4/2019 của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh về việc công bố lại đưa Bến xe khách vào khai thác đạt tiêu chuẩn loại IV.

+ Kinh phí đầu tư: 1.000 triệu đồng.

* Tự đánh giá: Đạt tiêu chí số 2 về Giao thông theo quy định tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh.

6.3. Tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

6.3.1. Yêu cầu của tiêu chí: Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch: Đạt.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Năm 2015, sau khi sáp nhập địa giới hành chính theo Nghị quyết 934/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua rà soát, thống kê hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện gồm có kênh cấp I, kênh cấp II, kênh cấp III. Trong đó, có hơn 80% các tuyến kênh liên ấp, liên xã, liên huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp (14.400 héc ta đất lúa), thủy sản (1700 héc ta nuôi thủy sản) tại địa phương. Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế nên việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến kênh bồi lắng chưa kịp thời, nhất là các tuyến kênh cấp III trong nội đồng còn tình trạng một số khu vực còn thiếu nước cục bộ vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa, gây ảnh hưởng không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp; hệ thống kênh cấp I, cấp II chưa đồng bộ, chưa khép kín nên còn tình trạng xâm nhập mặn gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp.

+ Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít có 6 cống đầu mối (khẩu độ từ 5m đến 9m cửa); có 10 cống điều tiết trên kênh cấp II cặp kênh 3/2 và 01 trạm bơm điện trên kênh 3/2 có lưu lượng 20m3/s để phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiếp nước cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải; 01 trạm bơm điện ấp Đôn Chụm A, xã Tân Sơn; có 10 tuyến kênh cấp I tổng chiều dài 64,695km; có 127 kênh cấp II với tổng chiều dài 271,773 km; có 541 kênh cấp 3 với tổng chiều dài 432,470 km và trên 145 bọng nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

- Hệ thống thủy lợi ngoài hệ thống Nam Măng thít liên xã phù hợp với quy hoạch đê điều được phê duyệt bao gồm: có 02 tuyến đê biển  dài 18km (đê Nguyễn Văn Pho - Tổng Long: chiều dài 8km và đê Tổng Long – Bắc Trang: chiều dài 10km), có 13 tuyến đê sông, chiều dài 59,730km; có 58 tuyến bờ bao cục bộ nội đồng, chiều dài 79,740km và có 01 tuyến kè kết hợp với cảng cá Định An chiều dài 2,5 km để bảo vệ bờ sông và dân sinh của thị trấn Định An và Đại An đạt yêu cầu.

- Hệ thống thủy lợi trong huyện đã thực hiện đồng bộ khép kín, chủ động phục vụ tưới, tiêu cho 24.906,09 /26.126,35 ha diện tích nông nghiệp của toàn huyện đạt 95,33%.

- Từ năm 2021 - 2023, các tuyến kênh cấp I, cấp II trên địa bàn huyện đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư nạo vét, cải tạo khép kín đạt 100%, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, (đặc biệt là Kênh 3/2, ngoài việc đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, dân sinh trong vùng, còn phải đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ nhà máy nhiệt điện Duyên Hải.

- Các tuyến kênh cấp III do huyện quản lý hàng năm đều được tổ chức nạo vét luân phiên, trục vớt lục bình thông thoáng, đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu nước sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo yêu cầu của các địa phương.

- Việc vận hành, quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả tốt theo phân cấp quản lý, cụ thể như:

- Xí nghiệp Thủy nông Trà Cú: Có trụ sở đặt tại khóm 5, thị trấn Trà Cú; thực hiện việc quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thủy lợi liên xã, bao gồm cống La Bang (điểm cuối tuyến kênh 3/2), Cống Đại An, Cống Hàm Giang, cống Trà Cú, Cống Vằm Buôn, cống Mù U, cống Bắc Trang và 10 cống điều tiết nước trong nội đồng.

- Ủy ban nhân dân huyện: Quản lý, vận hành, khai thác các công trình thủy lợi cấp III theo phân cấp quản lý.

Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi có xây dựng quy chế, phương án, kế hoạch, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch, báo cáo hoạt động theo quy định.

6.3.2. Yêu cầu của tiêu chí: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Những năm qua, tình hình thiên tai trên địa bàn huyện diễn biến khá phức tạp, mức độ ảnh hưởng tuy chưa lớn nhưng cũng gây không ít thiệt hại đến đời sống và sản xuất của người dân. Các loại hình thiên tai thường xảy ra bao gồm: triều cường, sạt lở đất bờ sông, hạn hán, xâm nhập mặn, giông lốc xoáy, mưa bão. Từ đó hoạt động phòng, chống, ứng phó thiên tai được chỉ đạo thực hiện từ huyện đến cơ sở, bao gồm việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai, tập huấn, thành lập các Đội xung kích, vận động Quỹ Phòng, chống thiên tai và mua sắm trang thiết bị phòng chống thiên tai theo quy định.

+ Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Công tác phòng chống thiên tai luôn được Ban chỉ đạo huyện quan tâm và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục kịp thời, hiệu quả nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Hàng năm, huyện thực hiện củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013. Nghị định số 66/2014/NĐ-CP, ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và thực hiện Công văn số 477/UBND-NN, ngày 14/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc kiện toàn và cung cấp thông tin thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn; thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai và Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết, thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Trà Cú được thành lập và được kiện toàn kịp thời theo quy định, hiện Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện được kiện toàn và Văn phòng thường trực Ban chỉ huy đặt tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Huyện có Quyết định phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban chỉ huy để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo trong công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo triển khai các phương án ứng phó hiệu quả trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra. Huyện có thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quyết định số 279/QĐ-UBND, ngày 07/3/2022, gồm 59 thành viên do Chủ tịch UBND huyện là Trưởng ban và các thành viên là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ban chỉ huy có xây dựng quy chế hoạt động; có Quyết định thành lập Văn phòng Ban chỉ huy và phân công thành viên Ban chỉ huy phụ trách địa bàn. Có 100% số cán bộ cấp huyện tham gia trực tiếp công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn nâng cao năng lực, trình độ. Có 100% số đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã được hướng dẫn, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ hàng năm đáp ứng yêu cầu ứng phó khi có thiên tai xảy ra. Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện có tham mưu UBND huyện xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án về phòng, chống thiên tai; theo dõi, đôn đốc các xã xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án về phòng, chống thiên tai cấp xã. Huyện tổ chức diễn tập các phương án phòng chống thiên tai trên cơ sở quán triệt phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả. Rà soát cập nhật, xác định những khu vực trọng điểm, có nguy cơ khi xảy ra thiên tai trên địa bàn để chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; xây dựng phương án cụ thể và sẵn sàng thực hiện sơ tán khi cần thiết; kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ"; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm; bố trí thiết bị, phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại chỗ, vật tư và kinh phí dự phòng đến cấp cơ sở. Thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các Kế hoạch, Quy hoạch của huyện hàng năm và theo từng giai đoạn. Đầu tư kiên cố hóa các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa và nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt việc rà soát, bổ sung hệ thống loa đài phục vụ công tác truyền tải thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai kịp thời đến người dân các xã. Các điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai có lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo. Thường xuyên phối hợp các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, xử lý tất cả các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai, không để phát sinh những vụ vi phạm mới.

- Hng năm, huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn rà soát, đề xuất nhu cầu trang bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai theo quy định. Tính đến nay, huyện đã tiếp nhận, mua sắm và cấp phát đến UBND các xã Định An, Hàm Tân, Kim Sơn, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu và thị trấn Định An, 100 phao tròn cứu sinh, 100 bè cứu sinh, 06 chiếc bộ đàm từ nguồn dự trữ quốc gia và trang bị khác như áo mưa, đèn pin, thang, máy cưa, loa tay. Các trang bị, thiết bị được bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo 100% hoạt động tốt khi cần thiết huy động.

Huyện Trà Cú là địa phương xung yếu khi có các tình huống thiên tai, đặc biệt ở cấp độ 3 trở lên như bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường. Do đó, huyện đã tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh để đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ phòng chống thiên tai, cụ thể đã hoàn thành các công trình như kè Cảng cá Định An, kè thị trấn Trà Cú, đê bao Nam Rạch Trà Cú, đê bao Bắc Rạch Trà Cú đê bao Nam Tổng Long. Các công trình đảm bảo quy hoạch, thiết kế, tiêu chuẩn và công tác phòng chống thiên tai tại chổ theo quy định.

Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông, truyền tin được huyện quan tâm tập trung chỉ đạo rà soát, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên như tổ chức trực ban nghiêm túc theo quy định, loa đài tổ chức lắp đặt đến tận 100% ấp, khóm, đặc biệt là hệ thống trạm thu phát sóng điện thoại được phủ sóng 100%; có 100% trụ sở ấp, khóm có hệ thống truyền hình trực tuyến, đảm bảo việc hội, họp khi có yêu cầu.

* Tự đánh giá: Đạt tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai theo quy định tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh.

6.4. Tiêu chí số 4 về Điện

6.4.1 Yêu cầu của tiêu chí: Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống.

6.4.2 Kết quả thực hiện tiêu chí:

Các công trình điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp (hệ thống điện) đầu tư liên xã các điều kiện như sau:

Đảm bảo “đạt” thông số kỹ thuật, an toàn điện theo tiêu chí 4.1 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: kèm theo biểu mẫu ngành điện (Điện lực, Điện Nông thôn).

Đồng bộ và đạt yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối (về tần số, điện áp, cân bằng pha, sóng hài điện áp, nhấp nháy điện áp, công suất, truyền tải, hệ thống bảo vệ) liên xã theo các thông số quy định tại Thông tư số 39/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công thương quy định về hệ thống lưới điện phân phối: kèm theo biểu mẫu ngành điện (Điện lực).

Đầu tư hệ thống điện phù hợp với quy hoạch:

+ Hệ thống điện đầu tư giai đoạn 2021-2025 phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh sau năm 2021, đảm bảo nguồn cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo; Toàn huyện có tổng số hộ sử dụng điện là 43.213/43.369 hộ đạt tỷ lệ 99,64%; số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn có 43.177/43.213 đạt 99,92%; Đến nay lưới điện được phân phối đáp ứng cơ bản về yêu cầu kỹ thuật và được kết nối truyền dẫn liên xã, ấp với tổng số có 339,679 km đường dây trung thế và 849,72 km đường dây hạ thế và 1.074 trạm biến áp với 84.706,5 KVA. Lưới điện phân phối liên xã, đáp ứng thông số kỹ thuật quy định, phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, đảm bảo cấp điện an toàn đạt tiêu chuẩn và đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt thường xuyên, an toàn và phục vụ sản xuất của nhân dân. Các công trình trong chế độ làm việc bình thường của đường dây đảm bảo an toàn theo quy định; được lắp đặt nối đất lặp lại cho dây trung tính, nối đất vỏ thiết bị; có đầy đủ biển báo an toàn. Dây dẫn được lắp đặt trên sứ cách điện có xà đỡ sứ, an toàn về dẫn điện, cách điện và cơ học. Cột điện, kết cấu, hỗ trợ chịu lực, móng cột, xà giá đỡ được bảo vệ, chống gỉ, chống xói lở theo quy định; 100% xã trong huyện đạt tiêu chí 4 về Điện đã được đánh giá theo quy định có 15/15 xã đạt tiêu chí 4 về điện.

+ Hiện nay, ngành điện tiếp tục đầu tư nâng cấp, chỉnh trang hệ thống điện đảm bảo cung cấp điện thường xuyên, an toàn, ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện. Ngoài ra, hệ thống thường xuyên được kiểm tra, bổ sung, nâng cấp đảm bảo gọn gàng, mỹ quan và an toàn.

+ Thực hiện Kế hoạch số 25/KH-SCT ngày 27/02/2023 của sở Công thương tỉnh Trà Vinh về hỗ trợ thực hiện tiêu chí nông thôn mới huyện Trà Cú năm 2023 lĩnh vực ngành Công thương và Kế hoạch số 33/KH-SCT ngày 14/3/2023 của sở Công thương tỉnh Trà Vinh về việc tuyên truyền an toàn sử dụng điện, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và thực hiện tiêu chí 4 về điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Phòng phối hợp Công ty Điện lực Trà Vinh, Công ty Cổ phần phát triển điện Trà Vinh tổ chức 10 cuộc tuyên truyền an toàn sử dụng điện, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và thực hiện tiêu chí 4 về điện nông thôn tại các xã: Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu, Tân Sơn, Phước Hưng, Long Hiệp, Tập Sơn, Hàm Giang, Hàm Tân, Đại An, Ngọc Biên có 426 người dự.

+ Số hộ câu đuôi không an toàn đến nay huyện còn 36 hộ câu đuôi không an toàn (Điện lực 33 hộ, Điện nông thôn 03 hộ). Thời gian tới tiếp tục phối hợp ngành điện và UBND các xã kiểm tra và hướng dẫn khắc phục đối với các hộ câu nối đuôi không đảm bảo an toàn.

+ Ngay từ đầu năm UBND huyện đã xây dựng kế hoạch để khắc phục 160 hộ không điện trên địa bàn huyện và giao các ngành có liên quan phối hợp cùng xây dựng kế hoạch và lộ trình để kéo điện cho các hộ. Qua triển khai thực hiện đến nay huyện còn 156 hộ không điện và hộ không điện này đã được đưa vào danh mục Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo theo Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên nguồn vốn Dự án trên đến nay chưa được phân bổ để triển khai thực hiện.

* Tự đánh giá: Đạt tiêu chí số 4 về Điện theo quy định tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh.

6.5. Tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa – Giáo dục

6.5.1. Yêu cầu của tiêu chí: Trung tâm Y tế huyện đạt chuẩn.

- Thực trạng trước khi thực hiện:

 Huyện có quy hoạch xây dựng Trung tâm Y tế huyện, nhưng do nguồn kinh phí hạn chế nên việc đầu tư chậm, chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện.

Theo Hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 2373/QĐ-BYT ngày 31/8/2022 như sau:

Hiện nay cơ sở pháp lý liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung tâm y tế quận, huyện vận dụng theo các văn bản: (1) Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27/5/2021 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (2) Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, ban hành bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến năm 2020 (Hiện nay được thay thế bởi Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến năm 2030); (3) Quyết định số 2367/QĐ-BYT ngày 04/07/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, ban hành “Mô hình - Tiêu chuẩn Thiết kế Trung tâm y tế dự phòng tuyến quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh”; (4) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9213 : 2012 Bệnh viện quận huyện - Tiêu chuẩn thiết kế; (5) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9214: 2012 Phòng khám đa khoa khu vực - Tiêu chuẩn thiết kế.

Bộ Y tế tạm thời hướng dẫn nội dung Trung tâm y tế đạt chuẩn về cơ sở hạ tầng dưới đây (có thể sẽ chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp sau khi khảo sát thực tế việc tổ chức sắp xếp các phòng chức năng, các khoa chuyên môn theo Thông tư số 07/2012/TT-BYT tại một số địa phương)

+ Kết quả thực hiện:

* (1) Về mặt bằng tổng thể:

- Vị trí khu đất xây dựng của từng khoa, phòng thuộc Trung tâm Y tế phù hợp với quy hoạch được duyệt, có giao thông thuận lợi; đánh giá Đạt.

- Vị trí xây dựng và diện tích khu đất xây dựng đối với các Trạm y tế xã, thị trấn đảm bảo theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; đánh giá Đạt.

* (2) Về các khoa phòng chức năng:

- Có số lượng khoa phòng chức năng phù hợp với quy mô hoạt động của Trung tâm. Các khoa phòng chức năng và các khoa chuyên môn tuân thủ theo Thông tư số 07/2012/TT-BYT ngày 27/5/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Diện tích các phòng lãnh đạo, các phòng chức năng thuộc Trung tâm đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 công sở cơ quan hành chính nhà nước.

- Diện tích các phòng trong các khoa chuyên môn (tùy theo nhiệm vụ và quy mô của khoa) tối thiểu, đạt theo tiêu chuẩn quốc gia thiết kế bệnh viện quận, huyện (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012) và tiêu chuẩn quốc gia thiết kế bệnh viện đa khoa (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9214:2012).

- Diện tích các phòng chức năng của đơn vị Trạm y tế xã, thị trấn đảm bảo theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Đánh giá: Đạt

* (3) Cấp độ công trình: Cấp độ công trình hạng mục nhà chính từ cấp III trở lên, các hạng mục phụ trợ từ cấp IV trở lên, xác định cấp công trình theo Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng; đánh giá Đạt.

* (4) Về đảm bảo vệ sinh môi trường: 100% chất thải y tế được thu gom, xử lý đúng quy định bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

+ Thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại:

- Đối với chất thải nguy hại lây nhiễm: Trung tâm Y tế huyện hợp đồng với Bệnh viện đa khoa khu vực Tiểu Cần tổ chức thu gom, xử lý; tần suất 02 ngày/lần.

- Đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm: Trung tâm Y tế hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Thành phố HCMinh thu gom, xử lý.

Riêng, việc thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại của các Trạm Y tế được bàn giao cho Trung tâm Y tế huyện để giao cho các đơn vị theo hợp đồng đã ký.

+ Về thu gom, xử lý chất thải thông thường (rác sinh hoạt):

- Tại Trung tâm Y tế huyện hợp đồng với Hợp tác xã Xây dựng - Môi trường Trà Vinh để vận chuyển, xử lý; tần suất 02 ngày/lần.

- Tại các Trạm Y tế các xã hợp đồng với Hợp tác xã Xây dựng - Môi trường Trà Vinh để vận chuyển, xử lý.

+ Thu gom, xử lý nước thải y tế:

- Tại Trung tâm Y tế huyện đã được đầu tư 02 hệ thống xử lý nước thải, công suất hệ thống 50 m3/ngày, đêm và 150 m3/ngày, đêm.

- Tại các Trạm Y tế: Có 13/16 Trạm Y tế được đầu tư hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường. Hiện còn 03 Trạm Y tế xã (Thanh Sơn, Hàm Tân, Định An) đang được Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” – Dự án thành phần tỉnh Trà Vinh đầu tư sửa chữa, nâng cấp (trong đó có đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế) dự kiến đến tháng 12/2023 hoàn thành, đưa vào sử dụng.

+ Giải pháp cách ly giữa khu có nguy cơ lây nhiễm (nếu có) với các khu khác: Trung tâm Y tế có bố trí khu phòng bệnh cách ly (20 giường bệnh) dùng tiếp nhận, điều trị những trường hợp bệnh truyền nhiễm gây dịch (Covid-19) cách ly với các khu khác của Trung tâm đúng quy định.

* (5) Các điều kiện khác: Trung tâm Y tế huyện sử dụng nguồn nước máy từ nhà máy nước thị trấn Trà Cú cung cấp đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước sạch theo QCĐP 01:2022/TV quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn, đã được Sở Y tế tỉnh Trà Vinh kiểm tra báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh tại báo cáo số 465/BC-SYT ngày 3/7/2023 của Giám đốc Sở Y tế.

6.5.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Huyện có quy hoạch xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể thao, nhưng chưa có đủ kinh phí đầu tư xây dựng đạt tiêu chí theo quy định.

(1) Kết quả thực hiện tiêu chí Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn:

Hiện nay, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Trà Cú được quy hoạch vị trí trung tâm của huyện; địa chỉ: Khóm 5, thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú; đảm bảo mọi người dân trong vùng đều được sử dụng thuận lợi, dễ dàng tiếp cận.

Diện tích đất được quy hoạch sử dụng là 34.719,28 m2.. Trong đó, diện tích hoạt động trong nhà: Văn phòng (Nhà làm việc): Diện tích 6.198,9 m2 được bố trí đầy đủ các phòng chức năng đảm bảo diện tích theo quy định và các thiết chế phục vụ hoạt động chuyên môn. Diện tích phục vụ hoạt động chuyên môn: 1.719 m2. Diện tích hoạt động ngoài trời: 754m2.

Quy mô xây dựng: Hội trường đa năng (Nhà hát hiện hữu): Diện tích 809,71 m2 đã được sửa chữa đảm bảo 350 chỗ ngồi. Phòng làm việc của lãnh đạo: Đảm bảo diện tích 10m2. Phòng làm việc chuyên môn: 20 m2; Đội Tuyên truyền lưu động đạt 35m2. Công viên huyện đã được xây dựng mới: Diện tích 4.870.13 m2. Công trình thể dục thể thao gồm: Nhà thi đấu thể thao được xây dựng trên diện tích 3.766 m2, tổng kinh phí 37 tỷ đồng. Sân vận động diện tích 14.732.6 mđã được nâng cấp, tổng kinh phí 08 tỷ đồng.

Quảng trường của huyện được xây dựng trên diện tích 8.919 m2, tổng mức đầu tư 17 tỷ đồng, làm nơi tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội của huyện.

Công trình phụ trợ: Sân khấu trong nhà, diện tích 96m2. Khu triển lãm, biểu diễn ngoài trời, diện tích 994,54 m2. Khu dịch vụ, vui chơi, giải trí, vườn hoa, diện tích 4.870,13 m2. Các công trình phụ trợ cơ bản đáp ứng tập luyện thể dục dưỡng sinh, thể dục thẩm mỹ, câu lạc bộ võ thuật, vui chơi giải trí, triển lãm, vui chơi của thiếu nhi.

Trang thiết bị hoạt động: Hội trường đa năng đảm bảo bàn, ghế tối thiểu cho 350 chỗ ngồi. Âm thanh, ánh sáng đảm bảo công suất phục vụ tối thiểu cho 350 người. Đạo cụ, trang phục đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho tập luyện và biểu diễn. Dụng cụ tập luyện và thi đấu thể dục thể thao đảm bảo theo công trình thể dục thể thao. Được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trang bị 01 xe ô tô chuyên dụng phục vụ công tác tuyên truyền lưu động và thực hiện các hoạt động kết nối với các xã, thị trấn trong huyện.

(2) Kết quả thực hiện tiêu chí: Có nhiều hoạt động văn hóa – thể thao kết nối với các xã có hiệu quả.

 - Tổ chức các hoạt động:

 Hằng năm, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Trà Cú đều tổ chức các chương trình hoạt động tại chỗ phục vụ các ngày lễ, Tết; các hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ… Thường xuyên xây dựng chương trình tổ chức biểu diễn, tuyên truyền lưu động hàng tuần, kết hợp biên tập tài liệu tuyên truyền bằng xe chuyên dùng trên địa bàn các xã, thị trấn; tổ chức được 100/100 buổi phục vụ cho người dân tại địa phương; phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh; ban, ngành huyện; các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao nhân các ngày lễ, Tết, ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, địa phương, của các ngành,… Phối hợp các Câu lạc bộ Taekwondo, Aerobic... tổ chức chiêu sinh được 12/12 lớp; thường xuyên tổ chức thi đấu, biểu diễn giao lưu và tập luyện thi đấu cấp tỉnh. Ngoài ra, tổ chức các giải thể thao như: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng chuyền hơi nữ, Việt dã, Kéo co, Đẩy gậy, Billards, Cờ tướng, Đua ghe ngo và các trò chơi dân gian,... chào mừng các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm của đất nước và địa phương,… thu hút hơn 720.800 lượt người xem.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn các lớp về nghiệp vụ văn hóa, thể thao được 04 lớp. Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Y tế, Hội Văn học nghệ thuật; Sở Thông tin và Truyền thông,... phát hành 12/12 loại tài liệu, với 18.050/18.000 bản. Tổ chức các hoạt động văn hóa, dụng cụ trò chơi giải trí phục vụ trẻ em đạt 35% thời gian hoạt động của Trung tâm. Tổng số lượt người đến tham gia, sinh hoạt tại trung tâm 12.000 lượt người/năm.

Thư viện huyện có 02 viên chức, đảm bảo hoạt động chuyên môn và các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; hiện đã thực hiện kết nối, liên thông với mạng lưới thư viện của tỉnh và các xã, thị trấn.

6.5.3. Tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên ≥ 60%.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Huyện có 06 trường Trung học phổ thông gồm: Trung học phổ thông Trần Văn Long, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh thuộc 5 xã, thị trấn (Kim Sơn, Thanh Sơn, Ngãi Xuyên, Lưu Nghiệp Anh và thị trấn Trà Cú); trường Trung học phổ thông Đại An, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh các 03 xã, thị trấn: Đại An, Định An, thị trấn Định An và các địa phương lân cận; trường Trung học phổ thông Tập Sơn, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh các 04 xã Tập Sơn, Tân Sơn, Phước Hưng, An Quảng Hữu và các địa phương lân cận; trường Trung học phổ thông Long Hiệp, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh các 2 xã Long Hiệp, Tân Hiệp; trường Trung học phổ thông Hàm Giang, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh các 2 xã Hàm Giang và Hàm Tân; trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trà Cú đáp ứng nhu cầu học sinh là đồng bào Khmer trong huyện. Các trường từng bước đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực và các điều kiện cần thiết để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định.

+ Kết quả thực hiện tiêu chí:

Năm 2022, Trường trung học phổ thông Tập Sơn được sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đầu tư cơ sở vật, chất trang thiết bị đáp ứng đủ điều kiện và được ủy ban nhân dân tỉnh Trà vinh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 07/4/2023; Trường trung học phổ thông Trần Văn Long được sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đầu tư cơ sở vật, chất trang thiết bị đáp ứng đủ điều kiện và được ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 24/6/2022; Trường trung học phổ thông Hàm Giang được sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đầu tư cơ sở vật, chất trang thiết bị đáp ứng đủ điều kiện và được ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo quyết định số 344/QĐ-UBND ngày 22/3/2023; Trường trung học phổ thông Long Hiệp được sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đầu tư cơ sở vật, chất trang thiết bị đáp ứng đủ điều kiện và được ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 22/3/2023  của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Huyện có 05/06 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 83,33% theo tiêu chí huyện nông thôn mới quy định (trường THPT Trần Văn Long đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh; trường THPT Tập Sơn đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 07/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh; trường THPT Hàm Giang đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 344/QĐ-UBND ngày 22/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh; trường THPT Long Hiệp đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 22/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông huyện Trà Cú đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Còn trường THPT Đại An chưa được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

6.5.4. Yêu cầu của tiêu chí: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục: Cấp độ 1.

+ Thực trạng trước khi thực hiện:

Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề huyện Trà Cú, cơ sở, trang thiết bị, phòng học chưa đáp ứng được nhu cầu về hướng nghiệp và dạy nghề.

+ Kết quả thực hiện tiêu chí:

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú. Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp dạy nghề huyện Trà Cú được thành lập năm 1993 (tên trước đây là Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề huyện Trà Cú) tọa lạc tại khóm 5, Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, có tổng diện tích 3.422,2 m2, cơ cấu tổ chức 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 13 giáo viên và 03 nhân viên, trong đó có 5 nữ dân tộc Khmer, 14 phòng học, đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có biển tên trung tâm, hệ thống nước sạch dành cho giáo viên và học viên sử dụng, có các khu vệ sinh, có hàng rào kiên cố đảm bảo an toàn cho học sinh học tập cũng như giảng dạy, cán bộ, giáo viên có tinh thần đoàn kết, có năng lực sư phạm và kinh nghiệm quản lý tốt, chất lượng học tập và dạy nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội. Ngoài ra Trung tâm Giáo dục thường xuyên -Hướng nghiệp dạy nghề (GDTX-HNDN) có sự đa dạng về chức năng và nhiệm vụ như dạy văn hóa hệ giáo dục thường xuyên (GDTX), dạy nghề phổ thông, chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số. Trung tâm đã thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động dạy - học và từng bước phát triển.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Hướng nghiệp dạy nghề huyện được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục (tại Quyết định số 297/QĐ-SGDĐT ngày 29/3/2023.

* Tự đánh giá: Đạt tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa – Giáo dục theo quy định tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh.

6.6. Tiêu chí số 6 về Kinh tế

6.6.1. Yêu cầu của tiêu chí: Có khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoặc cụm ngành nghề nông thôn:

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Huyện có quy hoạch cụm công nghiệp nhưng chưa hình thành các khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp, hoặc cụm ngành nghề nông thôn.

+  Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Theo Quyết định số 1967/QĐ-UBND ngày 19/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Thực hiện Quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 15/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú với diện tích 31,52 héc ta. Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện đã phát hành 05 thông báo để kêu gọi nhà đầu tư để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Lưu Nghiệp Anh nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp đầu tư phát triển cụm công nghiệp. Tuy nhiên theo quyết định 1513/QĐ-TTg ngày 05/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 trong đó xác định khu kinh tế  Định An: được phát triển gồm thị trấn Định An và phần đô thị mở rộng, là đô thị loại IV với tính chất là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của huyện Trà Cú và của Khu Kinh tế. Khu kinh tế Định An có diện tích tự nhiên là 39.020 héc ta, bao gồm các xã và ấp ở phía Nam Đường tỉnh 914 thuộc huyện Trà Cú (gồm các xã: Hàm Tân, Đại An, Định An và thị trấn Định An) cơ sở hạ tầng được đầu tư như nâng cấp mở rộng Quốc lộ 53 thị trấn Định An, bờ kè kênh Quan Chánh Bố. Khu Bến cảng Trà Cú – Kim Sơn là Khu bến tổng hợp có bến phao chuyển tải và bến chuyên dùng tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn. Khu bến được quy hoạch 16,8 héc ta; giai đoạn đầu phát huy một bến cập tàu với tổng chiều dài 180m.

- Đồng thời trên địa bàn huyện có dự án Kho trung chuyển xăng dầu, nhà máy phối trộn xăng dầu sinh học, trạm triết nạp ga, với quy mô công suất 100.000 tấn/năm, có cảng chuyên dụng: 15.000 tấn. Công suất thiết kế kho xăng dầu 4.800 m3, vốn đầu tư 150 tỷ đồng (Hiện nhà đầu tư đang thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư nâng công xuất kho lên 50.000m3). Dự án “Kho xăng dầu và hóa dầu” của công ty cổ phần năng lượng và hóa dầu Trà Vinh, dự án có công suất thiết kế với tổng sức chứa 50.000 m3 để dự trữ, cung ứng xăng dầu, tổng mức đầu tư dự kiến 575,9 tỷ đồng (Hiện Nhà đầu tư đang thực hiện thủ tục về đất đai và thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư).

- Trên địa bàn huyện có nhà máy giày da Cổ phần Đầu tư & Sản xuất Công nghiệp Lefaso Trà Vinh, với quy mô sản xuất 3.569.000 đôi/năm, tạo việc làm cho 3.856 lao động, thu nhập bình quân từ 6 -7 triệu đồng/người/tháng. Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình chi nhánh 7, quy mô sản xuất 1.104.321 đôi/năm, tạo việc làm cho 1805 lao động, thu nhập bình quân từ 6 -7 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hơn 30 công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả, sản xuất ổn định giải quyết hơn 5036 lao động tại địa phương, tạo thu nhập bình quân từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.

- Trên địa bàn huyện hiện có 03 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang theo Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh; Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp Đại An, xã Đại An theo Quyết định số 2030/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh; Làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân theo Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân có 01 nghệ nhân bà Ngô Thị Xuân (Ngô Thị Pho, Cô Hai Pho) được công nhận Nghệ nhân ưu tú theo Quyết định số 2533/QĐ-CTN ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các làng nghề trên địa bàn huyện đang được duy trì và sản xuất ổn định, tổng doanh thu đạt trên 30 tỷ đồng/năm. Hàng năm thu hút khoảng 2.956 lao động (trong đó lao động thường xuyên 2.125 lao động, lao động thời vụ 831 lao động). Thu nhập bình quân của các lao động từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề gồm các tỉnh: Bình Dương, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bến Tre, Sân bay Tân Sơn Nhất - thành phố Hồ Chí Minh (SASCO), thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; Khu du lịch Hòa Vĩnh – Bình Thuận, Phan Thiết, Khu du lịch Phước Lâm – Đồng Nai, Khu du lịch Bảy Nghiệp - Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Khu du lịch Mỹ An - tỉnh Đồng Tháp, Khu du lịch đầm Sen -thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Khu du lịch Cồn Khương – thành phố Cần Thơ, Khu du lịch Di tích quân đội – thành phố Cần Thơ, Khu du lịch Bình Hóa Phú – tỉnh Vĩnh Long và các nhà hàng, quán ăn theo nhu cầu của khách hàng.

6.6.2. Yêu cầu của tiêu chí: Chợ trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm: Đạt

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Huyện Trà Cú có chợ trung tâm của huyện, do trước đây chưa được đầu tư xây dựng, chưa chuyển đổi mô hình quản lý, do đó mô hình quản lý chợ hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển chợ tại địa phương.

+  Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chợ Trà Cú được xây dựng vào năm 1994, tại khóm 3, thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, với diện tích 10.500m2. Chợ có trong hệ thống quy hoạch chợ Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, chợ Trà Cú là chợ trung tâm của huyện, được phân hạng là chợ hạng II, với 271 hộ kinh doanh cố định, trong những năm qua đã góp phần tích cực cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản của người dân trên địa bàn huyện, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết công năng của chợ, Ban quản lý chợ là kiêm nhiệm nên chưa phát huy hết vai trò, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, sắp sếp ngành hàng,... chưa được quan tâm đúng mức.

- Thực hiện Đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về ban hành Quy định về Quy trình chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, qua đó UBND huyện đã chỉ đạo khẩn trương thực hiện, vào năm 2017 huyện đã thực hiện chuyển đổi chợ Trà Cú sang mô hình Doanh nghiệp/Hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ theo Quyết định số 131/QĐ-UBND ngày 16/2/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc phê duyệt Phương án chuyển đổi mô hình quản lý chợ Trà Cú sang Hợp tác xã tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ Trà Cú, thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú; qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà lồng chợ và chợ rau cải, xây dựng mới nhà tiền chế, quầy sạp rau củ quả, thịt cá, quầy thịt heo, bò; xây dựng và triển khai thực hiện tốt phương án sắp xếp ngành hàng, xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, đề án bảo vệ môi trường… triển khai lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn chợ; biển hiệu thông báo từng khu vực kinh doanh; biển hiệu của tưng hộ kinh doanh, các hộ tiểu thương ký cam kết an toàn thực phẩm, thực hiện khám sức khỏe theo quy định cho 271/271 người đạt 100%, các hộ tiểu thương có sổ và ghi chép nhật ký mua hàng đúng theo quy định,... qua đó đã tổ chức kinh doanh khai thác chợ hiệu quả hơn, năng động hơn, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ trong chợ đã được mở rộng, công năng của chợ được khai thác một cách hiệu quả hơn, công tác vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy và chữa cháy, về chiếu sáng, an ninh trật tự,... được quan tâm và đảm bảo theo quy định.

- Qua quá trình triển khai thực hiện, Chợ Trà Cú đã đáp ứng được các yêu cầu chung và các yêu cầu về vị trí địa điểm, về bố trí, về thiết kế, về hệ thống chiếu sáng, về nước sử dụng trong chợ, về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, về vệ sinh môi trường; đồng thời đáp ứng các yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ, yêu cầu đối với tổ chức quản lý chợ và các yêu cầu khác về chợ kinh doanh thực phẩm.

6.6.3. Yêu cầu của tiêu chí: Hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực hoặc có mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Trà Cú là huyện thuần nông, đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương gồm: lúa, mía, bắp, bò, cá lóc, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá thác lác, chăn nuôi heo, gà... Vùng sản xuất các đối tượng nuôi trồng đã được xác định và từng bước được quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư lớn, tập quán canh tác của nông dân chậm đổi mới, nhất là việc sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, phân tán, sản phẩm xuất bán dạng thô là chủ yếu, thiếu liên kết nên hiệu quả sản xuất chưa cao và phát triển kém bền vững. Bên cạnh đó, huyện có 02 hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp -  thủy sản, chất lượng hoạt động thấp, hoạt động cầm chừng, số lượng thành viên ít, vốn góp còn hạn chế, khả năng quản trị kém, chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh, cũng như thực hiện vai trò liên kết việc cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Huyện chưa có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP ...

+ Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trà Cú xác định nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế quan trọng của huyện giai đoạn 2021 - 2025. Vì vậy trong những năm qua Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện, trong đó cụ thể hóa bằng việc ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030 đề ra giải pháp trọng tâm là phải tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, tăng giá trị, hiệu quả - xem đây là giải pháp then chốt, có tính đột phá trong kế hoạch phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Tại Quyết định 1927/QĐ-UBND, ngày 30/9/2022 của Ủy ban nhân tỉnh Trà Vinh ban hành quyết định về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung của huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040. Trên cơ sở đó Huyện đã hình thành được vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung như sau:

- Khu vực trong đê bao Nam Măng Thít gồm các xã: Phước Hưng, Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên, Hàm Giang và một phần các xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên, thị trấn Trà Cú, Thanh Sơn, Đại An được bố trí vùng sản xuất lúa, màu. Huyện đã xây dựng vùng nguyên liệu tập trung cho sản xuất lúa với diện tích 11.500ha/vụ, sản lượng trên 180.000 tấn/năm, diện tích trồng màu hàng năm trên 4.250 ha, sản lượng 110.000 tấn/năm.

- Khu vực ngoài đê bao Nam Măng Thít gồm các xã: An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Hàm Tân, Kim Sơn và Định An. Huyện đã xây dựng vùng nuôi thủy sản tập trung và vùng trồng mía nguyên liệu tập trung; Vùng nuôi thủy sản khoảng 1.700 ha, sản lượng trên 55.000 tấn/năm; Xây dựng vùng trồng mía nguyên liệu với diện tích trên 1.200 ha, sản lượng hàng năm trên 120.000 tấn.

- Khu vực được quy hoạch khu kinh tế Định An bao gồm một phần của các xã Đại An, Hàm Tân và toàn bộ xã Định An là vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn được bố trí sản xuất lúa - tôm, tôm thẻ chân trắng, cua biển và cá lóc.

- Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 13/3/2023 về Kế hoạch phát triển ổn định vùng trồng mía theo hướng liên kết tập trung trên địa bàn huyện Trà Cú giai đoạn 2023- 2025.

- Hiện nay, huyện đã có vùng nguyên liệu tập trung liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Mô hình liên kết có diện tích vùng nguyên liệu 912 ha, sản lượng 75.000 tấn, với 1.018 hộ trồng mía được Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh liên kết ký hợp đồng đầu tư và thu mua mía nguyên liệu trực tiếp đến các hộ trồng mía. Giá trị sản xuất vùng nguyên liệu khoảng 100 tỷ đồng/vụ sản xuất. Việc áp dụng KHKT trong qui trình trồng mía được Công ty mía đường phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh khảo nghiệm giống mía mới có năng suất, chữ đường cao và lưu gốc mía tốt tại vùng nguyên liệu, các giống mới như KK3-Thái Lan đến nay đạt tỷ lệ 90% diện tích trồng mía toàn vùng, còn lại 10% trồng các giống khác K95, Roc 16. Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được chứng nhận ISO 22000:2018.

6.6.4. Yêu cầu của tiêu chí: Có Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp hoạt động hiệu quả: Đạt.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Trước đây Huyện chưa Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp. Hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn được thực hiện bởi lực lượng công chức, viên chức của phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, các Trạm thuộc các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.

-  Kết quả thực hiện tiêu chí:

Huyện có thành lập Trung tâm kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp tại Quyết định số 1542/QĐ-UBND ngày 03/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp huyện Trà Cú được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt tại Quyết định số 653/QĐ-UBND ngày 08/3/2023.

Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập, được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông, Trạm Thủy sản vùng 1 trực thuộc các đơn vị: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Trung tâm có trụ sở tại khóm 3, thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, hiện tại Trung tâm có 01 Phó Giám đốc và 10/15 biên chế làm việc, Trung tâm đang đề xuất điều động, tuyển dụng thêm biên chế phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm để đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

* Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Trạm trước khi thực hiện sát nhập Đề án thành lập Trung tâm: Nhiệm vụ chính của các Trạm (Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Thủy sản) được giao là nắm tình hình sản xuất trong dân; khuyến cáo lịch thời vụ xuống giống, dự báo, dự tính về tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa và các loại rau màu; chuyển giao khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực nông nghiệp và thực hiện một số mô hình phát triển kinh tế giảm nghèo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Một số kết quả nổi bật trong năm 2023, Trạm Khuyến nông đã triển khai được 40 cuộc tập huấn kỹ thuật (gồm: thủy sản 01 cuộc; trồng trọt 19 cuộc và chăn nuôi 20 cuộc), có 1.141 lượt người tham dự; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp trực tiếp cho 1600 lượt hộ dân; tổ chức 01 cuộc hội thảo ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp có 54 đại biểu tham dự; 02 cuộc hội thảo đầu bờ về cách nhận dạng dịch bệnh gây hại trên lúa và biện pháp phòng trị hiệu quả, có 69 nông dân thăm đồng tham dự.

Sau khi thực hiện sáp nhập, tổ chức bộ máy của ngành đã cơ bản được tinh gọn, khắc phục tình trạng chồng chéo chỉ đạo, phối hợp, trùng lắp về chức năng nhiệm vụ giữa ngành chuyên môn về quản lý nhà nước với đơn vị sự nghiệp công lập; củng cố, kiện toàn đội ngũ nhân sự, tạo thuận lợi trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành chuyên môn; tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toàn ngành nhằm duy trì và nâng cao chất lượng trong việc xây dựng phát triển nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

* Tự đánh giá: Đạt tiêu chí số 6 về Kinh tế theo quy định tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.

6.7. Tiêu chí số 7 về Môi trường

6.7.1. Yêu cầu của tiêu chí: Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤50% tổng lượng phát sinh:

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Lượng rác thải rắn thải  trên toàn huyện trung bình là 70,6 tấn/ ngày. Trước khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới các hộ dân chủ yếu tự xử lý tại nhà; tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải tại các xã còn thấp, công tác xử lý chất thải rắn chưa đạt yêu cầu, rác thải chủ yếu xử lý chôn lấp chưa đúng kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường, bải rác Long Hiệp hiện nay đang quá tải gây khó khăn cho công tác quản lý và xử lý rác thải của địa phương.

- Tình hình ban hành và thực hiện đề án thu gom, quản lý chất thải rắn:

Huyện Trà Cú thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng theo Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 của Ủy ban nhân dân huyện về phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Trà Cú giai đoạn 2021-2023.

- Về công tác thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đối với chất thải rắn sinh hoạt:

Với quy mô dân số147.419 nhân khẩu, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 70,61tấn/ngày[8]. Huyện Trà Cú hợp đồng với HTX xây dựng – Môi trường Trà Vinh theo hợp đồng số 16/HĐ-PTNMT về việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Trà Cú giai đoạn 2021- 2023. Huyện bố trí 878 thùng rác, đặt tại các tuyến lộ chính, chợ, khu đông dân cư, khu vui chơi, giải trí, trung tâm hành chính,…Đơn vị thu gom bố trí 05 xe chuyên dụng ( 2 xe chính và 3 xe tăng cường) đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về BVMT để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày của huyện với khối lượng 26,2 tấn/ngày.

Trên địa bàn huyện Trà Cú có 02 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt (bãi rác Long Hiệp và Phân xưởng thu gom, phân loại và xử lý chất thải của Công ty TNHH Kim Hoàng Phát) và 01 Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty TNHHMTV Môi trường Trà Vinh. Hiện nay Phân xưởng thu gom, phân loại và xử lý chất thải và Nhà máy xử lý chất thải nguy hại đã tạm ngưng hoạt động. Để giải quyết trước mắt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thống nhất phương án tạm thời vận chuyển một phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện đến bãi rác cụm xã Mỹ Long Bắc huyện Cầu Ngang (xử lý bằng biện pháp đốt), bãi rác huyện Tiểu Cần (xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh) hỗ trợ xử lý đến hết tháng 12/2023. Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú và các Sở, ngành tỉnh đang hỗ trợ, hướng dẫn Công ty TNHH Kim Hoàng Phát để Nhà máy hoạt động trở lại.

Các xã triển khai, hướng dẫn cho các hộ gia đình tham gia các mô hình phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, đến nay có 110 mô hình với 14.709  hộ tham gia (tương đương khoảng 34.137 người), ước tính khối lượng xử lý khoảng 16,61 tấn/ngày.

Đối với các hộ gia đình tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có xe thu gom rác đến được thì thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng dẫn của chính quyền địa phương bằng cách ủ phân hữu cơ, tham gia các mô hình với khoảng 14.709 hộ (tương đương khoảng 34.137 người) ước tính khối lượng xử lý khoảng 16,61 tấn/ngày, phân loại và đào hố chôn lấp hợp vệ sinh trong khuôn viên đất tại hộ gia đình 21,5 tấn/ ngày. Do đó, tổng lượng rác thải sinh hoạt của huyện được thu gom, xử lý khoảng 64,31 tấn/ngày, đạt 91,08 % tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh.

- Công tác thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường: chất thải rắn công nghiệp thông thường được các cơ sở phân loại, lưu giữ và chuyển giao đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý đúng quy định.

- Tình hình thu gom, xử lý chất thải nguy hại (bao bì thuốc bảo vệ thực vật) trên địa bàn:

Bao gói thuốc bảo vệ thực vật do có chứa thành phần nguy hại và tồn lưu lâu ngoài môi trường nên có tuyên truyền đến nông dân và tổ chức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Toàn huyện đã bố trí 441 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật đúng theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Năm 2022, Phòng Tài nguyên – Môi trường ký hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Hợp đồng Kinh tế  số 3500/HĐ-MTĐT-NH/22.4.VX về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại ở các xã Đại An, Hàm Tân, Tập Sơn, Tân Sơn, Thanh Sơn, Long Hiệp. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền và nhân rộng mô hình bể thu gom để hạn chế tình trạng nông dân thải bỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trực tiếp ngoài đồng. Năm 2023 Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành ký hợp đồng số 4845/HĐ.MTĐT 23.4.VX với công ty TNHHMTV Môi Trường Đô Thị TPHCM và thu gom, xử lý 3,9 tấn.

- Tình hình thu gom, xử lý chất thải y tế trên địa bàn:

Tỷ lệ xử lý đạt 100% đối với chất thải y tế. Theo số liệu thống kê năm 2023, trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm Y tế, 16 Trạm y tế và một Phòng Khám Đa khoa Tân Đức và Y tế tư nhân khám ngoài giờ.

+ Lượng chất thải y tế thông thường phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn huyện khoảng 1,3 tấn/năm, chủ yếu là vỏ, bao bì, chai lọ đựng thuốc, vật tư y tế thải, bóng đèn huỳnh quang, hộp mực in...là chất thải nguy hại không lây nhiễm được Trung tâm Y tế, trạm Y tế và các cơ sở ký hợp đồng đơn vị chức năng tại thành phố Trà Vinh để xử lý theo quy định, đối với rác thải y tế lây nhiễm phát sinh tại Trung tâm y tế huyện, các Trạm y tế  và các cơ sở khám chửa bệnh trên địa bàn huyện phát sinh 1,714 tấn/năm được thực hiện quản lý theo quy định và ký hợp đồng với đơn vị xử lý rác y tế theo cụm là Bệnh viện đa khoa khu vực Tiểu Cần, tần suất 2 ngày/lần; Đối với rác thải y tế thông thường (rác thải sinh hoạt) phát sinh hàng ngày được Trung tâm Y tế, các trạm Y tế, các cơ sở ký hợp đồng với Hợp tác xã Xây dựng-Môi trường Trà Vinh thu gom, xử lý.

- Tình hình tại các bãi chôn lấp chất thải và khu xử lý chất thải rắn của huyện:

- Bãi rác Long Hiệp (ấp Chợ, xã Long Hiệp): diện tích 2.856m2, đang tiếp nhận rác sinh hoạt hàng ngày trên địa bàn các xã Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên, Hàm Giang, Đại An, lượng rác tiếp nhận khoảng 7,2 tấn/ngày. Huyện đang thực hiện dự án mở rộng bãi rác xã Long Hiệp (Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 3259/QĐ-UBND), đầu tư các hạng mục xây dựng cổng, hàng rào bao quanh với chiều dài 356 m, xây dựng đường dẫn và đường giao thông nội bộ rộng 5 mét, mặt đường BTN cấp cao A1, tổng diện tích  xây dựng khoảng 1.250m2, đào hố, trải màng HDPE chống thấm khu vực chưa rác với tổng diện tích khoảng 2500 m2, hệ thống thu, dẫn nước về ao chứa, đào 3 ao chứa nước, trải màng HDPE.  Đang thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường. Hiện đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và vận hành hồ sơ kỹ thuật.

- Tình hình Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Hoàng Phát đầu tư 01 lò đốt chất thải sinh hoạt, công suất xử lý 40 tấn/ngày (25 tấn/ngày rác thải sinh hoạt và 15 tấn/ngày rác thải công nghiệp), đảm bảo tiếp nhận, xử lý lượng rác phát sinh hàng ngày trên địa bàn huyện Trà Cú (26,2 tấn/ngày). Giấy xác nhận số 05/GXN-STNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận về hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án “ Xây dựng phân xưởng phân xưởng thu gom, phân loại và xử lý rác thải- giai đoạn 2”.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp:

Hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp bằng cách tăng cường thực hiện: tận dụng tối đa lượng chất thải để tái sử dụng, tái chế (làm phân hữu cơ…); tự xử lý tại hộ gia đình thành phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi và chôn lấp tại hộ gia đình. Hiện nay, khối lượng rác thải được xử lý bằng biện pháp phù hợp 47,51tấn/ngày, trong đó: xử lý bằng lò đốt tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang 9,4 tấn/ngày, ủ phân hữu cơ và mô hình phân loại là 16,61 tấn/ngày; các hộ gia đình thực hiện xử lý theo hướng dẫn của chính quyền địa phương 21,5 tấn/ngày (hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi và chôn lấp hợp vệ sinh). Do đó, khối lượng rác thải chôn lấp trực tiếp 23,1 tấn/ngày, so với số lượng phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 70,61 tấn/ngày, chiếm tỷ lệ 32,7%.

Lượng rác phát sinh hàng ngày trên địa bàn huyện Trà Cú được thu gom, vận chuyển về bãi rác khoảng 26,2 tấn/ngày được Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Hoàng Phát xử lý bằng biện pháp đốt, đạt 100%, không thực hiện chôn lấp trực tiếp. Ngoài ra, nhằm hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp bằng cách tăng cường thực hiện: tận dụng tối đa lượng chất thải để tái sử dụng, tái chế (làm phân hữu cơ…); tự xử lý tại hộ gia đình thành phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi và chôn lấp hợp vệ sinh tại hộ gia đình

Nhìn chung, qua các phòng trào thi đua xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên truyền được tập trung nên việc thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, cảnh quan môi trường đã được cải thiện, đường, ngõ xanh – sạch – đẹp và ý thức người dân cũng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn tiêu chí nông thôn mới đề ra.

6.7.2. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn (≥40%).

a)Yêu cầu của tiêu chí: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn: ≥ 40%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Huyện có 43.369 hộ gia đình, chủ yếu sống trong khu vực nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản. Các xã trên địa bàn huyện có những cách làm và giải pháp triển khai khác nhau, tuy nhiên, trong cách làm của các xã đều có điểm chung là triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và xây dựng mô hình phân loại rác tại hộ gia đình, nhằm nâng cao ý thức người dân về phân loại rác, góp phần giảm thiểu lượng rác đưa đi xử lý và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong đời sống người dân. Đặc biệt phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nâng cao nhận thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ huyện triển khai xây dựng mô hình phân loại, thu gom, xử lý chất rắn sinh hoạt tại nguồn cho 450 hộ tại 03 xã Tập Sơn, Phước Hưng và Tân Hiệp và 10 cơ sở Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn huyện. Qua công tác công tác tuyên truyền, vận động đến nay, trên địa bàn huyện có 110 tổ thực hiện phân loại rác thải tại nguồn với 21.316 hộ tham gia. Do dó, tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn là 21.316/43.369 hộ, chiếm 49,15%.

6.7.3. Mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp quy mô cấp xã trở lên (≥01 mô hình).

a) Yêu cầu của tiêu chí: Có mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp quy mô cấp xã trở lên: ≥ 01 mô hình.

b) Kết quả thực hiện:

Hiện nay, trên địa bàn huyện có Công ty cổ phần phân bón Hudavil Trà Vinh, có địa chỉ tại xã Lưu Nghiệp Anh. Có quyết định thành lập số 1332/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 2100618097. Có thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh theo hồ sơ về môi trường phù hợp với qui mô dự kiến của công ty. Công ty có diện tích khu văn phòng 290m2, diện tích nhà xưởng 1.440m2, diện tích khu vực xử lý nguyên liệu ngoài trời 880m2, diện tích trồng cây xanh 9.110m2. Có trang thiết bị, công suất thiết kế, công nghệ, nguồn gốc rõ ràng. Công ty thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải hữu cơ từ nguồn nguyên liệu chính là bã bùn mía, tro lò và than bùn từ Công ty Cổ phần mía đường Trà Vinh tại xã Lưu Nghiệp Anh để tái chế thành phân bón Hữu cơ vi sinh Hudavil công suất 6.000 tấn/năm và phân Hữu cơ khoáng Đa vi lượng Huadavil + TE công suất 1.000 tấn/năm.,...Công ty đang hoạt động ổn định liên tục trên 05 năm, sản phẩm phân bón hữu cơ Hudavil được Cơ sở ĐÔNG HUẾ (có địa chỉ tại Tổ 7, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm (HĐ số 09/2022/HUTV-HĐNT ngày 06/12/2022) và đồng thời sản phẩm phân bón hữu cơ Hudavil được phân phối cho nông dân trong và ngoài huyện sử dụng.

6.7.4. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp (≥01 công trình)

a)  Yêu cầu của tiêu chí: Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp: ≥01 công trình.

b)  Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trên địa bàn huyện có 02 đô thị loại V (thị trấn Trà Cú và thị trấn Định An); huyện không có khu đô thị mới. Nước thải tại các khu dân cư tập trung ở các xã đều có hệ thống tiêu thoát nước thông thoáng, đảm bảo nhu cầu thoát nước của khu vực, không có tình trạng ứ đọng gây ô nhiễm môi trường, các khu vực nông thôn nước mưa chủ yếu thoát ra các kênh rạch. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp có tích cực vận động, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống chung, nhất là việc xây dựng hầm, bể xử lý nước thải sinh hoạt ngay tại hộ gia đình.

Để quản lý chất lượng nước thải, Chủ tịch UBND huyện Trà Cú đã phê duyệt kế hoạch quản lý nước thải trên địa bàn huyện (Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 06/9/2023). UBND huyện đã phê duyệt chủ trương đầu tư công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung công suất 230 m3/ngày đêm tại thị trấn Định An (Quyết định số 1326/QĐ-UBND ngày 17/5/2023), thời gian thực hiện 2023-2025, tổng mức đầu tư 7,693 tỷ đồng, hiện tại đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công; dự kiến đến tháng 01 năm 2025 hoàn thành đưa vào sử dụng.

6.7.5. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó tỷ lệ đất trồng cây xanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tối thiểu là 10% diện tích toàn khu.

a) Yêu cầu của tiêu chí: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó tỷ lệ đất trồng cây xanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tối thiểu là 10% diện tích toàn khu: Đạt.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Huyện có quy hoạch cụm công nghiệp tại xã Lưu nghiệp Anh theo Quyết định 1967/QĐ- UBND ngày 19/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nhưng chưa được đầu tư xây dựng. Ngoài ra trên địa bàn huyện có 3 làng nghề đang hoạt động, cụ thể:

- Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp (tre, trúc, tầm vong) tại xã Hàm Giang: được công nhận theo Quyết định số 2314/ QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh; Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú đã phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường Làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 06/01/2021. Công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề được thực hiện với hình thức tự quản. Tổ tự quản bảo vệ môi trường làng nghề Tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang lập tại Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 15/3/2023 và Tổ tự quản có xây dựng quy chế hoạt động. Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm: hệ thống thu gom nước thải, nước mưa; bố trí 35 thùng chứa rác và xe chuyên dùng thu gom vận chuyển rác hàng ngày về bãi rác của huyện để xử lý; hoạt động sản xuất của làng nghề với quy mô nhỏ mang tính hộ gia đình; Nước thải phát sinh do loại hình sản xuất không phát sinh nước thải, nước thải phát sinh chủ yếu là thải sinh hoạt, cho nên không đầu tư công trình xử lý nước thải tập trung, nước thải được xử lý tại hộ gia đình bằng hầm tự hoại. Xã đã vận động hộ dân trong làng nghề trồng hơn 200 cây xanh phân tán, 400 cây hoa các loại tại 100% các tuyến đường trong làng nghề tạo cảnh quan môi trường xanh trong làng nghề.

- Làng nghề dệt chiếu tại xã Hàm Tân: được công nhận theo Quyết định số 2315/QĐ –UBND ngày 31/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú đã phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân tại Quyết định số 4697/QĐ- UBND ngày 02/12/2019. Công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề được thực hiện với hình thức tự quản. Tổ tự quản bảo vệ môi trường làng nghề Tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Tân, lập tại Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 06/3/2023 và Tổ tự quản có xây dựng quy chế hoạt động. Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm: hệ thống thu gom nước thải, nước mưa; bố trí 32 thùng chứa rác và xe chuyên dùng thu gom vận chuyển rác hàng ngày về bãi rác của huyện để xử lý; Hoạt động sản xuất của làng nghề với quy mô nhỏ mang tính hộ gia đình; Nước thải phát sinh do loại hình sản xuất không phát sinh nước thải, nước thải phát sinh chủ yếu là thải sinh hoạt, cho nên không đầu tư công trình xử lý nước thải tập trung, nước thải được xử lý tại hộ gia đình bằng hầm tự hoại. Xã đã vận động hộ dân trong làng nghề trồng hơn 150 cây phân tán và 650 cây hoa các loại tại 100% các tuyến đường của làng nghề tạo cảnh quan môi trường xanh trong làng nghề.

- Làng nghề đan lát xã Đại An được công nhận theo Quyết định số 2030/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú đã phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường tại Quyết định số 4263 /QĐ- UBND ngày 11/12/2018. Công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề được thực hiện với hình thức tự quản. Tổ tự quản bảo vệ môi trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Đại An, thành lập tại Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 26/4/2023 và Tổ tự quản có xây dựng quy chế hoạt động. Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm: hệ thống thu gom nước thải, nước mưa; bố trí 28 thùng chứa rác và xe chuyên dùng thu gom vận chuyển rác hàng ngày về bãi rác của huyện để xử lý; hoạt động sản xuất của làng nghề với quy mô nhỏ mang tính hộ gia đình; Nước thải phát sinh do loại hình sản xuất không phát sinh nước thải, nước thải phát sinh chủ yếu là thải sinh hoạt, cho nên không đầu tư công trình xử lý nước thải tập trung, nước thải được xử lý tại hộ gia đình bằng hầm tự hoại. Xã đã vận động hộ dân trong làng nghề trồng hơn 135 cây phân tán và 450 cây hoa các loại tại 100% các tuyến đường của làng nghề tạo cảnh quan môi trường xanh trong làng nghề.

6.7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: ≥2m2/người.

a) Yêu cầu của tiêu chí: Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: ≥2m2/người.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Huyện có 17/17 đơn vị hành chính có bố trí quỹ đất, xây dựng khu vui chơi công cộng được trồng cây xanh (gồm: lộc vừng, bằng lăng, sao, dầu, và một số loài hoa thân thảo); có 37 điểm chùa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc Khmer, được trồng cây xanh thân gỗ lớn như dầu, sao, thốt nốt; ngoài ra trên các tuyên đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, lộ giao thông nông thôn đều có bố trí trồng cây xanh 2 bên lề đường tạo không gian xanh mát. Ngày nay, nhu cầu hưởng thụ, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao của người dân ngày càng nâng lên, các xã, thị trấn tăng cường bố trí các điểm khuôn viên, vườn hoa, sân chơi có trồng cây xanh. Trên địa bàn toàn huyện, đất cây xanh sử dụng công cộng với diện tích 577.926,8 m2/147.419 người, đạt 3,92 m2/ người.

6.7.7. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: ≥50%.

a) Yêu cầu của tiêu chí: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: ≥50%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Thực hiện Công văn số 766-CV/TV ngày 03/10/2019 của Tỉnh ủy Trà Vinh về tăng cường các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 22/10/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 17/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 19/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh; Công văn số 2141/STNMT-QLMT ngày 05/8/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 02/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo triển khai thực hiện chống rác thải nhựa đến cán bộ, đảng viên tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Đến nay, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện tốt theo chỉ đạo. Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo các ngành và địa phương tuyên truyền phổ biến, quán triệt đến tổ chức, cá nhân, học sinh trên địa bàn huyện không thải bỏ rác thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao hồ, kênh, rạch, sông, mương.

- Chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động du lịch: các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện đều có các thùng để thu gom chất thải nhựa sau đó được bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Đối với nuôi trồng và khai thác thủy sản: Tuyên truyền vận động các hộ dân thực hiện thu gom bán phế liệu.

- Đánh giá tỷ lệ thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý:

Trên địa bàn huyện hiện nay có 147.419 nhân khẩu, tiểu thương của các chợ (1.748 ), Trường Trung học phổ thông (2.958 học sinh), Trường Trung học cơ sở (9.123 học sinh), Trường Tiểu học (13.416 học sinh), Trường Mẫu giáo (5.507 trẻ) theo đó lượng rác thải nhựa phát sinh trung bình ước tính khoảng 5.077,03 kg/ngày. Trên cơ sở đó huyện triển khai lồng ghép mô hình của Hội đoàn thể tuyên truyền vận động người dân tham gia thu gom, tái sử dụng, tái chế, chất thải nhựa, không bỏ trực tiếp ra môi trường, sông rạch, chất thải nhựa được thu gom, xử lý theo quy định, cụ thể như sau: Mô hình thu gom, tái chế  chất thải nhựa  có 98.762 nhân khẩu tham gia tương ứng 3.357,91 kg/ngày, xây dựng mô hình thu gom tại các trường: Trường Trung học phổ thông 2.958 học sinh tham gia (5,92 kg/ngày), Trường Trung học cơ sở 9.123 học sinh tham gia (18,25kg/ngày), Trường Tiểu học 13.416 học sinh tham gia (17,44 kg/ngày). Trường Mẫu giáo 5.507 trẻ tham gia (2,20 kg/ngày) và chợ có 1.437 tiểu thương tham gia ( 17,24 kg/ ngày). Tổng lượng chất thải nhựa được thu gom đem tái sử dụng, tái chế ước tính khoảng 3.422,69 kg/ngày. Do đó tỷ chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý toàn huyện là 3422,69 kg/5.077,03 ngày đạt 67,42% trên tổng lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn.

6.7.8. Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định: 100%.

a) Yêu cầu của tiêu chí: Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định: 100%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trên địa bàn huyện không bố trí các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt từ hộ dân, các chợ, cơ quan, doanh nghiệp phát sinh được thu gom vào thùng đựng rác đã bố trí theo các tuyến lộ chính, các chợ, khu đông dân cư trên địa bàn huyện, đến nay đã bố trí được 878 thùng đựng rác đảm bảo thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại các khu vực chợ, khu đông dân cư, tuyến đường chính trên địa bàn huyện.

* Tự đánh giá: Đạt tiêu chí số 7 về môi trường theo quy định tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh.

6.8. Về Chất lượng môi trường sống

6.8.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung. (Yêu cầu của tiêu chí: ≥50%).

- Kết quả thực hiện tiêu chí:

Vào năm 2010, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của huyện còn rất thấp (17.837/39.693 hộ) đạt tỷ lệ 45%. Thời gian qua huyện tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2015, các công trình cấp nước tập trung được nâng cấp công suất hoạt động, đầu tư xây dựng mới, cùng với việc mở rộng các tuyến ống cấp nước đã góp phần nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn huyện đến nay có 32.372 hộ/43.369 hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung, đạt tỷ lệ 74,64%.

6.8.2. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững: ≥50%.

a) Yêu cầu của tiêu chí: Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững: ≥50%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Từ năm 2011 đến nay, huyện được đầu tư xây dựng thêm 02 nhà máy nước ở xã Tân Hiệp và Hàm Giang, đến nay toàn huyện hiện có 24 trạm cấp nước tập trung và 1 trạm cấp nước do công ty cổ phần cấp thoát nước Trà Vinh, có tổ chức quản lý, khai thác bền vững, công suất được thiết kế 21.500m3/ ngày, đêm. Cung cấp nước sạch phục vụ bền vững cho 43.369 hộ dân trên địa bàn huyện Trà Cú. Tổng số hộ dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn là 32.372/ 43.369, đạt tỷ lệ 74,64 %.

6.8.3. Có kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện: Đạt.

a) Yêu cầu của tiêu chí: Có kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện: Đạt.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí: Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành chủ trương thực hiện đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước, phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và nguồn nước mặt trên địa bàn huyện (theo công văn số 243/UBND- TH ngày 07/3/2023), bao gồm một số nội dung như: Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt; Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt; qua đó có biện pháp, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt trên địa bàn.

6.8.4. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn: Đạt.

a) Yêu cầu của tiêu chí: Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn:

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Các nội dung thuộc tiêu chí Môi trường xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, thời gian qua cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện đặc biệt quan tâm tổ chức thực hiện, nhất là theo tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TU, Chỉ thị số 48-CT/TU và Chỉ thị số 27-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đạt được những kết quả nhất định.

* Đối với hệ thống cây xanh

Thời gian qua, huyện luôn quan tâm tổ chức thực hiện việc xây dựng cảnh quan, môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. Đến nay, huyện đã đầu tư, xây dựng 21 tuyến đường Xanh – Sạch – Đẹp với chiều dài 32,335 km trên địa bàn xã, thị trấn.

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn có thường xuyên duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường. Tuyên truyền vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm; về quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị, an toàn giao thông; nâng cao chất lượng các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Nếp sống văn minh”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Vận động người dân cắt tỉa cây xanh đảm bảo tuyến đường thông thoáng. Phát quang bụi rậm, làm hàng rào, cột cờ, đèn thấp sáng tạo cảnh quan môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Đồng thời, bố trí thùng rác trên các tuyến đường chính, khu vực đông dân cư, chợ và vận động người dân bỏ rác đúng quy định.

* Đối với hệ thống ao, hồ sinh thái, sông, kênh, rạch: Trên địa bàn huyện không có các ao hồ sinh thái, chỉ có các đoạn sông, kênh, rạch phục vụ cho mục đích tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản. Qua rà soát đến nay, các đoạn sông, kênh, rạch trên địa bàn huyện không có mùi hôi thối, không ứ đọng rác thải.

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn có thường xuyên duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường, tổ chức ra quân vớt lục bình, dọn các tuyến kênh để đảm bảo thông thoáng dòng chảy.

* Đường xã, liên xã, liên ấp được lắp đặt hệ thống chiếu sáng

Huyện có 136 tuyến đường giao thông kết nối đến trung tâm các xã, thị trấn với chiều dài 304,95 km (Huyện có 06 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 60,795 km (gồm Đường huyện 12, Đường huyện 17, Đường huyện 18, Đường huyện 27, Đường huyện 28, Đường huyện 36); 03 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 29,43 km (gồm Đường tỉnh lộ 911, Đường tỉnh lộ 914, Đường tỉnh lộ 915) và 02 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 40,1 km (gồm Quốc lộ 53, Quốc lộ 54). Qua thực hiện vận động nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới trong đó có lắp đặt hệ thống chiếu sáng được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng. Đến nay trên địa bàn huyện có 85/136 tuyến đường xã, liên xã, liên ấp được lắp đặt hệ thống chiếu sáng, đạt  62,5%.

* Đối với đường làng ngõ xóm

- Tổ chức thu dọn vệ sinh, rác thải định kỳ hàng tuần, thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh. Các tuyến đường đã được bê tông hóa, đảm bảo không lầy lội khi có mưa.

- Các tuyến đường thông thoáng, không lấn chiếm lòng lề đường và không xả rác bừa bãi không đúng quy định.

* Đối với khu vực công cộng

- Các khu vực công cộng (chợ, đường giao thông, công viên, khu vui chơi, giải trí, bến phà...) không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

- Đối với khuôn viên trụ sở Ủy ban nhân dân xã, trạm y tế, trường học và nhà văn hóa được chỉnh trang, vệ sinh sạch sẽ, trồng cây xanh, cây hoa phù hợp cảnh quan và có nước sinh hoạt theo quy định; nhà vệ sinh có nước sinh hoạt sử dụng, được vệ sinh thường xuyên đảm bảo không có mùi hôi.

- Đã xây dựng quy ước về bảo vệ môi trường các ấp đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt theo quy định và niêm yết công khai tại trụ sở Ban nhân dân các ấp.

6.8.5. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm: 100%.

- Yêu cầu của tiêu chí: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm: 100%.

+ Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trên địa bàn huyện có 10.830 hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có 1.450/1.450 hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm huyện quản lý, (lĩnh vực Y tế39 hộ, cơ sở kinh doanh thực phẩm, lĩnh vực Công thương có 1.411 hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm); có 9.380 hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm xã quản lý (trong đó lĩnh vực Y tế có 1.180 hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; lĩnh vực nông nghiệp có 9.380 hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thực hiện ký cam kết về an toàn thực phẩm). Lĩnh vực Y tế có 1.180/1.180 hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, tập huấn, hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân xã quản lý theo Quyết định số 2397/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2023, trong đó có 1.570 hộ, cơ sở sản xuất được tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ khi triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới đến nay trên địa bàn huyện không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

* Tự đánh giá: Đạt tiêu chí số 8 về Chất lượng môi trường sống theo quy định tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh.

6.9. Tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công

6.9.1. Yêu cầu của tiêu chí: Đảng bộ, chính quyền huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Đảng bộ luôn quan tâm xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tuy nhiên, cũng còn một vài Đảng bộ cơ sở, chi bộ ngành chưa thật sự chuyển biến, còn tình trạng đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, thiếu gương mẫu trong các phong trào tại địa phương, nhất là phòng trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa, nông thôn mới.

- Kết quả thực hiện tiêu chí:

Năm 2022, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện vượt các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội được giao và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xét, công nhận là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2022 (theo Thông báo số 313-TB/TU, ngày 08/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).

6.9.2. Yêu cầu của tiêu chí: Tổ chức chính trị - xã hội của huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên: 100%.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Huyện có đủ các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định; hoạt động của các tổ chức được củng cố, tăng cường và ngày càng thực chất, hiệu quả. Tuy nhiên, một vài tổ chức hoạt động còn hạn chế, như Đoàn thanh niên tập hợp lực lượng và tham gia các phong trào gặp khó khăn do những nguyên nhân chủ quan, lẫn khách quan, tình trạng thanh niên đi làm ăn xa còn nhiều, còn tham gia các tệ nạn xã hội; đời sống của một bộ phận hội viên còn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao.

- Kết quả thực hiện tiêu chí:

Năm 2022, các tổ chức chính trị - xã hội huyện được hội cấp trên công nhận đạt chất lượng tốt hoàn thành nhiệm vụ trở lên, cụ thể như:

- Hội Liên hiệp Phụ nữ: đạt xuất sắc.

- Hội Cựu chiến binh: đạt xuất sắc.

- Huyện Đoàn: đạt xuất sắc.

- Hội Nông dân: đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Liên đoàn Lao động: đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ.

6.9.3. Yêu cầu của tiêu chí: Trong 02 năm liên tục trước năm xét công nhận, không có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Tổng chỉ tiêu biên chế huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm đều chưa đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao: Năm 2022 - 2023 huyện được giao tổng chỉ tiêu biên chế công chức là 1.695 người, hiện chỉ có 1.610 người (còn 85 chỉ tiêu chưa thực hiện, huyện đã xây dựng kế hoạch đăng ký thi tuyển công chức năm 2023). Huyện chưa có trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý bị xử lý kỹ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Kết quả thực hiện tiêu chí:

Đến cuối năm 2023, huyện có 1.695 biên chế công chức; trong đó có 117 biên chế  công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Kết quả rà soát từ năm 2022 – 2023, huyện không có trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý bị xử lý kỹ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

6.9.4. Yêu cầu của tiêu chí: Đảm bảo an ninh, trật tự.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện ổn định. Trật tự an toàn xã hội ở nông thôn hàng năm tuy được kéo giảm đáng kể nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ, diễn biến phức tạp, nhất là nạn đá gà, đánh bạc, ma túy; hoạt động của các tổ tự quản còn hạn chế, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc có lúc, có nơi chưa đạt yêu cầu; việc triển khai thực hiện bố trí lực lượng công an chính quy về cơ sở gặp khó ở một số địa phương.

Năm 2015, sau khi chia tách huyện Trà Cú còn 09 xã (01 thị trấn) trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự gồm: Hàm Tân, Kim Sơn, Lưu Nghiệp anh, An Quảng Hữu, Thanh Sơn, Ngãi Xuyên, Phước Hưng, Tân Hiệp, Long Hiệp và thị trấn Định An (tại Quyết định số 1586/QĐ-BCA(V86), ngày 11/5/2011 của Bộ Công an).

- Kết quả thực hiện tiêu chí:

Huyện ủy có ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân huyện có ban hành kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an huyện có chương trình công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới.

Một số kết quả thực hiện nổi bật:

Trên địa bàn tình hình trật tự an toàn xã hội được ổn định, không phát sinh vụ việc phức tạp, điểm nóng liên quan an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tình hình tội phạm về trật tự xã hội, tình hình tai nạn giao thông hàng năm đều được kiềm chế, kéo giảm, cụ thể: Tội phạm về trật tự xã hội năm 2019 xảy ra 27 vụ, năm 2020 xảy ra 24 vụ, năm 2021 xảy ra 18 vụ, năm 2022 xảy ra 14 vụ, đầu năm 2023 đến nay xảy ra 13 vụ, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 01 vụ, (giảm 7,14%); tai nạn giao thông từ đầu năm 2023 đến nay xảy ra 02 vụ, so cùng kỳ giảm 01 vụ (giảm 33,33%).

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng được củng cố và phát triển; các mô hình tự quản về an ninh trật tự, tổ tự quản hoạt động rộng khắp và đạt kết quả tốt. Huyện hiện có 15 mô hình tổ tự qun an ninh trật tự với 295 câu lạc bộ quần chúng tự quản và 1.567 tổ tự quản.

Năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Công an đưa 02 xã gồm: Thanh Sơn, An Quảng Hữu ra khỏi danh sách xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự (tại Quyết định số 3653/QĐ-BCA-V05, ngày 18/7/2018 của Bộ Công an); năm 2019 tiếp tục đề nghị Bộ Công an đưa 01 xã (Lưu Nghiệp Anh) ra khỏi danh sách xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự (tại Quyết định số 3775/QĐ-BCA-V05 ngày 28/5/2019 của Bộ Công an) và đến năm 2020, tiếp tục đưa 07 xã, thị trấn còn lại ra khỏi danh sách xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự (tại Quyết định số 3851/QĐ-BCA-V05 ngày 12/5/2020 của Bộ Công an). Đến nay trên địa bàn huyện không còn xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự; 17/17, thị trấn đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự (tại Quyết định số 2977/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 và Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 06/12/2022 của UBND huyện Trà Cú).

Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện tốt Đề án bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã theo chỉ đạo của Bộ Công an. Đến nay huyện có 17/17 xã, thị trấn được bố trí Công an chính quy (đạt 100%) với 108 đồng chí (17 Trưởng công an, 26 phó Trưởng công an và 65 công an viên). Qua tổng kết các mặt công tác của lực lượng công an huyện được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá rất cao.

6.9.5. Yêu cầu của tiêu chí: Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên: Đạt.

- Thực trạng trước khi triển khai thực hiện:

Sau khi chia tách địa giới hành chính theo Nghị quyết số 934/NQ-UBTVQH13, ngày 15/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trà Cú, các hoạt động giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa của cấp huyện, cấp xã cho các tổ chức và cá nhân được thực hiện bằng hình thức trực tiếp theo quy trình quy định. Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp do hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, năng lực xử lý công việc của công chức thuộc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả còn một số hạn chế nhất định. Từ năm 2016 - 2017, Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyết giải quyết theo các quyết định công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, kết quả Ủy ban nhân dân huyện đã công bố 23 lĩnh vực với 260 thủ tục hành chính được triển khai áp dụng vào Hệ thống Quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 và niêm yết công khai trên Trang Thông tin điện tử của huyện và tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của huyện để các tổ chức, cá nhân tra cứu, khai thác thực hiện theo yêu cầu quy định về hồ sơ, thủ tục hành chính.

- Kết quả thực hiện tiêu chí:

Với quan điểm công khai, minh bạch, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Năm 2018, sau khi thực hiện thí điểm và dùng thử, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh công bố chính thức vận hành và áp dụng Hệ thống một cửa điện tử (iGate) - Cổng dịch vụ công của tỉnh (tại địa chỉ: http://dichvucong.travinh.gov.vn). Đến năm 2019, Chính phủ khai trương Cổng Dịch vụ công Quốc gia (tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn) nhằm kết nối, cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc.

Với tinh thần chỉ đạo đó, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú đã thực hiện rà soát công bố và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đưa 157 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên 16 lĩnh vực lên Cổng dịch vụ công của tỉnh với dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 có 102 thủ tục, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 có 51 thủ tục, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có 04 thủ tục (tổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 là 55 thủ tục, đạt 35,03%) và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; đồng thời triển khai áp dụng vào Hệ thống Quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và niêm yết công khai trên Trang Thông tin điện tử của huyện và tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của huyện.

Đến nay, Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện rà soát và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đưa 329 thủ tục hành chính được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thuộc thẩm quyền giải quyết trên 46 lĩnh vực lên Cổng dịch vụ công của tỉnh với dịch vụ công trực tuyến phần còn lại có 62 thủ tục, dịch vụ công trực tuyến một phần có 231 thủ tục, dịch vụ công trực toàn trình có 36 thủ tục và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia (tổng dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình là 267 thủ tục, đạt 81,16%). Tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến đạt trên 80,7%; tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước và đúng hạn đạt trên 94,7%.

6.9.6. Yêu cầu của tiêu chí: Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

- Thực trạng trước khi triển khai:

Năm 2021 huyện có 17/17 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu, Tiêu chí tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; ngày 27/7/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (gọi tắt là Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg); Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 09/2021/TT- BTP ngày 15/11/2021 về việc hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; ngày 15/8/2022 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1723/QĐ-BTP ban hành hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh. Triển khai thực hiện các văn bản này, năm 2022 huyện có 16/17 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định mới, 01 xã không đạt do có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã vi phạm pháp luật đã xử lý kỷ luật.

- Kết quả thực hiện tiêu chí:

Qua rà soát, đánh giá kết quả thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2023, huyện Trà Cú đã đáp ứng đủ 4 điều kiện quy định tại Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cụ thể: có 17/17 xã, thị trấn cơ bản đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó có 02 xã đạt chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

- Tổng số điểm của 5 Chỉ tiêu đạt 95,5/100 điểm. (đạt)

- Tổng số điểm của từng Chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên. (đạt)

+ Chỉ tiêu 1 đạt 20/20 điểm.

+ Chỉ tiêu 2  đạt 29/30 điểm.

+ Chỉ tiêu 3 đạt 15/15 điểm.

+ Chỉ tiêu 4 đạt 19/20 điểm.

+ Chỉ tiêu 5 đạt 12,5/15 điểm.

- Trong năm 2023, huyện không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy đến nay huyện Trà Cú đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại nội dung 9.6 thuộc Tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công theo Quyết định số 320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.

* Tự đánh giá: Đạt tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công theo quy định tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh.

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những mặt đã làm được

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện đã không ngừng phấn đấu, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo, điều hành linh hoạt, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt và hoàn thành các mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương có chuyển biến tích cực với tăng trưởng bình quân trên 10%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; nông thôn mang diện mạo và sức sống mới.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được quan tâm tổ chức thực hiện đảm bảo theo quy định; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng khá đồng bộ, phát huy được hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, nhất là tình trạng nghèo, việc làm đã được cải thiện đáng kể; sản xuất nông nghiệp phát triển, có nhiều mô hình mới với cách làm sáng tạo, hiệu quả, để phổ biến nhân rộng, nhất là các mô hình có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, mô hình nuôi thủy sản thâm canh, hoạt động của loại hình kinh tế hợp tác có chuyển biến tích cực, phát huy tốt vai trò làm động lực để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững ổn định; năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, điều hành của chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội không ngừng được tăng cường, củng cố, đổi mới đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Chất lượng tiêu chí ở một số xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao đã đạt được, nhất là tiêu chí tổ chức lại sản xuất còn chậm, việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu; các hạng mục, công trình phục vụ tiêu chí huyện nông thôn mới triển khai còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí quy định; hoạt động của các hợp tác xã còn nhiều yếu kém, khâu liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có ít hợp tác xã thực hiện hiệu quả, để báo cáo nhân rộng; đời sống nhân dân tuy có nâng lên đáng kể nhưng chất lượng cuộc sống của một bộ phận dân cư có mặt còn hạn chế; tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm ở một số xã đạt nhưng chưa thật sự bền vững; an ninh, trật tự an toàn xã hội một số nơi còn tiềm ẩn nguy cơ, phức tạp, tệ nạn sử dụng ma túy có chiều hướng gia tăng ở một số xã; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có lúc chưa được thực hiện đồng bộ; năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cấp cơ sở một số nơi còn hạn chế.

* Nguyên nhân hạn chế: Do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện còn diễn biến phức tạp; địa bàn rộng, có đông đồng bào Khmer; thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên chịu tác động thường xuyên của biến đổi khí hậu và thị trường; vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chậm phân bổ; một số nơi chưa quan tâm đúng mức, triển khai chưa đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch bệnh Covid-19; năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số cơ quan, ngành huyện, địa phương có lúc, có nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

3. Bài học kinh nghiệm

Từ những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Trà Cú rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, Để xây dựng thành công huyện nông thôn mới cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp; sự nổ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và sự nhiệt tình, hưởng ứng của người dân là nhân tố quyết định phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

Hai là, phải làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động, làm cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân nhận thức đúng, đầy đủ về mục tiêu, sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới; đặc biệt là phải phát huy vai trò chủ động, tích cực của Nông dân trong xây dựng nông thôn mới, phải làm nổi bật vai trò chủ đạo của nông dân với tâm thế vừa là chủ thể, vừa là người thụ hưởng, có vị trí trung tâm trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Ba là, tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch xây nông thôn mới - xem đây là nhiệm vụ then chốt, là tiền đề quan trọng để phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với triển khai thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý - xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nâng cao thu nhập cho nông dân, tiến tới hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới tại địa phương.

Bốn là, tranh thủ và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của Trung ương, địa phương; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án và huy động sự đóng góp của người dân để hoàn thành các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới, nhất là việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia, giám sát của người dân.

Năm là, trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, phải bám sát định hướng xây dựng nông thôn mới của tỉnh, của địa phương; trong triển khai triển khai thực hiện phải đảm bảo tình đồng bộ, có lộ trình phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng xã, ấp. Đồng thời, phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cũng như kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tổ chức tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

4. Những mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu

4.1. Mô hình “ xây dựng cầu giao thông nông thôn” từ nguồn quỹ vận động người đồng hương Thành phố Hồ Chí Minh; Sư sãi và nhân dân cùng làm, điển hình như xã Ngãi Xuyên trong năm 2022 - 2023 đã tổ chức xây dựng được 21 cây cầu với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng, đã giúp người dân thuận tiện trong giao thông và mua bán hàng hóa.

4.2. Mô hình “Thắp sáng đường quê”  thực hiện vận động nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới trong đó có lắp đặt hệ thống chiếu sáng được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng, hiện nay có 85/136 tuyến đường xã, liên xã, liên ấp được lắp đặt hệ thống chiếu sáng, đạt 62,5%.

4.3. Mô hình “tuyến đường Xanh – Sạch – Đẹp Thời gian qua, huyện luôn quan tâm tổ chức thực hiện việc xây dựng cảnh quan, môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. Đến nay đã xây dựng 21 tuyến đường Xanh – Sạch – Đẹp với chiều dài 32,335 km trên địa bàn xã, thị trấn.

4.4. Mô hình “tuyến đường hoa” thực hiện vận động nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới trong đó có xây dựng 34 tuyến đường hoa, với chiều dài 40km, các loại hoa được trồng gồm Điệp, hoàng yến, mẫu đơn,... tạo được cảnh quan đẹp dọc tuyến đường.

VI. KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

1. Quan điểm

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng nông thôn mới phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, phát huy tối đa vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung:

Xây dựng nông thôn huyện Trà Cú có kinh tế nông nghiệp phát triển cân đối, toàn diện và đi vào chiều sâu. Phấn đấu thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội, nâng thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 ước đạt 65 triệu đồng; đời sống vật chất và tinh thần của cư dân được nâng lên; nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; tiềm năng du lịch được phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Tiếp tục duy trì, nâng chất lượng các tiêu chí của 15/15 xã nông thôn mới theo yêu cầu tại Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh. Xây dựng thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đến năm 2025, huyện có 07 xã nông thôn mới nâng cao) và thị trấn Trà Cú và thị trấn Định An giữ vững, nâng cao chất lượng tiêu chí đạt chuẩn đô thị văn minh. Phấn đấu có 01 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng huyện Trà Cú đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao các nội dung tiêu chí theo quy định tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh.

3. Nội dung và giải pháp

3.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình:

Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, sửa đổi, bổ sung quy chế của Ban Chỉ đạo các cấp, Ban quản lý, Ban Phát triển ấp đảm bảo cơ cấu, thành phần để thực hiện hiệu quả nội dung Chương trình; nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu thực hiện Chương trình; đề cao trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong tham gia thực hiện các phần việc, tiêu chí nông thôn mới được giao phụ trách đảm bảo đồng bộ, thông suốt. Định kỳ hàng tháng, quý, ban chỉ đạo huyện, xã tổ chức hội nghị giao ban để kịp thời tháo gở những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

3.2. Đẩy mạnh và đổi mới các hình thức, nội dung, phương thức công tác vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới:

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội chú trọng phối hợp đẩy mạnh các hoạt động vận động, tuyên truyền về nội dung, kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, tập trung sâu theo từng chuyên đề, nêu rõ phần việc, hạng mục công trình thực hiện, đảm bảo mọi người dân trong vùng hưởng lợi được biết, để huy động nhân dân đóng góp công sức cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.

Phòng Văn hóa – Thông tin chủ trì phối hợp Trung tâm Văn hóa – Thông tin và thể thao và các ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực quan, tuyên truyền trên sóng truyền thanh, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

3.3. Tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững:

Tiếp tục đẩy nhanh quá trình tổ chức, tổ chức lại sản xuất gắn với nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng những giải pháp kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, liên doanh, liên kết hỗ trợ sản xuất với tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,…để nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người dân, nhất là triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) nhằm phát huy nội lực và gia tăng giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương.

3.4. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư nâng chất lượng tiêu chí nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh:

- Tiêu chí về Giao thông: Tập trung hoàn thiện các công trình thuộc tiêu chí huyện nông thôn mới hoàn thành 100% khối lượng.

- Tiêu chí về Thủy lợi: Hàng năm, chỉ đạo tổ chức rà soát, xây dựng dự án đầu tư nạo vét, vớt lục bình trong hệ thống công trình thủy lợi; duy tu đê đều, để đảm bảo cho sản xuất, dân sinh và công tác phòng, chống thiên tai gắn với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới. Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh đã ghi nhận, bổ sung vào danh mục đầu tư trung hạn để đầu tư xây dựng kè khu vực cống Hàm Giang, đê bao khu vực ấp Giồng Lớn B, xã Định An.

- Tiêu chí về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn: Chỉ đạo đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cụ thể tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm sau: (1) Trồng trọt: Duy trì và phát triển vùng lúa chất lượng cao, mô hình cánh đồng lớn gắn với liên kết theo chuỗi giá trị; nhân rộng các mô hình trồng rau – màu trong nhà lưới theo hướng an toàn; thực hiện luân canh lúa – màu, hạn chế dần việc canh tác lúa 3 vụ/năm, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân (2) Thủy sản: Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng, cá lóc theo hình thức thâm canh mật độ cao theo hướng VietGAP gắn với ứng dụng chuyển đổi số trong các khâu quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. (3) Chăn nuôi: Tập trung vận động phát triển đàn bò, đàn heo theo hướng thịt và thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp (4) Khai thác thủy hải sản: Tập trung khuyến khích tạo điều kiện cho ngư dân đầu tư đổi mới trang thiết bị, ngư cụ đánh bắt xa bờ gắn với phát triển sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực thủy sản như khô cá đù, chả cá chiên…. với du lịch lễ hội tết nguyên tiêu, Sêne Đôlta của đồng bào Khmer hàng năm.

Quan tâm kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện tốt nhất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của huyện như cá lóc, tôm thẻ, bò, heo, lúa, ớt, đậu phộng,... gắn với thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP); hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có liên quan trong chuỗi giá trị phát triển thị trường, truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn mác, xây dựng các chứng nhận trong nước và quốc tế như VietGap, GlobalGap, ASC,… để gia tăng giá trị ngành hàng đáp ứng yêu cầu tiêu dung của thị trường.

- Tiêu chí về Trường học: Hàng năm, rà soát, đánh giá thực trạng để xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp mở rộng, đầu tư mới trường học các cấp, nhất là việc nâng cấp các phòng học, phòng chức năng đảm bảo giữ vững các trường đã đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất theo quy định; tiếp tục đầu tư xây dựng các trường còn lại đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất theo lộ trình phù hợp; tăng cường công tác xây dựng cảnh quan môi trường trong Trường học đạt tiêu chí “xanh - sạch - đẹp - an toàn”.

- Tiêu chí về Nhà ở: Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 04/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, chính sách an sinh xã hội và các nguồn hỗ trợ xã hội hóa để đầu tư hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở, đảm bảo cho người dân có nhà ở ổn định, nhà ở đạt chuẩn nông thôn mới quy định. Khuyến khích hộ dân có điều kiện xây dựng nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng đạt từ 90% trở lên gắn với xây dựng khuôn viên nhà ở sáng - xanh - sạch và phù hợp bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tiêu chí về Y tế: Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tiêu chí quốc gia về y tế; đề xuất tăng cường đội ngũ y, bác sĩ phục vụ tuyến cơ sở, đảm bảo về chế độ tiền lương, tiền công đáp ứng tốt hơn nhu cầu thiết yếu để đội ngũ y, bác sĩ an tâm công tác, phục vụ; cấp phát trang bị, thiết bị phục vụ công tác khám điều trị bệnh cho nhân dân; phối hợp vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đạt chỉ tiêu hàng năm và huyện đạt trên 90% người dân có bảo hiểm y tế theo quy định.

- Tiêu chí về Văn hóa: Đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; rà soát, điều chỉnh hương ước, quy ước sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của cộng đồng và quản lý nhà nước tại địa phương; tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa đã được đầu tư như: Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao, Sân vận động, Nhà thi đấu thể thao, Quảng trường huyện; tiếp tục triển khai Đề án phát triển du lịch huyện đã được phê duyệt.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2023 và kế hoạch, một số nhiệm vụ, giải pháp giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trong thời gian tới của huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- TT. HU, TT. HĐND huyện;

- CT, các PCT UBND huyện;

- Thành viên BCĐ huyện;

- Văn phòng Điều phối NTM huyện;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Lê Thanh Bình


PHỤ LỤC 1

VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG

(Kèm theo Báo cáo số         /BC-UBND ngày           /      /2023

của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh)

 


  - Nghị quyết số 25/2021/QH15, ngày 28/7/2021 của Quốc hội Khóa XV về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gia đoạn 2021-2025.

  - Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

  - Quyết định số 1689/QĐ-TTg, ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

  - Quyết định số 263/QĐ-TTg, ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-202.

  - Quyết định số 318/QĐ-TTg, ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

  - Quyết định số 320/QĐ-TTg, ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

  - Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

  - Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg, ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

  - Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

  - Quyết định số 1945/QĐ-TTg, ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

  - Quyết định số 1920/QĐ-TTg, ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp.

  - Công văn số 01/BCĐ CTMTQG, ngày 14/4/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về việc kiện toàn hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp.

  - Quyết định số 1395/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 15/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

  - Quyết định số 1680/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 11/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

  - Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT, ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  Các văn bản khác của các Cơ quan, các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.


PHỤ LỤC 2

VĂN BẢN CỦA TỈNH TRÀ VINH

(Kèm theo Báo cáo số         /BC-UBND ngày 01/11/2023

của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh)

 


  - Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy Trà Vinh về việc xây dựng tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025.

  - Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 30/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc Triển khai thực hiện Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

  - Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách Trung ương và mức vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021-2025.

- Nghị quyết số 54/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh thông qua Đề án xây dựng tỉnh Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trước năm 2025.

  - Quyết định số 1000/QĐ-UBND ngày 07/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

  - Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc Ban hành Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

- Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 22/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc Phân công thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

- Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 29/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

  - Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định số 1416/QĐ-UBND ngày 28/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025.

 

  - Kế hoạch số 66/KH-BCĐ ngày 22/8/2022 của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025 về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh năm 2022.

- Kế hoạch số 22/KH-BCĐ ngày 17/4/2023 của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh năm 2023.

  - Kế hoạch số 39/KH-BCĐ ngày 21/6/2023 của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025 về việc phân công thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

  Ngoài các văn bản nêu trên, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, ngành tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.


PHỤ LỤC 3

VĂN BẢN CỦA HUYỆN TRÀ CÚ

(Kèm theo Báo cáo số         /BC-UBND ngày 01 / 11 /2023

của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh)

 


* Năm 2021:     

- Kế hoạch số 02/KH-NTM ngày 26/02/2021của Ban chỉ đạo huyện về việc Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021.

- Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 16/3/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Kiện toàn Tổ thẩm tra xã đạt chuẩn nông thôn mới huyện Trà Cú.

- Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 04/5/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Trà Cú.

- Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 20/10/2021 của Huyện ủy Trà Cú Ban hành Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định số 690-QĐ/HU ngày 11/11/2021 của Huyện ủy Trà Cú về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Trà Cú.

* Năm 2022:         

- Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 25/01/2022  của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.

- Quyết định số 926-QĐ/HU ngày 21/02/2022 của Huyện ủy Trà Cú về việc Kết thúc hoạt động Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Trà Cú.

- Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 28/02/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022.

- Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 07/3/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 28/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và vệ sinh môi trường tại các đô thị, khu dân cư, trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ năm 2022 trên địa bàn huyện Trà Cú.

- Công văn số 645/UBND-TH ngày 20/6/2022  của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc rà soát, báo cáo đánh giá tiêu chí nông thôn mới cấp xã, huyện theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

- Công văn số 340-CV/VPHU ngày 25/7/2023 của Văn phòng Huyện ủy về việc sao gửi văn bản: Công văn số 444-CV/TU ngày 22/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

- Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 16/8/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Trà Cú giai đoạn 2021-2025.

- Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 28/10/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Triển khai thực hiện các tiêu chí công nghệ thông tin về lĩnh vực Y tế thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

- Quyết định số 3465/QĐ-UBND ngày 10/11/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Thành lập Tổ thẩm tra xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Trà Cú giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định số 4291/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Phê duyệt Phương án “Thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn; bao gói thuốc bảo vệ thực vật; Y tế; chất thải nhựa trên địa bàn huyện Trà Cú.

- Quyết định số 4415/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Trà Cú giai đoạn 2021-2025.

*Năm 2023:
          -
Công văn số 137/UBND-TH ngày 14/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc uốn nắn tình hình nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

- Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 24/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Phân công các phòng, ban, ngành huyện phụ trách hướng dẫn, hỗ trợ địa phương thực hiện nội dung các tiêu chí xây dựng thị trấn Trà Cú, thị trấn Định An đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2023.

- Kế hoạch số 91-KH/HU ngày 24/02/2023 của Huyện ủy Trà Cú về việc thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 19/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân năm 2023.

- Kế hoạch số 06a/KH-UBND ngày 04/4/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân năm 2023.

- Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 02/3/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc xây dựng huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023;

- Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Phân công nhiệm vụ các phòng, ban, ngành huyện phụ trách hướng dẫn, hỗ trợ địa phương thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc các Bộ tiêu chí: Xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu và huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

- Công văn số 01/BCĐ-NN ngày 16/3/2023 của Ban Chỉ đạo huyện về việc thực hiện trình tự, thủ tục và hồ sơ xét “Gia đình văn hóa, nông thôn mới” và Ấp văn hóa; Ấp nông thôn mới” trên địa bàn huyện;

- Công văn số 815-CV/HU ngày 12/4/2023 của Huyện ủy Trà Cú về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới;

- Công văn số 903-CV/HU ngày 21/6/2023 của Huyện ủy Trà Cú về việc uốn nắn công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới;

- Công văn số 882/UBND-NN ngày 26/6/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc thực hiện ý kiến kết luận theo Thông báo số 16/TB-VPĐP ngày 16/6/2023 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh;

- Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 13/7/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Thực hiện nhiệm vụ xây dựng báo cáo và hoàn thiện hồ sơ huyện nông thôn mới năm 2023;

- Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 27/7/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Hỗ trợ các xã, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp năm 2023;

- Quyết định số 4178/QĐ-UBND ngày 13/9/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú về việc Thành lập Tổ Chỉ đạo và xây dựng báo cáo huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngoài ra, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Ban Chỉ đạo huyện còn ban hành nhiều Văn bản Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ

HUYỆN NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2023

CỦA HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

(Kèm theo Báo cáo số         /BC-UBND ngày 01 /11 /2023

của Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh)

 


TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

Kết quả tự đánh giá của huyện

11

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch xây dựng vùng huyện1được phê duyệt còn thời hạn hoặc được rà soát, điều chỉnh theo quy định, trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn

Đạt

Đã được UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Trà Cú đến năm 2040 tại Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 30/9/2022.

Đạt

1.2. Có công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoặc hạ tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt

≥01

công trình

Huyện có 03 công trình đang được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện gồm:

+ Nâng cấp các tuyến đường nội ô thị trấn Trà Cú (Quyết định đầu tư số 2670/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh; phù hợp theo quy hoạch vùng huyện tại mục 6.1.1.2 Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 về giao thông đô thị thị trấn Trà Cú).

+ Đầu tư xây dựng 34 cống nội đồng trên địa bàn tỉnh (Quyết định đầu tư số 4073/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh) và Đầu tư xây dựng 15 trạm bơm điện – kênh bê tông phục vụ sản xuất nông nghiệp (Quyết định đầu tư số 4071/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh); phù hợp theo quy hoạch vùng huyện tại mục 5.3.2 Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 về phát triển nông, lâm, ngư nghiệp khu vực trong đê bao Nam Măng Thít.

+ Xây dựng Quảng trường (Quyết định đầu tư số 2632/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND huyện Trà Cú), Nâng cấp Sân vận động huyện (Quyết định đầu tư số 2633/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND huyện Trà Cú) và Nhà thi đấu đa năng huyện Trà Cú (2634/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 của UBND huyện Trà Cú) phù hợp theo quy hoạch vùng huyện tại mục 5.3.5 Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 về hệ thống công trình văn hóa, thể dục thể thao.

Đạt

12

Giao thông

2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã và được bảo trì hàng năm

Đạt

Giai đoạn từ 2015 – 2023, Bộ Giao thông vận tải đã đầu tư mở rộng Quốc lộ 54 (nâng cấp mở rộng và hệ thống thoát trước Công ty Giầy Da Phước Hưng, bó vỉa và hệ thống thoát nước từ cầu Phước Hưng về Châu Thành); Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường nội ô thị trấn Trà Cú, thị trấn Định An. Sở Giao thông vận tải đã đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới 04 cây cầu bê tông cốt thép trên Đường tỉnh 911; Lập dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 915 thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2025 đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

Huyện có 100% số xã, thị trấn có đường ô tô kết nối với Trung tâm hành chính xã; Đường ấp và đường liên ấp được nhựa hóa, bê tông hóa đảm bảo cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ GTVT với tổng chiều dài 297,51/304,95km, đạt 97,56%; Có 151,26/181,69km đường ngõ xóm được cứng hóa đảm bảo đạt cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ GTVT, đạt 83,25%. Không còn tình trạng đường lầy lội vào mùa mưa; Có 192,07/248,11km đường trục chính nội đồng được cứng hóa đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm và đảm bảo cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ GTVT, đạt trên 77,41%.

Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải đã thực hiện công tác bảo trì hàng năm trên các tuyến Đường tỉnh, Đường huyện trên địa bàn huyện từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn Bổ sung có mục tiêu vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương được phân bổ hàng năm được 46 công trình (nâng cấp, mở rộng, xây dựng hệ thống thoát nước, chống thấm mặt đường) với tổng mức đầu tư trên 85,52 tỷ đồng để đảm bảo an toàn giao thông. Đến nay, các tuyến Đường huyện đảm bảo 100% đạt chuẩn theo quy hoạch.

Đạt

2.2. Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch

100%

Giai đoạn từ 2015 – 2023, Sở Giao thông Vận tải tỉnh đã đầu tư nâng cấp, mở rộng nền đường, xây dựng vĩa hè và hệ thống cống thoát nước một số tuyến Đường tỉnh và Đường huyện. Đến nay, các tuyến đường đảm bảo 100% đạt chuẩn theo quy hoạch.

Đạt

2.3. Tỷ lệ km đường huyện được trồng cây xanh dọc tuyến đường

≥50%

Huyện có 02 tuyến Quốc lộ (QL 53, QL 54) với chiều dài 46,5 km, 03 tuyến Đường tỉnh (ĐT 911, ĐT 914, ĐT 915) với chiều dài 30,5 km và 06 tuyến Đường huyện (ĐH 12 dài 22,71km, ĐH 17 dài 0,8km, ĐH 18 dài 2,81km, ĐH 27 dài 7,6km, ĐH 28 dài 11,1km, ĐH 36 dài 15,6km) với chiều dài 60,62km. Hiện nay, các tuyến đường đã được trồng hơn 100.000 cây xanh với các chủng loại như hoa Giấy, Hoàng Yến, Giáng Hương, cây điệp và nhiều loại cây xanh khác, đảm bảo sáng – xanh – sạch đẹp, với tổng chiều dài 48,5/60,62 km, đạt tỷ lệ 80%. Kinh phí đầu tư trên: 30.000 triệu đồng.

Đạt

2.4. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên

Đạt

Quyết định số 79/QĐ-SGTVT ngày 05/4/2019 của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh về việc công bố lại đưa Bến xe khách vào khai thác đạt tiêu chuẩn loại IV.

Đạt

33

Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

3.1. Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch

Đạt

Hệ thống thủy lợi huyện có 6 cống đầu mối (khẩu độ từ 5m đến 9m cửa); có 10 cống điều tiết trên kênh cấp II cặp kênh 3/2 và 01 trạm bơm điện trên kênh 3/2 có lưu lượng 20m3/s để phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiếp nước cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải; 01 trạm bơm điện ấp Đôn Chụm A, xã Tân Sơn; có 10 tuyến kênh cấp I tổng chiều dài 64,695km; có 127 kênh cấp II với tổng chiều dài 271,773 km; có 541 kênh cấp 3 với tổng chiều dài 432,470 km và trên 145 bọng nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Được đồng bộ khép kín, chủ động phục vụ tưới, tiêu cho 24.906,09 /26.126,35 ha diện tích nông nghiệp của toàn huyện đạt 95,33%.

 

Đạt

3.2. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Đạt

Huyện có thành lập, kiện toàn BCHPCTT và TKCN; có xây dựng quy chế hoạt động, KH, Phương án PCTT theo quy định; có tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các BCHPCTT các cấp; được trang bị trạng bị, thiết bị PCTT theo quy định; tự đánh giá chất lượng hoạt động đạt mức Tốt.

Đạt

44

Điện

Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống

Đạt

Toàn huyện có tổng số hộ sử dụng điện là 43.213/43.369 hộ đạt tỷ lệ 99,64%; số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn có 43.177/43.209 đạt 99,92%.

Đến nay lưới điện được phân phối đáp ứng cơ bản về yêu cầu kỹ thuật và được kết nối truyền dẫn liên xã, ấp với tổng số có 339,679 km đường dây trung thế và 849,72 km đường dây hạ thế và 1.074 trạm biến áp với 84.706,5 KVA.

Đạt

55

Y tế - Văn hóa - Giáo dục

5.1. Trung tâm Y tế huyện đạt chuẩn

Đạt

Huyện có Trung tâm y tế đạt chuẩn theo quy định, được Sở Y tế tỉnh Trà Vinh kiểm tra báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh tại báo cáo số 465/BC-SYT ngày 3/7/2023 của Giám đốc Sở Y tế.

 

Đạt

5.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã

Đạt

Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Trà Cú được thành lập theo Quyết định số 267/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2019 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc hợp nhất Đài Truyền thanh huyện Trà Cú và Trung tâm Văn hóa-Thể thao thành Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Trà Cú. Hàng năm Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa – thể thao như: Liên hoan Tuyên truyền ca khúc cách mạng huyện Trà Cú năm 2023; tổ chức hơn 10 đêm văn nghệ đặc biệt phục vụ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng huyện Trà Cú lần thứ nhất (31/12) và Tết Nguyên đán, Tết Chôl Chnam Thmây, Lễ Sêne Đôlta, Lễ hội Ok Om Bok ở các xã, thị trấn, thu hút trên 15.500 lượt người đến xem và cổ vũ. Hội thi “Tiếng hát Hoa phượng đỏ”, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Khmer, Liên hoan Tuyên truyền ca khúc cách mạng…thu hút hơn 1.100 đoàn viên thanh niên ở các xã, thị trấn tham gia; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và đã trở thành phong trào của mỗi địa phương…Tổ chức Đại hội Thể dục, thể thao cấp xã được 17/17 xã, thị trấn tiến tới tổ chức Đại hội Thể dục, thể thao cấp huyện thành công.

 

Đạt

5.3. Tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên

≥60%

Huyện có 05/06 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 83,33%. (trường THPT Trần Văn Long theo Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 24/6/2022; trường THPT Tập Sơn theo Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 07/4/2023; trường THPT Hàm Giang theo Quyết định số 344/QĐ-UBND ngày 22/3/2023; trường THPT Long Hiệp theo Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 22/3/2023. Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông huyện Trà Cú theo Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 31/10/2018.

Đạt

5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục

Cấp độ 1

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên- Hướng nghiệp Dạy nghề được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục theo Quyết định số 297/QĐ-SGDĐT ngày 29/3/2023 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Đạt

66

Kinh tế

6.1 Có khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoặc cụm ngành nghề nông thôn

Đạt

Theo Quyết định số 1967/QĐ-UBND ngày 19/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Thực hiện Quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 15/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú với diện tích 31,52. Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện đã phát hành 05 thông báo để kêu gọi nhà đầu tư để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Lưu Nghiệp Anh, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp đầu tư phát triển cụm công nghiệp. Tuy nhiên theo quyết định 1513/QĐ-TTg ngày 05/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 trong đó xác định khu kinh tế Định An: được phát triển gồm thị trấn Định An và phần đô thị mở rộng, là đô thị loại IV với tính chất là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của huyện Trà Cú và của Khu Kinh Tế. Khu kinh tế Định An có diện tích tự nhiên là 39.020 hécta, bao gồm các xã và ấp ở phía Nam Đường tỉnh 914 thuộc huyện Trà Cú (gồm các xã: Hàm Tân, Đại An, Định An và thị trấn Định An) cơ sở hạ tầng được đầu tư như nâng cấp mở rộng Quốc lộ 53 thị trấn Định An, bờ kè kênh Quan Chánh Bố, Khu Bến cảng Trà Cú – Kim Sơn là Khu bến tổng hợp có bến phao chuyển tải và bến chuyên dùng tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn. Khu bến được quy hoạch 16,8 ha; giai đoạn đầu phát huy một bến cập tàu với tổng chiều dài 180m.

Đồng thời trên địa bàn huyện có dự án Kho trung chuyển xăng dầu, nhà máy phối trộn xăng dầu sinh học, trạm triết nạp ga, với quy mô công suất 100.000 tấn/năm, có cảng chuyên dụng: 7000 tấn. Công suất thiết kế kho có 5 bồn (04 bồn 1.000 m3, 01 bồn 800 m3). Dự án “Kho xăng dầu và hóa dầu” của công ty cổ phần năng lượng và hóa dầu Trà Vinh, dự án có công suất thiết kế với tổng sức chứa 50.000 m3 để dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt. Dự án có 2 cầu cảng (01 cầu cảng tiếp nhận tàu hàng lỏng, 01 cầu cảng tiếp nhận tàu hàng hóa tổng hợp) tiếp nhận tàu có tải trọng đến 20.000 tấn.

Trên địa bàn huyện có nhà máy giày da Cổ phần Đầu tư & Sản xuất Công nghiệp Lefaso Trà Vinh và Công ty cô phần đầu tư Thái Bình chi nhánh 7 và hơn 30 công ty, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sản xuất ổn định giải quyết 9.000 lao động ổn định tại địa phương.

Trên địa bàn huyện hiện có 03 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống. Làng nghề dệt chiếu Hàm Tân có 01 nghệ nhân bà Ngô Thị Xuân (Ngô Thị Pho, Cô Hai Pho) được công nhận Nghệ nhân ưu tú, các làng nghề được duy trì và sản xuất ổn định, hàng năm thu hút và giải quyết việc làm cho khoảng 2.956 lao động (trong đó lao động thường xuyên 2.125 lao động, lao động thời vụ 831 lao động).

Đạt

6.2. Chợ trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm

Đạt

+ Đánh giá đối với chợ kinh doanh thực phẩm đạt: 33/33 tiêu chí.

+ Đánh giá đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật đạt: 12/12 tiêu chí.

+ Đánh giá đối với cơ sở kinh doanh thủy hải sản tươi sống thực hiện đạt 13/13 tiêu chí.

+ Đánh giá cơ sở kinh doanh rau, củ, quả đạt: 11/11 tiêu chí.

+ Đánh giá đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt: 14/14 tiêu chí.

+ Đánh giá đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm khác đạt: 11/11 tiêu chí.

Đạt

6.3. Hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực hoặc có mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện

Đạt

Có mô hình liên kết có diện tích vùng nguyên liệu 912 ha, sản lượng 75.000 tấn/vụ, với 1.018 hộ trồng mía được Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh liên kết ký hợp đồng đầu tư và thu mua mía nguyên liệu trực tiếp đến các hộ trồng mía. Giá trị sản xuất vùng nguyên liệu khoảng 100 tỷ đồng/vụ sản xuất. Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 13/3/2023 về Kế hoạch phát triển ổn định vùng trồng mía theo hướng liên kết tập trung trên địa bàn huyện Trà Cú giai đoạn 2023- 2025.

 

Đạt

6.4. Có Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp hoạt động hiệu quả

Đạt

Huyện có Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện được thành lập theo Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 03/8/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quyết định số 653/QĐ-UBND ngày 08/3/2023 của Ủy ban nhân dân huyện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp huyện. Trung tâm đang hoạt động hiệu quả.

Đạt

87

Môi trường

7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤50% tổng lượng phát sinh

Đạt

Huyện Trà Cú thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng theo Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 của Ủy ban nhân dân huyện về phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Trà Cú giai đoạn 2021-2023. Tổng lượng rác thải sinh hoạt của huyện được thu gom, xử lý khoảng 64,31 tấn/ngày, đạt 91,08% tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ 39,37% tổng lượng phát sinh.

Đạt

7.2. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

≥40%

Đến nay trên địa bàn huyện có 21.316/43.369 hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt 49,15%

Đạt

7.3. Có mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp quy mô cấp xã trở lên

≥01

mô hình

mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ Hudavil hoạt động hiệu quả. Công ty cổ phần phân bón Hudavil Trà Vinh, có địa chỉ tại xã Lưu Nghiệp Anh, Quyết định thành lập số 1332/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 2100618097. Công ty thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải hữu cơ từ nguồn nguyên liệu chính là Bã bùn mía, tro lò và than bùn từ Công ty Cổ phần mía đường Trà Vinh tại xã Lưu Nghiệp Anh để tái chế thành phân bón Hữu cơ vi sinh Hudavil công suất 6.000 tấn/năm và phân Hữu cơ khoáng Đa vi lượng Huadavil + TE công suất 1.000 tấn/năm

Đạt

7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp

≥01 công trình

UBND huyện đã phê duyệt chủ trương đầu tư công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung công suất 230 m3/ngày đêm tại thị trấn Định An (Quyết định số 1326/QĐ-UBND ngày 17/5/2023).

Đạt

7.5. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó tỷ lệ đất trồng cây xanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tối thiểu là 10% diện tích toàn khu

Đạt

Theo Quyết định 1967/QĐ- UBND ngày 19/11/2014 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Huyện Trà Cú cụm công nghiệp Lưu nghiệp Anh tuy nhiên chưa được thành lập. Ngoài ra trên địa bàn huyện có 3 làng nghề đang hoạt động:

- Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp (tre, trúc, tầm vong) tại xã Hàm Giang. Theo Quyết định số 2314/ QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 06/01/2021 của UBND huyện về phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường Làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Làng nghề đan lát xã Đại An theo Quyết định số 2030/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh về việc công nhận Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đại An, xã Đại An huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú đã phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường tại Quyết định số 4263 /QĐ- UBND ngày 11/12/2018.

- Làng nghề dệt chiếu tại xã Hàm Tân theo Quyết định số 2315/QĐ –UBND ngày 31/3/2014 của UBND tỉnh về việc công nhận Làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân. Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú đã phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân tại Quyết định số 4697/QĐ- UBND ngày 02/12/2019.

 

Đạt

7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥2m2/người

Tổng diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư toàn huyện đạttrên 577.926,8 m2/147.419người, bình quân đạt 3,92 m2/người.

Đạt

7.7. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥50%

Tỷ chất thải nhựa được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý toàn huyện là 3422,69 kg/ 5.077,03 ngày đạt 67,42% trên tổng lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn.

Đạt

7.8. Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định

100%

Trên địa bàn huyện không bố trí các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt từ hộ dân, các chợ được thu gom vào thùng rác, xe thu gom vận chuyển rác thải trực tiếp đến thu gom hàng ngày vận chuyển về bãi rác tập trung của huyện xử lý đảm bảo vệ môi trường theo quy định.

Đạt

88

Chất lượng môi trường sống

8.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

≥50%

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn huyện đến nay có 32.372 hộ/43.369 hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung, đạt tỷ lệ 74,64%.

Đạt

8.2. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững

≥50%

Đến nay toàn huyện hiện có 24 trạm cấp nước/nhà máy nước tập trung và 1 trạm cấp nước do công ty cổ phần cấp thoát nước Trà Vinh, có tổ chức quản lý, khai thác bền vững, công suất được thiết kế 21.500m3/ ngày, đêm.

Đạt

8.3. Có kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện

Đạt

Đã có chủ trương theo công văn số 243/UBND- TH ngày 07/3/2023 của UBND huyện về chủ trương thực hiện đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước, phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và nguồn nước mặt.

Đạt

8.4. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn

Đạt

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch của Ủy an nhân dân tỉnh Trà Vinh. Cảnh quan môi trường trên địa bàn huyện thường xuyên được chỉnh trang đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn.

- Xây dựng 21 tuyến đường Xanh – Sạch – Đẹp với chiều dài 32,335 km trên địa bàn xã, thị trấn.

- Huyện có 85/136 tuyến đường xã, liên xã, liên ấp được lắp đặt hệ thống chiếu sáng, đạt 62,5%.

Đạt

8.5. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

100%

Huyện có 1.450/1.450 hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm do huyện quản lý, đạt 100% (trong đó có 39 cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế quản lý; có 1.411 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực ngành công thương quản lý).

Đạt

99

Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công

9.1. Đảng bộ, chính quyền huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

Đạt

Năm 2022, kết quả Đảng bộ huyện Trà Cú được đánh giá xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ theo Thông báo số 313-TB/TU ngày 08/3/2022 của Tỉnh ủy Trà Vinh.

Đạt

9.2. Tổ chức chính trị - xã hội của huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

100%

Năm 2022, kết quả các Tổ chức chính trị - xã hội huyện được xếp loại:

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Hội Cựu chiến binh huyện, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam huyện.

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động huyện.

Đạt

9.3. Trong 02 năm liên tục trước năm xét công nhận, không có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Không

Trong 02 năm liên tục trước năm 2023, huyện không có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đạt

9.4. Đảm bảo an ninh, trật tự

Đạt

Hằng năm Huyện ủy có Nghị quyết và UBND huyện có xây dựng kế hoạch về công tác an ninh, trật tự

Trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, đảm bảo tốt; trên địa bàn huyện không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội

Đạt

9.5. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên

Đạt

Huyện có dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, quyết định số 973/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 phê duyệt Danh mục DVC trực tuyến mức độ 3,4 của tỉnh được tích hợp trên Cổng DVC quốc gia năm 2022.

Đạt

9.6. Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định

Đạt

Huyện đạt 05/05 chỉ tiêu quy định tại Quyết định số ............./QĐ-BTP ban hành hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới.

Đạt

BC%20huyen%20nong%20thon%20moi%20den%20ngay%2001_11_2023.docx

BC%20huyen%20nong%20thon%20moi%20den%20ngay%2001_11_2023.pdf


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Phước Hưng, Tập Sơn, Tân Sơn, An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Kim Sơn, Thanh Sơn, Ngọc Biên, Long Hiệp, Tân Hiệp, Hàm Tân, Hàm Giang, Đại An, Định An.

[2] Thị trấn Trà Cú và Thị trấn Định An.

[3] Ngân sách địa phương hưởng 1.128.538 tr.đồng, đạt 100% dự toán

[4] Ngân sách địa phương hưởng 60.000 triệu đồng, đạt 100%

(5) Mầm non, mẫu giáo: 17 trường (17 điểm chính, 28 điểm phụ) Tiểu học: 27 trường (27 điểm chính và 44 điểm phụ) THCS : 17 trường (17 điểm chính, không có điểm phụ)

([6]) Xã Phước Hưng: 4.123 hộ; xã Tập Sơn: 2.423 hộ; xã Tân Sơn: 2.050 hộ; xã An Quảng Hữu: 3.118 hộ; xã Lưu Nghiệp Anh: 3.522 hộ; xã Ngãi Xuyên: 2.616 hộ; xã Kim Sơn 2.511 hộ; xã Thanh Sơn 2.224 hộ; xã Hàm Giang 2.252 hộ; xã Hàm Tân 1.818 hộ; xã Đại An 2.799 hộ; xã Định An 1.094 hộ; xã Ngọc Biên 2.285 hộ; xã Long Hiệp 2.003 hộ; xã Tân Hiệp 2.641 hộ.

 

[7]Khu vực đô thị : 9,46 tấn/ngày; Khu vực nông thôn: 61,15 tấn/ngày.                                                                  

[8] Khu vực đô thị : 9,46 tấn/ngày; Khu vực nông thôn: 61,15 tấn/ngày.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 87
  • Trong tuần: 2 037
  • Tất cả: 6333341
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TRÀ CÚ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Trà Cú, Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Điện thoại: 0294.3874070 - Fax: 0294.3874512 Email: bbtwebsite.tracu@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử huyện Trà Cú" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang