Trà Cú: Bảo vệ thành công kết quả xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023
Ngày 11/3/2024, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định đối với huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương tham dự cuộc họp. Đoàn công tác của tỉnh Trà Vinh có ông Lê Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn; tham gia cùng đoàn có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh. Phía huyện có ông Nguyễn Quốc Phương, Bí thư Huyện ủy huyện Trà Cú; ông Lê Thanh Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú - Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Trà Cú. 

 

 

Anh-tin-bai

 

Quang cảnh Hội nghị Thẩm định huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới

Tại đây, ông Lê Thanh Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện báo cáo tóm tắt kết quả xây dựng huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với một số kết quả nổi bật đạt được:

Anh-tin-bai

Ông Lê Thanh Bình, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trà Cú báo cáo kết quả nổi bật tại hội nghị

1. Huyện có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, (theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ), chiếm tỷ lệ 100%.

2. Huyện có 02 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao (theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ), chiếm tỷ lệ 13,33%.

3. Huyện có (02 thị trấn); thị trấn Trà Cú và thị trấn Định An đã đạt đầy đủ các tiêu chí theo chuẩn Đô thị văn minh được quy định tại Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg, ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Việc xây dựng nông thôn mới được các tầng lớp Nhân dân huyện Trà Cú nhiệt tình hưởng ứng và đồng thuận cao. Theo kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với việc đề nghị công nhận huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh, có 99,95% người dân được hỏi trả lời hài lòng.

5. Về các tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025:

Huyện đã đạt tất cả 09 tiêu chí, với 36 chỉ tiêu. Trong đó, có nhiều chỉ tiêu nổi bật như:

Về quy hoạch, huyện chú trọng thực hiện ở cả cấp xã và cấp huyện. Đến nay, có 15/15 xã đã điều chỉnh quy hoạch theo hướng dẫn (trong đó có 03 đồ án lập mới, 12 đồ án điều chỉnh), huyện đã tích hợp các nội dung về quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn. Quy hoạch vùng huyện đã được phê duyệt từ năm 2022, quy hoạch đã làm rõ định hướng phát triển không gian đô thị -  nông thôn, hạ tầng đã hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông thôn; nhiều công trình đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Về giao thông, 15/15 xã có 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; trên 97% đường trục ấp, liên ấp được nhựa hóa, bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại vận chuyển hàng hoá dễ dàng cả trong mùa mưa.

Hệ thống thủy lợi của huyện được đầu tư, thực hiện khép kín, chủ động ngăn mặn, trữ ngọt, tiếp ngọt, triều cường, đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu cho 24.906,09ha/26.126,35 ha, đạt 95,33%, diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện.

Hộ dân sử dụng điện ổn định, thường xuyên, an toàn trên địa bàn huyện, chiếm 99,92%.

Trung tâm Y tế huyện đạt chuẩn bệnh viện hạng III.

100% số trường học đạt chuẩn về cơ sở vật chất, trong đó có 91,4% số trường đạt chuẩn Quốc gia từ mức độ 1 đến mức độ 2.

Hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, đạt tỷ lệ 95,07%. Tỷ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện kéo giảm còn dưới 4%.

Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2023 đạt 62,83 triệu đồng/người/năm (tăng 35,96 triệu đồng/người/năm so với năm 2016).

Tổ chức sản xuất có ngành nghề, làng nghề nổi trội như ngành nghề khai thác đánh bắt thủy hải sản xa bờ, có 188 tàu, trong đó có 90 tàu công suất lớn, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt 28.450 tấn/năm; Nuôi trồng thủy sản được phát triển mạnh, với diện tích 1.770 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt 55.090 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản hàng năm đạt 83.540 tấn/năm; có 03 làng nghề được duy trì và sản xuất ổn định, tổng doanh thu đạt trên 30 tỷ đồng/năm, thu hút gần 3000 lao động, từ đó góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập và nâng mức sống cho người dân nông thôn.

Huyện có trên 143 km tuyến đường được trồng cây xanh, trồng hoa, các chủng loại như hoa Giấy, Hoàng Yến, Giáng Hương, Điệp và cây xanh khác, với số lượng hơn 100.000 cây. Trong đó các tuyến đường huyện được trồng cây xanh đạt tỷ lệ 80%; đặc biệt có 22 tuyến đường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp với chiều dài hơn 42km; các tuyến đường giao thông nông thôn có 53km được các hộ dân tự giác thực hiện chỉnh trang, vệ sinh khu vực xung quanh sạch – đẹp. Các tuyến đường tỉnh, đường huyện, xã và các tuyến đường trong khu dân cư được lắp điện chiếu sáng đạt 100 %; các tuyến đường liên xã, liên ấp được lắp đặt hệ thống chiếu sáng, đạt trên 62%.

Có 73,67% hộ dân nông thôn được sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung đạt quy chuẩn.

Hộ đạt chuẩn Gia đình văn hóa, nông thôn mới: Trên địa bàn 15 xã có  36.512/37.413 hộ đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 97,59%.

p đạt chuẩn nông thôn mới, có 114/115 ấp được UBND huyện công nhận, chiếm tỷ lệ 99,13%.

Trà Cú hiện nay xây dựng và phát triển mang đậm nét văn hóa Khmer Nam bộ, có 37 chùa Khmer Phật giáo Nam tông, là nơi tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, tính tự lự, tự cường, sống tốt đời đẹp đạo, là nơi tuyên truyền các tiến bộ khoa học vào sản xuất, dần thay đổi tập quán sản xuất, manh mún, nhỏ lẻ, khát vọng vươn lên làm giàu, là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào Khmer; là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, chùa còn là thư viện lưu trữ các thư tịch cổ, nơi bảo tồn, lưu giữ di sản văn hóa của đồng bào Khmer qua các thời kỳ lịch sử; là nơi truyền đạo lý Phật giáo và dạy học ngữ văn Khmer, Pali Khmer cho con em đồng bào dân tộc. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào Khmer trên địa bàn huyện, hình thành nên các sản phẩm du lịch để thu hút và giới thiệu tới du khách gần xa.

Huyện đã huy động tổng kinh phí trên 3.997 tỷ đồng để đầu tư hoàn thiện các tiêu chí. Qua đó, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn; thủy lợi được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất vận chuyển hàng hóa với 10 tuyến kênh cấp 1; 127 tuyến kênh cấp 2 và 541 tuyến kênh cấp 3, với tổng chiều dài 769km.

cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả tích cực, nhiều mô hình sản xuất đem lại lợi nhuận cao, thu nhập người dân từng bước được nâng lên. Giá trị 01 ha đất nông nghiệp đạt 148 triệu đồng/năm, riêng đất nông nghiệp thủy sản đạt 266,46 triệu đồng/năm, (tăng 166,46 triệu đồng so với năm 2016); mô hình liên kết trong sản xuất đem lại lợi nhuận cao, (mô hình nuôi heo sinh học khép kín, sản lượng khoảng 475 tấn/năm, lợi nhuận 2,3 tỷ đồng/năm; mô hình trồng ớt chỉ thiên trong nhà lưới, diện tích 15ha, sản lượng 600 tấn ớt tươi/năm, lợi nhuận 400 triệu đồng/ha/năm; mô hình lúa chất lượng cao giống lúa ST25, diện tích ổn định khoảng 1.000 ha/năm, lợi nhuận 80 triệu đồng/ha, mô hình sản phẩm OCOP 04 sao Gạo hạt ngọc rồng, sản lượng 35 tấn/năm, doanh thu trung bình 595 triệu đồng, mô hình nuôi thủy sản (cá lóc, tôm thẻ) diện tích 150 ha, sản lượng 22.500 tấn/năm, lợi nhuận cao750 - 900 triệu đồng/ha/năm).

Với nhận thức Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết đầu ra tại chỗ, giải quyết việc làm mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên trong những năm qua huyện đã tập trung quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, xây dựng nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và phát triển thương mại điện tử, đến nay huyện có 33 sản phẩm OCOP, trong đó có 02 sản phẩm đạt 4 sao và 31 sản phẩm đạt 3 sao.

Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm luôn được quan tâm. Hiện 104.827/116.998 người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động và có việc làm, đạt tỷ lệ 89,6%. Trong đó, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của toàn huyện đạt trên 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 35,23%.

Chính trị, an ninh, quốc phòng được giữ vững.

Quá trình 13 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, cả hệ thống chính trị huyện Trà Cú cùng Nhân dân đã quyết tâm vào cuộc để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của huyện từng bước đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Kết quả, huyện Trà Cú có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 02 thị trấn đạt 9/9 tiêu chí về đô thị văn minh; huyện đạt 9/9 tiêu chí. Huyện đã thực hiện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 320/QĐ-TTg, ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. 

Anh-tin-bai

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định.

Kết quả xây dựng huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; được Hội đồng thẩm định Trung ương khen ngợi, đánh giá cao, thống nhất thông qua 100%./.

Bài, ảnh: NGUYỄN VĂN SÁNG - Chuyên viên Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện Trà Cú
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 109
  • Trong tuần: 2 134
  • Tất cả: 6333080
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TRÀ CÚ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Trà Cú, Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Điện thoại: 0294.3874070 - Fax: 0294.3874512 Email: bbtwebsite.tracu@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử huyện Trà Cú" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang