Trà Cú: Chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vụ đông-xuân năm 2019-2020 và vụ hè-thu năm 2020
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, tình hình mùa khô năm 2019-2020, mặn xuất hiện sớm hơn và cao hơn so với trung bình nhiều năm. Từ đầu tháng 12/2019, mặn có khả năng ảnh hưởng cách cửa biển từ 20-30km đến vàm Cầu Quan, huyện Tiểu Cần; tháng 01 và tháng 02 /2020 ranh giới mặn 04g/l xâm nhập mặn cách cửa biển 50km theo nhánh sông Hậu đến cống Rạch Rum, huyện Cầu Kè.

Cống Trà Cú ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất vụ lúa đông-xuân năm 2019-2020 và vụ lúa hè-thu năm 2020

Trước tình hình trên, để hạn chế những thiệt hại trong sản xuất và chủ động đối phó với khô hạn, xâm nhập mặn, đặc biệt là đối với địa bàn huyện Trà Cú-địa phương cuối nguồn tiếp ngọt và giáp với biển là vấn đề được địa phương quan tâm.

Ông Thạch Sô Phanh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiêp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết: Để đảm bảo cung cấp nước phụ vụ sản xuất diện tích 9.000ha lúa vụ đông-xuân năm 2019-2020 và đầu đầu vụ hè-thu năm 2020 khoảng  14.700ha, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện kết hợp với Xí nghiệp Thủy nông huyện, Công ty TNHH MTV Quản lý khai công trình thủy lợi tỉnh Trà Vinh, các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan tiến hành thuê tư vấn khảo sát thiết kế, ưu tiên thi công những hạn mục công trình có cao trình mặt ruộng cao vận động được mặt bằng để đưa vào khai thác, sử dụng nhằm tăng cường khả năng ứng phó diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn, tăng khả năng trữ nước ngọt.

Với địa hình cao, trong trường hợp nếu mực nước ngọt đệm trong nội đồng dưới cao trình nhỏ hơn 0,5m tại cống Trà Cú; khi đó khu vực huyện không còn nguồn nước để tiếp, việc lấy nước ngọt tưới cho sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trong này, có 575/3.500ha khô hạn nghiêm trọng không còn nước trên hệ thống kênh cấp III để tưới cho lúa, màu. Do đó, cần bơm tát chuyền từ kênh cấp II sang kênh cấp III để tạo nguồn nước cho dân tự bơm tát lên ruộng lúa như: Cánh đồng Long Trường, Chông Bát, Bến Nố, xã Tân Hiệp, diện tích 120ha; cánh đồng Nô Rè A, Nô Rè B, Giồng Chanh A, Giồng Chanh B, xã Long Hiệp, diện tích 200ha; cánh đồng triền giồng Sà Vần A, Sà Vần B, xã Ngọc Biên, diện tích 75ha; cánh đồng Cà Tốc, Nhuệ Tứ A, Nhuệ Tứ B, diện tích 50ha và cánh đồng Trà Tro A, Trà Tro B, Trà Tro C, xã Hàm Giang, diện tích 50ha; cánh đồng Trà Lés, Kósla, xã Thanh Sơn, diện tích 40ha; cánh đồng Bà Tây A, xã Tập Sơn 40ha.

Bên cạnh thực hiện giải pháp tiếp ngọt thì công tác tuyên truyền, vận động của ngành Nông nghiệp phối hợp với địa phương để hướng dẫn, khuyến cáo người dân xuống giống những vùng thường xuyên bị nhiễm mặn và vùng trũng hằng năm theo đúng lịch thời vụ đã ban hành là rất cần thiết như: bố trí lịch thời vụ đông-xuân sớm đối với khu vực cánh đồng Hàm Giang; cánh đồng trũng Phước Hưng và Tân Hiệp; cánh đồng Trà Sất C-Ba Tục, xã Long Hiệp và Thanh Sơn; cánh đồng Tha La-Tắc Hố, xã Ngọc Biên để tránh nhiễm mặn và trữ nước ngọt vào đầu vụ và cuối vụ; khuyến cáo xuống giống đồng loạt dứt điểm trên từng cánh đồng; đối với những vùng đảm bảo nguồn nước ngọt, những vùng không đảm bảo nguồn nước thì khuyến khích nông dân chuyển đổi từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác. Khuyến cáo nông dân trữ nước ngọt trong mương, vườn để tưới; kiểm tra độ mặn khi lấy nước vào ruộng tưới cho xây trồng để hạn chế thiệt hại xảy ra; khi mặn xâm nhập vượt quá 01%0 không nên sử dụng nước bơm tát cho ruộng lúa, tưới cho cây trồng đối với cây trồng cạn, cây ăn trái; dùng cỏ, lục bình, rơm…tủ gốc nhằm hạn chế bốc thoát nước. Đồng thời, hướng dẫn nông dân sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ nhằm gia tăng khả năng chịu hạn, chịu phèn cho cây lúa, cây trồng cạn; khuyến cáo nông dân ưu tiên sử dụng các giống lúa ngắn ngày, giống xác nhận, thích nghi với điều kiện địa phương như: OM 5451, OM 4900, OM18, OM249…; đồng thời, ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật như: “03 giảm, 03 tăng”, “01 phải, 05 giảm”, nhằm giảm giá thành, bảo đảm chất lượng, an toàn sản phẩm lúa, gạo, sản xuất bền vững và bảo vệ môi trường.

Cũng theo ông Thạch Sô Phanh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Đầu tháng 12/2019, trên địa bàn huyện không còn lấy nước từ 07 cống đầu mối, cửa cống vận hành theo 01 chiều cho ra không cho vào để phục vụ xuống giống lúa đông-xuân năm 2019-2020, kết hợp với vận chuyển hàng hóa.

Đối với các xã, thị trấn vận động Nhân dân hiến đất, cây cối, hoa màu để có mặt bằng nạo vét, khai thông dòng chảy các hệ thống kênh nội đồng (cấp ba); chuẩn bị các phương tiện bơm tát chống hạn; chủ động lấy nước bơm chuyển từ các tuyến kênh cấp hai bơm vào kênh cấp ba, sau đó bơm tát vào ruộng; xây dựng kế hoạch và triển khai tình hình hạn hán, xâm nhập mặn từng cánh đồng khu vực quản lý để có biện pháp chủ động phòng, chống có hiệu quả.

Bài, ảnh: Thanh Phong
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 313
  • Trong tuần: 2 392
  • Tất cả: 6332946
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TRÀ CÚ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Trà Cú, Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Điện thoại: 0294.3874070 - Fax: 0294.3874512 Email: bbtwebsite.tracu@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử huyện Trà Cú" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang