Các giải pháp giữ vững, nâng cao chất lượng huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025
Ngày 11/3/2024, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Trà Cú đã bảo vệ thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Để giữ vững kết quả qua 13 năm xây dựng huyện NTM cùng với Phong trào thi đua "Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trước năm 2025" tiến tới xây dựng huyện Trà Cú ngày càng giàu đẹp, văn minh và giữ gìn bản sắc đặc trưng riêng, huyện đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới:
Anh-tin-bai

Mô hình chăm sóc tuyến đường hoa

1. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần Đoàn kết ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, tôn trọng và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo mối quan hệ hài hòa giữa các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 08/10/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ“Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo” được đẩy mạnh và triển khai kịp thời, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc - tôn giáo nắm và hiểu rõ được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các chính sách được tập trung tuyên truyền phổ biến bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tổ chức hội nghị triển khai quán triệt cho thành viên Ban Chỉ đạo huyện và cán bộ làm công tác phụ trách Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thị trấn, ấp, khóm; thông qua hệ thống thông tin truyền thanh huyện, xã, thị trấn; các cuộc họp dân, họp lệ chi, tổ hội ấp, khóm… Công tác truyền thông Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đi vào chiều sâu và lan rộng trong Nhân dân. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 08/10/2021 của Tỉnh ủy, góp phần thực hiện tốt chính sách, đảm bảo các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào; tiếp tục giữ vững quốc phòng - an ninh kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Anh-tin-bai

Hoạt động Lễ hội tại chùa Svay Siêm Thmây, xã Ngãi Xuyên

Giữ vững, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo; ý thức cảnh giác của sư sãi và đồng bào Khmer trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo ngày càng được nâng cao, những vụ việc xảy ra phức tạp trong dân tộc, tôn giáo do tác động của các thế lực thù địch và hội, nhóm phản động lợi dụng từ bên ngoài được các cấp tổ chức phản tuyên truyền và ngăn chặn kịp thời như tài liệu, băng, đĩa, mạng Internet... có nội dung xuyên tạc nhằm chống phá cách mạng. Từ đó, đồng bào và sư sãi Khmer càng phấn khởi, tự hào và tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, của huyện nhà; đời sống vật chất tinh thần của đồng bào không ngừng được nâng lên. Công tác giải quyết khiếu kiện, tranh chấp trong vùng đồng bào dân tộc cũng được cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực quan tâm, kịp thời chủ động hòa giải đến nơi, đến chốn, thấu tình, đạt lý theo quy định của pháp luật, hạn chế thấp nhất các đơn thư, khiếu kiện vượt cấp.

Tiếp tục phát huy vai trò của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước huyện, các vị chức sắc tôn giáo, Sư cả, Trụ trì các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Quản trị chùa và các vị Sư trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nâng chất lượng các tiêu chí NTM; tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng NTM; phòng, chống có hiệu quả các thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, xây dựng lực lượng tại chỗ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa huyện: Huyện tập trung, dồn sức thực hiện tốt 03 chương trình mục tiêu quốc gia (về giảm nghèo; về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; về xây dựng NTM). Triển khai thực hiện hiệu quả các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách về hỗ trợ tín dụng; về hỗ trợ miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên, hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh mẫu giáo, phổ thông thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo Nghị định số 105/2000/NĐ-CP ngày 08/9/2000 và Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/9/2021 của Chính phủ; chính sách về hỗ trợ y tế theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo; về hỗ trợ khoa học - kỹ thuật, nhằm thực hiện tốt các chương trình khuyến công, khuyến nông, tiểu thủ công nghiệp gắn với truyền nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; chuyển giao và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình có hiệu quả; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…

Anh-tin-bai

Mô hình nuôi bò vỗ béo xã Ngãi Xuyên

3. Giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng gắn với đồng bào dân tộc Khmer trong phát triển du lịch văn hóa: Huyện quan tâm đầu tư và khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp văn hóa, thể thao; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; nâng cao nhận thức trong Đảng bộ và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa; tạo điều kiện tốt cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của người dân được hoạt động đúng nghi thức tôn giáo và quy định của pháp luật; định hướng hoạt động văn hóa với phát triển du lịch, thực hiện có hiệu quả những chính sách mang tính đặc thù trong xây dựng đời sống văn hóa, nhất là ở các địa phương có đông đồng bào Khmer; quan tâm phát huy giá trị văn hóa, nhân tố tích cực, đạo đức tốt đẹp trong tôn giáo, tín ngưỡng; vùng đông đồng bào dân tộc; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đầu tư trong phát triển văn hóa, trong đó công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Khmer; có chính sách phục dựng các loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Tăng cường đầu tư cho phát triển du lịch gắn với tham quan giá trị về văn hóa tâm linh và nghệ thuật của đồng bào Khmer, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,... xem đây là một phần của phát triển kinh tế - xã hội mà thông qua đó để trao đổi, giao lưu văn hóa nhằm làm phong phú thêm nền văn hóa huyện nhà. Bên cạnh đó, giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, truyền thống lịch sử, văn hóa, nét đẹp của quê hương Trà Cú. 

Anh-tin-bai

Biểu diễn Nghệ thuật Chầm Riêng - Chà Pây

4. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, nhất là những tuyến đường giao thông nông thôn, trường học, thiết chế văn hóa cơ sở,...

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu để góp phần động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hội đồng nhân dân đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-HĐND, ngày 17/6/2022 về việc phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, có 133 dự án, số tiền 142,594 tỷ đồng, đã phân bổ vốn thực hiện đầu tư 36 dự án, số tiền 35 tỷ đồng. Riêng năm 2024, huyện đã bố trí kinh phí, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phân bổ năm 2024 (theo Nghị quyết số 24/NQ-HĐND, ngày 15/12/2023 của Hội đồng nhân dân huyện), trong đó vốn trực tiếp cho đầu tư phát triển NTM 31,25 tỷ đồng, đầu tư 10 công trình giao thông nông thôn, 01 trường học và 01 công trình thiết chế văn hóa... trên địa bàn các xã Ngãi Xuyên, An Quảng Hữu, Tân Hiệp và thị trấn Trà Cú; vốn lồng ghéP từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 16,18 tỷ đồng để thực hiện nâng cấp 08 công trình giao thông nông thôn, trong đó có 05 công trình giao thôn liên xã và 03 công trình giao thông ấp trên địa bàn các xã Kim Sơn, An Quảng Hữu, Tân Hiệp, Đại An, Định An, Ngãi Xuyên, Lưu Nghiệp Anh, Thanh Sơn, Hàm Giang, Tập Sơn, Phước Hưng và Long Hiệp. Ngoài ra, huyện còn bố trí thêm nguồn vốn sự nghiệp giáo dục của địa phương năm 2024 để bổ sung nâng cấp các công trình như: sửa chữa phòng học, phòng chức năng, nâng cấp sân trường, hàng rào, hệ thống thoát nước, nhà để xe cho học sinh tại các điểm trường trên địa bàn các xã Phước Hưng, Long Hiệp, Ngọc Biên, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Tân Sơn, Hàm Giang, Đại An và thị trấn Định An. Trong năm 2024, các trường học, thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện được nâng cấp hoàn chỉnh. Năm 2025 (theo Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 17/6/2022 của Hội đồng nhân dân huyện) bố trí thêm 29,8 tỷ đồng để thực hiện 13 công trình giao thông nông thôn trên địa bàn các xã Thanh Sơn, Tập Sơn, Tân Sơn, An Quảng Hữu và Tân Hiệp; nâng cấp hoàn chỉnh giao thông nông thôn trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, giao lưu hàng hóa, đi lại dễ dàng. Đến cuối năm 2024, huyện tiếp tục rà soát nhu cầu hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu giai đoạn 2025 - 2030 để thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đó triển khai thực hiện trong giai đoạn tới, đảm bảo giữ vững để tiến tới đạt tiêu chí huyện NTM nâng cao vào năm 2028, góp phần nâng cao mức sống, hưởng thụ văn hóa của người dân nông thôn.

Anh-tin-bai
Phát triển giao thông nông thôn

5. Đẩy mạnh phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác (HTX) xã nông nghiệp: Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, HTX sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, hội viên đoàn thể và quần chúng nhân dân, nhất là thành viên HTX. Trong đó, chú trọng thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”; tuyên truyền và thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”; vận động nguồn lực có trình độ, tâm huyết tham gia vào bộ máy Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, nhất là chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX; kiên quyết giải thể HTX hoạt động yếu, kém, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tăng cường kết nối thị trường, tạo điều kiện để các HTX được tham gia các cuộc hội nghị về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chủ lực của HTX và địa phương; đẩy mạnh mời gọi tham gia chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm, nhất là các công ty, doanh nghiệp có uy tín tham gia chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm cùng với địa phương thông qua các HTX; quan tâm, tạo điều kiện để các HTX được tiếp cận đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi của Nhà nước theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg, ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2025, mỗi xã có ít nhất một HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Phát triển nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, chế biến đến tiêu thụ các mặt hàng nông sản của huyện: Hiện nay, huyện có các đơn vị liên kết đầu vào, đầu ra sản phẩm như: Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh liên kết với 1.033 hộ trồng mía, diện tích 929 ha, sản lượng 75.000 tấn, được Công ty ký kết hợp đồng đầu tư và thu mua mía nguyên liệu trực tiếp đến các hộ trồng mía; HTX Thành Công có hợp đồng thu mua ớt tươi từ các hộ sản xuất và hợp đồng đầu ra sản phẩm với số lượng 300 tấn ớt tươi, với diện tích 15 ha, giá bán theo thời điểm thị trường chung dao động từ 20.000 đồng - 50.000 đồng/1kg; HTX Nông nghiệp Ngọc Biên có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm, thực hiện liên kết với 250 hộ dân trồng lúa tại địa phương, thu mua và cung ứng lúa ST25, với quy mô diện tích sản xuất từ ổn định từ 1.000 ha/năm, giá hợp đồng thu mua lúa với hộ sản xuất thấp nhất 8.000 đồng/1kg; mô hình nuôi lươn thương phẩm của hộ dân xã Ngãi Xuyên, Tập Sơn, An Quảng Hữu với sản lượng 170 tấn/năm; mô hình trồng bí đỏ xã Hàm Giang và Đại An tổng diện tích 45ha; mô hình trồng bắp giống được Công ty Giống cây trồng miền Nam liên kết các hộ nông dân xã Ngọc Biên, Long Hiệp với diện tích 120ha; mô hình trồng đậu phộng 85ha, trên địa bàn xã Ngọc Biên và Long Hiệp được Công ty Tân Tân - Mỹ Long, Cầu Ngang bao tiêu đầu ra giá thấp nhất 14.000đ/kg,...Huyện tiếp tục giữ vững các mô hình trong liên kết đã có và phát huy nhân rộng thêm trong thời gian tới. Đồng thời, phát huy lợi thế về nông nghiệp tăng cường tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản ổn định, trong đó phát huy vai trò kinh tế tập thể, tổ hợp tác, HTX.

Anh-tin-bai

Mô hình ươm cây giống ớt chỉ thiên của Hợp tác xã Thành Công – Ngọc Biên

- Nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP của huyện: Huyện có 33 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (31 sản phẩm 3 sao, 2 sản phẩm 4 sao). Thực hiện Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 29/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; huyện đã đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bao bì đóng gói, nhãn hiệu độc quyền sáng chế 02 cơ sở; cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Trà Cú” cho HTX Nông nghiệp Long Hiệp; kết nối sản phẩm OCOP đưa lên sàn thương mại điện tử và thị trường tiêu thụ sản phẩm Gạo Hạt Ngọc Rồng; Lạp xưởng Ngọc Hương. Trong giai đoạn tới, huyện tiếp tục tập trung thực hiện chương trình phát triển OCOP phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 70 sản phẩm OCOP đa dạng trong các lĩnh vực, trong đó có 05 sản phẩm 5 sao và 10 sản phẩm 4 sao, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, góp phần tăng giá trị sản phẩm trong lĩnh nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.

Anh-tin-bai

Sản phẩm OCOP 4 sao gạo hạt ngọc rồng – HTX Long Hiệp

- Đẩy mạnh phát triển Cảng cá Định An thành trung tâm nghề cá của tỉnh và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Hiện nay, Cảng cá Định An với quy diện tích là 18.960m2, bao gồm: diện tích khu vực nước và mặt bằng cảng, có quy mô năng lực tiếp nhận 25.000 lượt tàu/năm. Giải quyết việc làm cho 250 - 300 lao động thường xuyên, số lượng tàu cập bến hằng năm trên 2.650 lượt/năm. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp với diện tích 02ha, bao gồm các hạng mục công trình bến, kè bờ và khu dịch vụ hậu cần nghề cá như kho, bãi hàng để phục vụ bốc xếp thủy sản. Bến cập tàu có quy mô tiếp nhận các tàu công suất 250CV, đáp ứng cho khoảng 100 tàu neo đậu, lượng thủy sản qua cảng thiết kế 25.000 tấn/năm; Công trình dịch vụ hậu cần như Nhà tiếp nhận thủy sản sau bến, Nhà điều hành; Hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, đường giao thông trong và ngoài cảng được đầu tư hoàn chỉnh. Kế hoạch để phát triển cảng cá Định An thành trung tâm nghề cá của tỉnh và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 07/3/2024 về việc phê duyệt dự án nạo vét cảng cá Định An, vốn đầu tư 25 tỷ đồng, diện tích 7,85 ha, địa điểm xây dựng khu vực Cảng cá Định An, huyện Trà Cú, với mục tiêu quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản tuân thủ luật pháp Quốc tế; nâng cao vị thế, hình ảnh, trách nhiệm của Việt Nam về thực hiện cam kết, điều ước quốc tế trong bảo vệ môi trường biển, hệ sinh thái biển; góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh, chủ quyền biển, đảo; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Anh-tin-bai

Cảng cá Định An – thị trấn Định An

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn: UBND huyện Trà Cú phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan thực hiện tốt một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cụ thể: (1) phối hợp tổ chức Ngày hội tuyên truyền và tư vấn học nghề, lập nghiệp nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp, đáp ứng nhu cầu, yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển của tỉnh, huyện. Thực hiện gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề; thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo. (2) Triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường gắn kết việc cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm nhằm tạo việc làm mới và việc làm thêm cho người lao động sau khi học nghề có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm. Đặc biệt, chú trọng đến các đối tượng lao động là thanh niên, sinh viên ra trường chưa có việc làm và hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp tạo phong trào thanh niên lập nghiệp. (3) Triển khai chính sách thu hút xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ ban hành về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025. (4) Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề. Huy động các cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề. Huy động các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất, các cơ sở giáo dục đào tạo khác, các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ tham gia xây dựng nội dung chương trình và đánh giá kết quả đào tạo; các doanh nghiệp vận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất. (4) Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường, trong các trung tâm; nâng cao tinh thần, trách nhiệm của bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học nghề.

Anh-tin-bai

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

6. Công tác phân loại và xử lý chất thải sinh hoạt (nhất là xử lý chất thải sau khi được phân loại): Tiếp tục củng cố và nâng chất lượng các mô hình phân loại rác tại nguồn hiện có và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, xã, thị trấn tiếp tục phát triển nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn, mô hình thu gom rác thải nhựa, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn. Công tác thu gom rác thải sau phân loại rác tại nguồn: tăng cường tần suất thu gom chất thải hữu cơ đối với những hộ phân loại có xe thu gom, đối với những nơi không có xe thu gom vận động người dân tiếp tục ủ phân compos và xử lý theo quy định; chất thải tái chế được người dân mua bán phế liệu. Đối chất thải khác như: kính, chai lọ thủy tinh, bóng đèn huỳnh quang hư hỏng, tivi cũ... huyện có xây dựng khu chứa tại xã Ngọc Biên và bố trí lịch thu gom, hàng năm thuê đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

Anh-tin-bai

Mô hình phân loại rác thải tại hộ gia đình tại xã Lưu Nghiệp Anh

7. Xây dựng cảnh quan nông thôn trên địa bàn huyện: Tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 19/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tiếp tục ra quân thực hiện xây dựng cảnh quan môi trường, ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp, khơi thông cống rãnh, phát hoang bụi rậm, thu gom rác, trồng thêm cây xanh, hoa và thực hiện tốt công tác chăm sóc cây xanh hiện có. Xây dựng thêm các tuyến đường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, tuyến đường hoa nhằm đem lại các tuyến đường thông thoáng, sạch đẹp. Phấn đấu mỗi năm phát động trồng và phát triển thêm 1.000 cây xanh trên các tuyến giao thông nông thôn.

Bài, ảnh: NGUYỄN VĂN SÁNG - Chuyên viên Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 8
  • Trong tuần: 1 778
  • Tất cả: 6333414
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TRÀ CÚ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Trà Cú, Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Điện thoại: 0294.3874070 - Fax: 0294.3874512 Email: bbtwebsite.tracu@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử huyện Trà Cú" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang