Trà Cú: Chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa bão
Trà Cú là huyện nằm ven sông Hậu, có các xã An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Kim Sơn, Hàm Tân, Định An, thị trấn Định An và xã Đại An thường xuyên bị triều cường đe dọa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân nơi đây.
Kè chống sạt lở ấp An Tân xã An Quảng Hữu

Ông Thạch Sô Phanh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết: Công tác phòng, chống thiên tai (gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt,  mưa lớn, mưa đá, triều cường, giông, lốc xoáy, sạt lở đất bờ sông...) và Tìm kiếm cứu nạn hằng năm được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của huyện (Ban Chỉ huy) tiến hành chủ động và thường xuyên, để ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra ở mức thấp nhất.

Hiện huyện Trà Cú có 02 tuyến đê biển có chiều dài 18 km gồm: đê Nguyễn Văn Pho-Tổng Long, chiều dài 08km; đê Tổng Long-Bắc Trang, chiều dài 10km; 13 tuyến đê sông, chiều dài 59,73 km cùng 58 tuyến đê bao cục bộ nội đồng thuộc các xã ven sông Hậu với chiều dài 79,74km và một hệ thống bờ kè dài 2,5km bảo vệ đời sống dân sinh thuộc xã Đại An và thị trấn Định An. Hệ thống đê bao, bờ bao đã góp phần bảo vệ sản xuất, đời sống cho hàng ngàn hộ dân của 06 xã và 01 thị trấn nằm ven sông Hậu của huyện. 

Theo ông Thạch Sô Phanh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú: Hằng năm, mùa mưa bão từ tháng 7 đến tháng 12 kèm theo mưa lớn kết hợp triều cường thường xuyên đe dọa đến sản xuất, đời sống của 1.835 hộ dân các xã ven sông Hậu. Đỉnh điểm là đợt triều cường của các con nước Rằm và 30 hàng tháng từ tháng 09 âm lịch đến tháng Chạp Âm lịch. Cụ thể như năm 2021 huyện Trà Cú chịu ảnh hưởng nhiều đợt triều cường biển Đông, đợt triều cường lớn nhất từ ngày 05/11/2021 đến ngày 08/11/2021 (nhằm ngày 01- 04/10 âm lịch), mực nước cao nhất tại thị trấn Cầu Quan đạt 2,1m, cao hơn báo động III là 0,10m. Trong đợt triều cường này, nước tràn bờ bao cục bộ 38 đoạn bờ bao có tổng chiều dài 7.359m; gây ngập úng diện tích lúa 16ha, 31 ha mía, 0,2ha bí đỏ và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của 11 hộ dân trong vùng vỡ bờ bao, ước thiệt hại khoảng 300 triệu đồng. 

Để chủ động phòng, chống triều cường năm 2022, từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ huy của  huyện phối hợp các ban, ngành và Ủy ban nhân dân các xã chỉ đạo thực hiện gia cố và đắp đập để chống sạt lở được 38 hạng mục công trình, chiều dài 7.359 m, khối lượng đào, đắp 47.093m3, diện tích vận động dân hiến đất 20.817m2; trong đó, sửa chữa, bảo dưỡng bờ bao được 05 hạng mục công trình, lắp đặt 03 bọng, gia cố sạt lở 29 đoạn bờ bao và sửa chữa trạm bơm điện 01 hạng mục công trình, để ổn định cuộc sống cho hơn 1.500 hộ dân trong vùng. Tập trung tại các vùng trọng yếu của xã An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh...

Tại xã Kim Sơn, ông Dư Sê Tha, Công chức Nông nghiệp xã cho biết: Toàn xã có 20 tuyến đê bao, với tổng chiều dài 51.331 mét; đến nay, đã thi công hoàn thiện được 47.124 mét, trong đó có 13.470 mét được sửa chữa và nâng cấp thuộc hệ thống đê bao Bắc Tổng Long. Hằng năm, triều cường thường gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân các ấp Trà Cú B, Thanh Xuyên, Bãi Xào Dơi B, Xoài Rùm, Bãi Xào Chót....Do áp lực nước các kỳ triều cường ngày càng tăng, nên hệ thống đê bao hiệu có trên địa bàn xã thường xuyên bị nước tràn qua, nhất là những khu vực xung yếu ở hệ thống công trình đê bao Bắc Tổng Long. Do nhiều nguyên nhân, từ đầu năm đến nay xã chưa triển khai được một công trình hệ thống đê bao nào. Đây thực sự là nguy cơ khi phải đối mặt với những đợt triều cường cuối năm sắp đến.

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, hiện tuyến đê bao khu vực ấp Vàm, xã An Quảng Hữu, chiều dài sạt lở khoảng 250m, nghiêm trọng, lấn sâu vào bờ bao trung bình khoảng 2,0m; sạt lở trung bình mỗi năm khoảng 01m. Đặc biệt, có 01 vị trí sạt lở mất bờ chiều dài 100m và một số đoạn bờ bao của xã Lưu Nghiệp Anh và Kim Sơn, hiện trạng cao trình tương đối thấp, khi triều cường dâng cao, nước tràn qua bờ đê gây ngập làm ảnh hưởng trực tiếp đến 25 hộ dân và khoảng 30ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu vực, được cơ quan chuyên môn đánh giá mức độ nguy hiểm rủi ro cấp 2 và cấp 3. Ngoài ra, việc sạt lở bờ sông Hậu đã gây ra ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân thuộc các ấp Vàm Bến Tranh, xã Định An; ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn; ấp Vàm, xã Lưu Nghiệp Anh; ấp Sóc Tro Dưới, ấp Vàm thuộc xã An Quảng Hữu. 

Để nâng cao công tác phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy của huyện thực hiện triển khai kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro do thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2025 trên địa bàn huyện. Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với thiên tai đến tận các xã, thị trấn, ấp, khóm, nhất là các hộ dân đang sinh sống, sản xuất tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai. Đào tạo đội ngũ báo cáo viên làm công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai các cấp. Công tác phòng, chống thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt,  mưa lớn, mưa đá, triều cường, giông, lốc xoáy, sạt lở đất bờ sông...và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.  Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ của các cấp, các ngành trong công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn huyện. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn huyện. Công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện được tiến hành chủ động, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư. Qua đây, góp phần nâng cao nhận thức phòng, chống thiên tai của cả cộng đồng, bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của người dân trong khu vực xung yếu dễ bị tác động do thiên tai, triều cường gây ra, giúp giảm thiệt hại ở mức thấp nhất.

Bài, ảnh: HỒNG PHÚC

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 332
  • Trong tuần: 2 411
  • Tất cả: 6332965
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TRÀ CÚ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Trà Cú, Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Điện thoại: 0294.3874070 - Fax: 0294.3874512 Email: bbtwebsite.tracu@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử huyện Trà Cú" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang