Trà Cú: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số... là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, do đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Huyện ủy Trà Cú đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 20/10/2021 về việc lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; hằng năm, Huyện ủy ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị - xã hội của huyện, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới),… Từ đó kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên; kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng; chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời; khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được phát huy tốt trong tình hình mới.
Anh-tin-bai

Mô hình hợp tác xã thời đại mới

 

Trên cơ sở Quyết định số 2540/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1122-QĐ/UBND ngày 11/6/2021 về Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 -2025; Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 13/4/2022 tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Trà Cú xác định nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế quan trọng của huyện giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân huyện cụ thể hóa bằng việc ban hành Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 16/8/2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện Trà Cú giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 2567/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 31/5/2021, về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 18/3/2022, về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi năm 2022 trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 18/5/2022 về phát triển xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa; Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 13/3/2023 về Kế hoạch phát triển ổn định vùng trồng mía theo hướng liên kết tập trung giai đoạn 2023 - 2025; Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 02/3/2023 của UBND huyện về việc xây dựng huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023, xem đây là giải pháp then chốt, có tính đột phá trong kế hoạch phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của huyện, góp phần tăng giá trị sản xuất đất nông nghiệp lên 148 triệu đồng/ha, riêng đất nông nghiệp - thủy sản đạt trên 266 triệu đồng/ha.

Giai đoạn 2021 - 2023 thực hiện chuyển đổi và cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng phù hợp với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến thị trường trong tình hình mới; huyện đã chuyển đổi 1.350,72ha đất sản xuất kém hiệu quả sang các hình thức sản xuất hiệu quả cao; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tổng kinh phí 52,86 tỷ đồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, giồng tạp; tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2023 còn 1.058 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,43% so với tổng số hộ dân cư trên địa bàn huyện (trong đó có 634 hộ nghèo không có khả năng lao động); hộ cận nghèo còn 1.223 hộ, chiếm tỷ lệ 2,81% so với tổng số hộ dân cư trên địa bàn huyện (trong đó có 276 hộ cận nghèo không có khả năng lao động); tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của huyện đạt trên 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 35,23%.

Chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của huyện, từng bước cơ cấu lại mùa vụ, bố trí lại cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp sạch như: Sản xuất theo quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, truy xuất nguồn gốc, sản phẩm an toàn, quy mô sản lượng lớn, có 15/15 xã có mã vùng trồng, trong đó có 02 mã vùng được xuất khẩu sang thị trường ngoài nước (Lúa chất lượng cao của xã An Quảng Hữu xuất sang Trung Quốc; Ớt chỉ thiên của xã Ngọc Biên xuất sang thị trường EU và Thụy Sĩ;

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.

Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng gia tăng giá trị.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Mô hình sản phẩm OCOP

Phát triển mô hình Nông nghiệp - du lịch nông thôn gắn với quảng bá hình ảnh, văn hóa bản sắc vùng đồng bào dân tộc Khmer

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Mô hình Nông nghiệp du lịch nông thôn

Phát triển ngành nghề khai thác đánh bắt thủy hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá.

Anh-tin-bai

Mô hình Tàu cá khai thác thủy sản biển

Mô hình Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, góp phần thúc đẩy giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông: 15/15 xã có 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; trên 97% đường trục ấp, liên ấp được nhựa hóa, bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại vận chuyển hàng hoá dễ dàng.

Anh-tin-bai

Giao thông nông thôn

Hệ thống thủy lợi của huyện được đầu tư, thực hiện khép kín, chủ động phục vụ tưới, tiêu cho 25.180,06ha/25.850,69ha, đạt 97,4% diện tích nông nghiệp toàn huyện.

Trong hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít có 06 cống đầu mối thuộc hệ thống đê Nam Mang Thít để ngăn mặn, trữ nước ngọt, phòng, chống lũ, triều cường, phục vụ sản xuất và dân sinh (khẩu độ từ 5m đến 9m cửa); có 10 cống điều tiết trên kênh cấp II cặp kênh 3/2 và 01 trạm bơm điện trên kênh 3/2 có lưu lượng 20m3/s để phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiếp nước cho Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải; 01 trạm bơm điện ấp Đôn Chụm A, xã Tân Sơn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 02 xã Tân Sơn và Tập Sơn, diện tích khoảng 200 ha; có 10 tuyến kênh cấp I, dài 64,695km; 127 kênh cấp II, dài 271,773km;  541 kênh cấp 3, dài 432,470km và trên 145 bọng nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Anh-tin-bai

Trạm bơm 3/2 trong hệ thống thủy lợi khép kín

Điện phục dân sinh, sản xuất và kinh doanh giai đoạn năm 2021- tháng 4/2024, huyện đầu tư xây dựng 02 công trình điện phục vụ sản xuất tại ấp Giồng Lớn A, xã Đại An và ấp Sà Vần A, xã Ngọc Biên, gồm: 284m đường dây trung thế, 3,32km đường dây hạ thế và 02 trạm biến áp công suất 37,5 kVA/trạm, với tổng kinh phí đầu tư 1.194,8 triệu đồng; triển khai thực hiện Dự án cải tạo đường dây dẫn điện nối đuôi không an toàn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn 07 xã có 1.369 hưởng lợi; đồng thời phối hợp triển khai thực hiện Dự án cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer thuộc tỉnh Trà Vinh giai đoạn 3 trên địa bàn huyện có 896 hộ hưởng lợi. Từ đó, góp phần nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện của người dân đạt tỷ lệ 99,64%.

Anh-tin-bai

Trạm biến áp 110KVA đảm bảo cung cấp điện cho phát triển sản xuất.

Hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt quy chuẩn: năm 2021 đến nay, huyện đã đầu tư, mở rộng hệ thống cấp nước tập trung, cung cấp và lắp đặt thêm 4.046 hộ, nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 76,31%.

Anh-tin-bai

Nhà máy cấp nước tập trung thị trấn Trà Cú

Nhà ở của người dân giai đoạn 2015 - 2022 huyện đã hỗ trợ 3.522 căn nhà từ các nguồn (trong đó, 1.208 căn nhà cho gia đình có công cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; hỗ trợ vốn và vận động xây dựng mới, sửa chữa 2.157 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 04/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội vận động các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân trong và ngoài huyện thực hiện chương trình an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đã vận động hỗ trợ xây dựng 1.041 căn nhà đại đoàn kết). Đến nay, huyện có 40.431 căn nhà, trong đó nhà đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng là 38.437/40.431 căn, chiếm tỷ lệ 95,07%; số còn lại nhà chưa đạt chuẩn nhưng vẫn đảm bảo cho việc ở và sinh hoạt của gia đình, huyện không còn nhà tạm, dột nát.

Anh-tin-bai

Nhà ở hộ dân đạt chuẩn

Định hướng phát triển đến năm 2025

Kinh tế: tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 16%/năm, trong đó khu vực I tăng 15,3%, khu vực II tăng 16,4%, khu vực III tăng 16,2%. Đến năm 2025, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản giảm còn 27,5%; công nghiệp - xây dựng tăng lên 33,2%; dịch vụ tăng lên 39,3% trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện.

Môi trường giữ vững diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được quy hoạch sản xuất gắn với bảo vệ môi trường; tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, đạt trên 80%.

Cơ sở hạ tầng, nông thôn tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn.

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang các loại cây trồng, vật nuôi khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản, ổn định các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; khuyến khích, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, hiệu quả, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, liên kết vùng trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững giữa các địa phương nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng lợi thế của huyện. Sản xuất gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

                                                          
Bài, ảnh: NGUYỄN VĂN SÁNG - Chuyên viên Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện Trà Cú
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 171
  • Trong tuần: 1 889
  • Tất cả: 6349235
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TRÀ CÚ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Trà Cú, Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Điện thoại: 0294.3874070 - Fax: 0294.3874512 Email: bbtwebsite.tracu@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang Thông tin điện tử huyện Trà Cú" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang